Thông tin tình báo của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tại khu vực Orekhov thuộc bang Zaporozhye, miền Nam Ukraine, quân đội Nga đã sử dụng một quả bom lượn có điều khiển FAB-1500 để tiêu diệt sở chỉ huy Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 của Quân đội Ukraine trong một cú đột kích.Sau đợt đầu ném bom FAB-1500 dẫn đường bằng vệ tinh, Không quân Nga tiếp tục xuất kích tiêm kích bom Su-34, thả nhiều quả bom nhiệt áp ODAB-500PM để đánh lại mục tiêu lần thứ hai.Không còn nghi ngờ gì nữa, chỉ huy của Lữ đoàn 47 đã bị tê liệt và không còn hiệu quả chiến đấu và lữ đoàn này được cho là sẽ rút khỏi mặt trận. Nghiêm trọng hơn, sở chỉ huy Lữ đoàn 47 cũng là một trong những trung tâm trung chuyển thông tin liên lạc của NATO ở Ukraine.Tờ Sina của Trung Quốc cho rằng, các chuyên gia NATO đã tìm ra nguyên nhân chính xác của việc Nga "trảm" trung tâm liên lạc này, đó chính là do sử dụng thiết bị Internet Starlink để truyền và phân phối thông tin tình báo do NATO cung cấp; khiến việc chỉ huy và kiểm soát của quân đội Ukraine một số nơi đã bị tê liệt. Lý do sở chỉ huy Lữ đoàn 47 bị lộ, đầu tiên là một số lượng lớn tín hiệu vệ tinh Starlink và tín hiệu điện thoại di động đã tập trung tại đây; điều này đã thu hút sự chú ý của quân đội Nga. Thứ hai, quân đội Nga đã sử dụng hệ thống định vị di động "Angelica" mới được phát triển, để tìm kiếm và xác định vị trí Starlink. Từ đó để có thể hoàn thành một màn tập kích đẹp mắt. Thông qua việc Không quân Nga tấn công sở chỉ huy Lữ đoàn 47 có thể thấy, hệ thống thiết bị đầu cuối do Nga phát triển, để phát hiện và can thiệp vào hệ thống thiết bị đầu cuối vệ tinh Starlink, đã vượt qua bài kiểm tra chiến đấu thực tế.Trong tương lai, nếu quân đội Ukraine tiếp tục sử dụng những thiệt bị thu phát Starlink để chỉ huy chiến đấu và chia sẻ thông tin tình báo, thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên rất nhiều, vì quân đội Nga sẽ biên chế hệ thống Angelica cho toàn quân và trải rộng khắp chiến tuyến, góp phần nâng cao khả năng tấn công chính xác của quân đội Nga, ở mọi cấp độ lên một tầm cao mới.Đây chắc chắn không phải là tin tốt lành đối với Ukraine và NATO, bởi vì trong hơn một năm qua, từ trên xuống dưới, từ bản thân quân đội Ukraine cho đến các cố vấn và lính đánh thuê hỗ trợ tác chiến của NATO, họ đã quen sử dụng các thiết bị đầu cuối Starlink trong chiến đấu.Hệ thống Starlink cũng đã chứng minh giá trị của nó ngay sau khi được Quân đội Ukraine sử dụng trên quy mô lớn. Biến quân đội Ukraine sắp bị đánh bại, đến chiến đấu ngang ngửa với quân đội Nga 50-50. Nhờ Starlink, quân Ukraine có thể nhanh chóng tìm ra điểm yếu khi tấn công, đồng thời cũng có thể nhận biết trước ý đồ của quân Nga và thậm chí có thể rút lui một cách có trật tự. Starlink đã thiết lập một hệ thống chỉ huy liên lạc, được mã hóa hoàn chỉnh cho quân đội Ukraine, bao quát cấp độ đến từng binh sĩ. Nên nhớ việc thiết lập hệ thống chỉ huy liên lạc này là rất khó khăn. Trước khi xung đột xảy ra, với nguồn lực công nghệ, tài chính và vật chất ban đầu của Ukraine, rất khó để họ có thể xây dựng nó trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, khi bắt đầu xung đột, do mất cảnh giác, thiếu kinh nghiệm chiến đấu và bị quân đội Nga tấn công ồ ạt, nên quân đội Ukraine dù muốn chống cự, nhưng từ chỉ huy đến binh lính cũng không thể tổ chức kháng cự được.Nhưng do có sự viện trợ của Mỹ, hiện tại Quân đội Ukraine có hơn 20.000 bộ thiết bị đầu cuối Starlink, đang được sử dụng trên khắp chiến trường. Những thiết bị đầu cuối này không chỉ là phương tiện kết nối chỉ huy và kiểm soát theo thời gian thực của quân đội Ukraine, mà còn là phương tiện kết nối hệ thống quản lý chiến đấu Nettle do NATO phát triển.Với hai "vũ khí thần kỳ" này, cộng với vũ khí, khí tài, trang bị do NATO viện trợ, nên hiệu quả chiến đấu của Quân đội Ukraine có thể nói đã đạt bước nhảy vọt, thực hiện phân cấp chỉ huy đến cấp tiểu đội, trung đội hoặc chiến đấu cá nhân. Thậm chí nhờ hệ thống Starlink, những người lính ở tuyến đầu cũng có thể báo cáo tình hình chiến đấu cho sở chỉ huy cấp trên theo thời gian thực, để đưa ra quyết định tấn công, phòng thủ hoặc rút lui. Thông thường, các binh sĩ của quân đội Ukraine kết hợp khả năng quan sát của UAV với hệ thống Starlink và được kết quả kỳ diệu. Bằng cách này, các trận địa pháo binh ở phía sau của Ukraine, cũng có thể quan sát trực tiếp các mục tiêu của Nga cách xa hơn mười km theo thời gian thực, khiến hiệu quả pháo kích được cải thiện rất nhiều.Điều khiến quân đội Nga đau đầu hơn là quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống quản lý chỉ huy “Krapiva (Cây tầm ma)" để tìm kiếm và định vị các vị trí pháo binh của Nga; thậm chí quân đội Nga có thể khai hỏa pháo chỉ trong 30 giây, sau đó đã bị quân đội Ukraine phản pháo dữ dội.Đối với quân đội Nga, muốn phá hủy ưu thế tin học hóa của quân đội Ukraine, chính là phá hủy các vệ tinh Starlink ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp, nhưng điều này hiển nhiên là không thể. Còn lại hai phương pháp, một là phát triển thiết bị tác chiến điện tử gây nhiễu tín hiệu Starlink, phương pháp này tương đối đơn giản, nhưng cũng rất dễ dàng bị quân đội Ukraine giải quyết. Dù sao, Ukraine có những kỹ thuật viên giỏi và đặc biệt là có Mỹ và phương Tây đứng đằng sau. Một cách khác là tiêu diệt các trạm thu Starlink, nhược điểm tương đối khó khăn, quân đội Ukraine có thể thay thế bằng một thiết bị thu mới; nhưng ưu điểm thì rõ ràng hơn, đó là phá hủy thiết bị thu và đồng thời cũng có thể tiêu diệt lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật khác. Bây giờ có vẻ như cách suy nghĩ và hành động của Nga thực sự đã chọn phương án thứ hai. Dưới sự lãnh đạo của Phó Tiến sĩ công nghệ Alexei Tsarikov, "Hệ thống định vị di động Angelica", do nhóm nghiên cứu khoa học Nga phát triển, được dành riêng cho việc tìm kiếm thiết bị đầu cuối Starlink. Nguyên tắc của Angelica là sử dụng thuật toán đo lường hai chiều, thực hiện định vị ngược và tính toán vị trí của thiết bị đầu cuối Starlink với độ chính xác cực cao. Về mặt lý thuyết, Angelica có thể tìm kiếm thiết bị đầu cuối Starlink trong khu vực hình quạt 180 độ, với phạm vi 10 km và có thể định vị 64 vị trí tọa độ Starlink tại một thời điểm.Nói cách khác, chỉ cần có hai thiết bị Angelica, quân đội Nga có thể ở tiền phương có thể tìm kiếm thiết bị đầu cuối Starlink trong phạm vi 40 km. Nếu Quân đội Ukraine sử dụng Starlink, Quân đội Nga đã có tọa độ vị trí và ít nhất là một loạt pháo kích vào đó. Tuy nhiên, cũng có thể thấy trước rằng khi hệ thống Angelica ngày càng phát huy sức mạnh, NATO chắc chắn sẽ bắt đầu cải thiện Starlink, chẳng hạn như sử dụng liên kết liên lạc với mức mã hóa cao hơn, ngụy trang tín hiệu hoặc các biện pháp đối phó, chống lại sự phát hiện của hệ thống Angelica. Nói tóm lại, hiện tại quân đội Nga đã có thể giảm bớt uy hiếp của Starlink ở một mức độ nhất định, nhưng vẫn chưa giải quyết được căn bản. Trong tương lai, chắc chắn Nga sẽ nỗ lực phát triển trang bị đặc thù, phù hợp hơn với chiến trường. Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp ý nghĩa tích cực của thiết bị Angelica đối với quân đội Nga, bởi thành công của Angelica chứng tỏ rằng, sau hơn một năm chiến đấu ác liệt, Nga đã bắt đầu thích nghi với phương thức tác chiến này. Đặc biệt nền kinh tế Nga không sụp đổ, đảm bảo cho họ có đủ nguồn lực để đầu tư, nghiên cứu, phát triển và chế tạo các thiết bị mới.
Thông tin tình báo của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tại khu vực Orekhov thuộc bang Zaporozhye, miền Nam Ukraine, quân đội Nga đã sử dụng một quả bom lượn có điều khiển FAB-1500 để tiêu diệt sở chỉ huy Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 của Quân đội Ukraine trong một cú đột kích.
Sau đợt đầu ném bom FAB-1500 dẫn đường bằng vệ tinh, Không quân Nga tiếp tục xuất kích tiêm kích bom Su-34, thả nhiều quả bom nhiệt áp ODAB-500PM để đánh lại mục tiêu lần thứ hai.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chỉ huy của Lữ đoàn 47 đã bị tê liệt và không còn hiệu quả chiến đấu và lữ đoàn này được cho là sẽ rút khỏi mặt trận. Nghiêm trọng hơn, sở chỉ huy Lữ đoàn 47 cũng là một trong những trung tâm trung chuyển thông tin liên lạc của NATO ở Ukraine.
Tờ Sina của Trung Quốc cho rằng, các chuyên gia NATO đã tìm ra nguyên nhân chính xác của việc Nga "trảm" trung tâm liên lạc này, đó chính là do sử dụng thiết bị Internet Starlink để truyền và phân phối thông tin tình báo do NATO cung cấp; khiến việc chỉ huy và kiểm soát của quân đội Ukraine một số nơi đã bị tê liệt.
Lý do sở chỉ huy Lữ đoàn 47 bị lộ, đầu tiên là một số lượng lớn tín hiệu vệ tinh Starlink và tín hiệu điện thoại di động đã tập trung tại đây; điều này đã thu hút sự chú ý của quân đội Nga. Thứ hai, quân đội Nga đã sử dụng hệ thống định vị di động "Angelica" mới được phát triển, để tìm kiếm và xác định vị trí Starlink. Từ đó để có thể hoàn thành một màn tập kích đẹp mắt.
Thông qua việc Không quân Nga tấn công sở chỉ huy Lữ đoàn 47 có thể thấy, hệ thống thiết bị đầu cuối do Nga phát triển, để phát hiện và can thiệp vào hệ thống thiết bị đầu cuối vệ tinh Starlink, đã vượt qua bài kiểm tra chiến đấu thực tế.
Trong tương lai, nếu quân đội Ukraine tiếp tục sử dụng những thiệt bị thu phát Starlink để chỉ huy chiến đấu và chia sẻ thông tin tình báo, thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên rất nhiều, vì quân đội Nga sẽ biên chế hệ thống Angelica cho toàn quân và trải rộng khắp chiến tuyến, góp phần nâng cao khả năng tấn công chính xác của quân đội Nga, ở mọi cấp độ lên một tầm cao mới.
Đây chắc chắn không phải là tin tốt lành đối với Ukraine và NATO, bởi vì trong hơn một năm qua, từ trên xuống dưới, từ bản thân quân đội Ukraine cho đến các cố vấn và lính đánh thuê hỗ trợ tác chiến của NATO, họ đã quen sử dụng các thiết bị đầu cuối Starlink trong chiến đấu.
Hệ thống Starlink cũng đã chứng minh giá trị của nó ngay sau khi được Quân đội Ukraine sử dụng trên quy mô lớn. Biến quân đội Ukraine sắp bị đánh bại, đến chiến đấu ngang ngửa với quân đội Nga 50-50.
Nhờ Starlink, quân Ukraine có thể nhanh chóng tìm ra điểm yếu khi tấn công, đồng thời cũng có thể nhận biết trước ý đồ của quân Nga và thậm chí có thể rút lui một cách có trật tự. Starlink đã thiết lập một hệ thống chỉ huy liên lạc, được mã hóa hoàn chỉnh cho quân đội Ukraine, bao quát cấp độ đến từng binh sĩ.
Nên nhớ việc thiết lập hệ thống chỉ huy liên lạc này là rất khó khăn. Trước khi xung đột xảy ra, với nguồn lực công nghệ, tài chính và vật chất ban đầu của Ukraine, rất khó để họ có thể xây dựng nó trong một khoảng thời gian ngắn.
Vì vậy, khi bắt đầu xung đột, do mất cảnh giác, thiếu kinh nghiệm chiến đấu và bị quân đội Nga tấn công ồ ạt, nên quân đội Ukraine dù muốn chống cự, nhưng từ chỉ huy đến binh lính cũng không thể tổ chức kháng cự được.
Nhưng do có sự viện trợ của Mỹ, hiện tại Quân đội Ukraine có hơn 20.000 bộ thiết bị đầu cuối Starlink, đang được sử dụng trên khắp chiến trường. Những thiết bị đầu cuối này không chỉ là phương tiện kết nối chỉ huy và kiểm soát theo thời gian thực của quân đội Ukraine, mà còn là phương tiện kết nối hệ thống quản lý chiến đấu Nettle do NATO phát triển.
Với hai "vũ khí thần kỳ" này, cộng với vũ khí, khí tài, trang bị do NATO viện trợ, nên hiệu quả chiến đấu của Quân đội Ukraine có thể nói đã đạt bước nhảy vọt, thực hiện phân cấp chỉ huy đến cấp tiểu đội, trung đội hoặc chiến đấu cá nhân.
Thậm chí nhờ hệ thống Starlink, những người lính ở tuyến đầu cũng có thể báo cáo tình hình chiến đấu cho sở chỉ huy cấp trên theo thời gian thực, để đưa ra quyết định tấn công, phòng thủ hoặc rút lui.
Thông thường, các binh sĩ của quân đội Ukraine kết hợp khả năng quan sát của UAV với hệ thống Starlink và được kết quả kỳ diệu. Bằng cách này, các trận địa pháo binh ở phía sau của Ukraine, cũng có thể quan sát trực tiếp các mục tiêu của Nga cách xa hơn mười km theo thời gian thực, khiến hiệu quả pháo kích được cải thiện rất nhiều.
Điều khiến quân đội Nga đau đầu hơn là quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống quản lý chỉ huy “Krapiva (Cây tầm ma)" để tìm kiếm và định vị các vị trí pháo binh của Nga; thậm chí quân đội Nga có thể khai hỏa pháo chỉ trong 30 giây, sau đó đã bị quân đội Ukraine phản pháo dữ dội.
Đối với quân đội Nga, muốn phá hủy ưu thế tin học hóa của quân đội Ukraine, chính là phá hủy các vệ tinh Starlink ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp, nhưng điều này hiển nhiên là không thể.
Còn lại hai phương pháp, một là phát triển thiết bị tác chiến điện tử gây nhiễu tín hiệu Starlink, phương pháp này tương đối đơn giản, nhưng cũng rất dễ dàng bị quân đội Ukraine giải quyết. Dù sao, Ukraine có những kỹ thuật viên giỏi và đặc biệt là có Mỹ và phương Tây đứng đằng sau.
Một cách khác là tiêu diệt các trạm thu Starlink, nhược điểm tương đối khó khăn, quân đội Ukraine có thể thay thế bằng một thiết bị thu mới; nhưng ưu điểm thì rõ ràng hơn, đó là phá hủy thiết bị thu và đồng thời cũng có thể tiêu diệt lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật khác.
Bây giờ có vẻ như cách suy nghĩ và hành động của Nga thực sự đã chọn phương án thứ hai. Dưới sự lãnh đạo của Phó Tiến sĩ công nghệ Alexei Tsarikov, "Hệ thống định vị di động Angelica", do nhóm nghiên cứu khoa học Nga phát triển, được dành riêng cho việc tìm kiếm thiết bị đầu cuối Starlink.
Nguyên tắc của Angelica là sử dụng thuật toán đo lường hai chiều, thực hiện định vị ngược và tính toán vị trí của thiết bị đầu cuối Starlink với độ chính xác cực cao. Về mặt lý thuyết, Angelica có thể tìm kiếm thiết bị đầu cuối Starlink trong khu vực hình quạt 180 độ, với phạm vi 10 km và có thể định vị 64 vị trí tọa độ Starlink tại một thời điểm.
Nói cách khác, chỉ cần có hai thiết bị Angelica, quân đội Nga có thể ở tiền phương có thể tìm kiếm thiết bị đầu cuối Starlink trong phạm vi 40 km. Nếu Quân đội Ukraine sử dụng Starlink, Quân đội Nga đã có tọa độ vị trí và ít nhất là một loạt pháo kích vào đó.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy trước rằng khi hệ thống Angelica ngày càng phát huy sức mạnh, NATO chắc chắn sẽ bắt đầu cải thiện Starlink, chẳng hạn như sử dụng liên kết liên lạc với mức mã hóa cao hơn, ngụy trang tín hiệu hoặc các biện pháp đối phó, chống lại sự phát hiện của hệ thống Angelica.
Nói tóm lại, hiện tại quân đội Nga đã có thể giảm bớt uy hiếp của Starlink ở một mức độ nhất định, nhưng vẫn chưa giải quyết được căn bản. Trong tương lai, chắc chắn Nga sẽ nỗ lực phát triển trang bị đặc thù, phù hợp hơn với chiến trường.
Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp ý nghĩa tích cực của thiết bị Angelica đối với quân đội Nga, bởi thành công của Angelica chứng tỏ rằng, sau hơn một năm chiến đấu ác liệt, Nga đã bắt đầu thích nghi với phương thức tác chiến này. Đặc biệt nền kinh tế Nga không sụp đổ, đảm bảo cho họ có đủ nguồn lực để đầu tư, nghiên cứu, phát triển và chế tạo các thiết bị mới.