Một số hình ảnh được truyền thống Iran công bố mới đây cho thấy không quân nước này đang tiến hành tái sử dụng lại các máy bay tiêm kích-bom Su-22 vốn đã bị nghỉ hưu từ lâu. Nguồn ảnh: SinaViệc đại tu, sửa chữa, hồi phục bay các máy bay cánh cụp cánh xòe Su-22 được cho là thực hiện ngay tại Iran. Hiện vẫn chưa rõ ý đồ của Iran khi hồi sinh Su-22, bởi nước này cũng không thiếu các máy bay cường kích hiện đại hơn như Su-24 và Su-25. Nguồn ảnh: SinaĐáng chú ý, các máy bay tiêm kích-bom Su-22 này có nguồn gốc đặc biệt – chúng từng là của cải của Không quân Iraq trước năm 1991. Khi Mỹ và liên quân mở chiến dịch “Bão táp sa mạc”, không ít phi công Iraq vì sợ hãi đã lái bỏ chạy các máy bay Su-22 sang Iran. Nguồn ảnh: SinaVậy là Iran – vốn bị coi là thù địch kể từ cuộc chiến tranh kéo dài gần một thập kỷ với Iraq (1980-1988) tự dưng vớ bẫm được một lô máy bay Su-22 còn mới nguyên. Những chiếc Su-22 mà Iran thu được bao gồm cả phiên bản Su-22UM vốn có hai chỗ ngồi phù hợp huấn luyện đào tạo phi công chuyển loại. Nguồn ảnh: SinaTheo một số nguồn tin, do thiếu phụ tùng mà Iran đã sớm cho nghỉ hưu các máy bay Su-22, và mãi tới năm 2013 họ mới bắt đầu chương trình đại tu sửa chữa lớn, hồi phục bay các "đôi cánh ma thuật". Nguồn ảnh: SinaCác nguồn tin không chính thức cho rằng, việc Iran hồi phục bay Su-22 có lẽ là nhằm cung cấp cho Không quân Syria sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố mà Iran là đồng minh thân cận. Nguồn ảnh: SinaNhư đã đề cập, Không quân Iran không quá thiếu thốn nhu cầu thêm về máy bay tiêm kích-bom. Ngoài ra, các tài liệu về tổ chức, biên chế, trang bị Không quân Iran vẫn chưa thấy sự xuất hiện của Su-22. Phải chăng, đúng là Iran muốn chuyển miễn phí các phi cơ Su-22 cho Syria. Nguồn ảnh: SinaNhững chiếc tiêm kích - ném bom Su-22 trang bị động cơ turbofan cho tốc độ bay tầm thấp 1.400km/h, tầm cao tới 1.860km/h, bán kính chiến đấu khoảng 500-600km. Nguồn ảnh: SinaCác máy bay có thể mang được tới 8 tấn vũ khí bao gồm các tên lửa hàng không có điều khiển. Tuy nhiên, trong cuộc chiến ở Syria, Không quân Syria đa phần sử dụng các loại bom không điều khiển cho Su-22. Nguồn ảnh: Sina
Một số hình ảnh được truyền thống Iran công bố mới đây cho thấy không quân nước này đang tiến hành tái sử dụng lại các máy bay tiêm kích-bom Su-22 vốn đã bị nghỉ hưu từ lâu. Nguồn ảnh: Sina
Việc đại tu, sửa chữa, hồi phục bay các máy bay cánh cụp cánh xòe Su-22 được cho là thực hiện ngay tại Iran. Hiện vẫn chưa rõ ý đồ của Iran khi hồi sinh Su-22, bởi nước này cũng không thiếu các máy bay cường kích hiện đại hơn như Su-24 và Su-25. Nguồn ảnh: Sina
Đáng chú ý, các máy bay tiêm kích-bom Su-22 này có nguồn gốc đặc biệt – chúng từng là của cải của Không quân Iraq trước năm 1991. Khi Mỹ và liên quân mở chiến dịch “Bão táp sa mạc”, không ít phi công Iraq vì sợ hãi đã lái bỏ chạy các máy bay Su-22 sang Iran. Nguồn ảnh: Sina
Vậy là Iran – vốn bị coi là thù địch kể từ cuộc chiến tranh kéo dài gần một thập kỷ với Iraq (1980-1988) tự dưng vớ bẫm được một lô máy bay Su-22 còn mới nguyên. Những chiếc Su-22 mà Iran thu được bao gồm cả phiên bản Su-22UM vốn có hai chỗ ngồi phù hợp huấn luyện đào tạo phi công chuyển loại. Nguồn ảnh: Sina
Theo một số nguồn tin, do thiếu phụ tùng mà Iran đã sớm cho nghỉ hưu các máy bay Su-22, và mãi tới năm 2013 họ mới bắt đầu chương trình đại tu sửa chữa lớn, hồi phục bay các "đôi cánh ma thuật". Nguồn ảnh: Sina
Các nguồn tin không chính thức cho rằng, việc Iran hồi phục bay Su-22 có lẽ là nhằm cung cấp cho Không quân Syria sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố mà Iran là đồng minh thân cận. Nguồn ảnh: Sina
Như đã đề cập, Không quân Iran không quá thiếu thốn nhu cầu thêm về máy bay tiêm kích-bom. Ngoài ra, các tài liệu về tổ chức, biên chế, trang bị Không quân Iran vẫn chưa thấy sự xuất hiện của Su-22. Phải chăng, đúng là Iran muốn chuyển miễn phí các phi cơ Su-22 cho Syria. Nguồn ảnh: Sina
Những chiếc tiêm kích - ném bom Su-22 trang bị động cơ turbofan cho tốc độ bay tầm thấp 1.400km/h, tầm cao tới 1.860km/h, bán kính chiến đấu khoảng 500-600km. Nguồn ảnh: Sina
Các máy bay có thể mang được tới 8 tấn vũ khí bao gồm các tên lửa hàng không có điều khiển. Tuy nhiên, trong cuộc chiến ở Syria, Không quân Syria đa phần sử dụng các loại bom không điều khiển cho Su-22. Nguồn ảnh: Sina