Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, mặc dù Quân đội Nga thường nắm được “thế chủ động” trên chiến trường, nhưng đối thủ Ukraine của họ, không chỉ nhận được một số lượng lớn vũ khí do Mỹ và phương Tây cung cấp, mà còn nhận được sự hỗ trợ công nghệ tiên tiến của các nước này.Ví dụ như hệ thống Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú người Mỹ Elon Musk, cho phép Quân đội Ukraine lần đầu tiên có được thông tin tình báo chiến trường và kế hoạch tác chiến theo thời gian thực. Hàng nghìn vệ tinh của Mỹ như "Starlink" đã theo dõi Quân đội Nga 24/24, cung cấp các chức năng liên lạc, trinh sát và tình báo cho Quân đội Ukraine.Trong trận chiến vừa qua ở Ugledar thuộc vùng Lugansk, 2 đại đội thiết giáp của Quân đội Nga đã bị tấn công tê liệt bởi đạn pháo 155 mm M982 Excalibur, dẫn đường chính xác bằng GPS mà Mỹ viện trợ cho Quân đội Ukraine. Và sở dĩ họ có được thành tích này, là nhờ vào sự hỗ trợ của các vệ tinh Mỹ.Về vấn đề này, Quân đội Nga cũng thử nhiều phương pháp khác nhau để giảm tác động của hệ thống liên lạc vệ tinh của Ukraine; trong các chiến dịch tấn công chống lại Ukraine, một số cơ sở năng lượng và hệ thống năng lượng đã trở thành mục tiêu chính; mục đích cũng nhằm giảm khả năng liên lạc của Quân đội Ukraine ở tiền tuyến. Tuy nhiên, phương pháp này không đạt được nhiều hiệu quả, bởi khi Quân đội Nga sử dụng một lượng lớn máy bay không người lái và tên lửa tầm xa để tấn công thành phố Ukraine, phía Ukraine đã điều quân kịp thời thông qua hệ thống này; thậm chí có thể phản công một cách hiệu quả. Do đó, thiết bị đầu cuối "Starlink" đã đóng một vai trò rất lớn trong cuộc chiến kéo dài gần một năm của Quân đội Ukraine, bởi hệ thống "góc nhìn của Chúa" này, có thể nắm bắt được những động thái mới nhất của Quân đội Nga ngay cả khi không có sự hỗ trợ của hệ thống liên lạc quân sự.Như vậy, về mặt trinh sát vệ tinh, ưu thế của Quân đội Ukraine đã hoàn toàn “đè bẹp” Quân đội Nga. Nhưng gần đây họ lại “không vui”, vì mạng "Starlink" đột ngột bị ngắt kết nối; chuyện gì đã xảy ra? Phải chăng vũ khí bí mật của Nga đã phát huy tác dụng? Theo một số thông tin, để vô hiệu hóa những thiết bị đầu cuối "Starlink" của Quân đội Ukraine, Nga đã phát triển một "vũ khí bí mật" có thể chống lại nó, đó là hệ thống "Angelica". Theo báo chí Nga đưa tin, Nga đã phát triển thành công hệ thống phát hiện các thiết bị đầu cuối Starlink.Hệ thống "Angelica" có thể giúp Quân đội Nga xác định chính xác tọa độ thiết bị đầu cuối của hệ thống liên lạc vệ tinh "Starlink". Một báo cáo của Quân đội Nga cho biết, hiện có hơn 20.000 thiết bị đầu cuối "Starlink" đang hoạt động trên lãnh thổ Ukraine.Các hệ thống "Starlink" này luôn đóng vai trò là nền tảng liên lạc cơ bản của Quân đội Ukraine trong chiến đấu, đặc biệt là trong các hoạt động chỉ huy và hệ thống điều khiển tự động "Nettle" của Quân đội Ukraine.Được biết, hệ thống "Angelica" của Nga có thể tìm kiếm và định vị thiết bị đầu cuối "Starlink" trong phạm vi 10 km và phối hợp với pháo binh Nga để tấn công tiêu diệt. Hệ thống được lắp đặt trên ô tô, nên rất linh hoạt khi sử dụng và tốt hơn nhiều so với thiết bị đầu cuối "Starlink", vốn không thể di chuyển được.Thiết bị dò tìm "Angelica" của Nga đã phát huy tác dụng trong các trận chiến ở thị trấn chiến lược Soledar (Bakhmut) và những nơi khác; không chỉ giúp quân Nga phá hủy các sở chỉ huy, trận địa pháo binh, mà cả các căn cứ hậu cần của Quân đội Ukraine.Có thể nói, hệ thống "Angelica" là kẻ thù “không đội trời chung” của "Starlink". Một số nhà phân tích còn cho rằng, nếu "công nghệ định vị" do Nga phát triển có thể phát huy tác dụng trên chiến trường, thì lợi thế của Quân đội Ukraine trong lĩnh vực thông tin liên lạc sẽ không kéo dài trong vài ngày. Nhưng chưa cần "Angelica" phát huy tác dụng, thì tính năng quân sự của "Starlink" cũng bị vô hiệu hóa, bởi chính ông chủ của SpaceX là tỷ phú Elon Musk. Theo báo chí Nga đưa tin, Elon Musk đã nói rõ rằng, các UAV của Ukraine sẽ bị hạn chế truy cập vào mạng "Starlink".Điều này là do Musk “rất không hài lòng” với việc Ukraine sử dụng hệ thống Internet của ông với mục đích quân sự, bởi vì "Starlink" không phải là “vũ khí”. Sau hơn 12 tháng hỗ trợ Quân đội Ukraine, Musk nhớ ra rằng, Starlink thực chất là một hệ thống vệ tinh dân sự.Hơn nữa, ngay cả khi UAV của Ukraine không sử dụng "Starlink", thì một thực tế không thể chối cãi là chúng được là chúng đã được sử dụng cho mục đích quân sự. Mặt khác, Musk giải thích thế nào về việc hợp tác với Bộ Quốc phòng Mỹ, để tung ra phiên bản nâng cấp của "Starlink", nhằm cung cấp các dịch vụ quân sự và an ninh cho các quốc gia khác nhau?Vì vậy, việc Musk cắt đứt “quan hệ ngoại giao” với Quân đội Ukraine, chắc chắn không phải là sự “thức tỉnh đột ngột”. Có thể có hai lý do: Thứ nhất, Ukraine nợ quá nhiều tiền bản quyền, và Musk không muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ của mình như một "tổ chức từ thiện".Thứ hai, việc Starlink tham gia quá nhiều vào cuộc xung đột Nga-Ukraine đã dẫn đến nhận thức tiêu cực ở nhiều quốc gia về Starlink; điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SpaceX. Những nguy cơ tiềm ẩn của "Starlink" lớn hơn lợi ích, điều này đã trở thành suy nghĩ đồng thuận của tất cả các quốc gia.Minh chứng cụ thể gần đây về vấn đề này, đó là Musk đã đề xuất sử dụng "Starlink" để giúp Thổ Nhĩ Kỳ, khôi phục liên lạc càng sớm càng tốt; nhưng thiện chí của Musk đã bị từ chối trực tiếp, vì Thổ Nhĩ Kỳ lo sợ sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của họ. Suy cho cùng, Starlink là một sản phẩm thương mại, mà ở khía cạnh này, yếu tố lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, mặc dù Quân đội Nga thường nắm được “thế chủ động” trên chiến trường, nhưng đối thủ Ukraine của họ, không chỉ nhận được một số lượng lớn vũ khí do Mỹ và phương Tây cung cấp, mà còn nhận được sự hỗ trợ công nghệ tiên tiến của các nước này.
Ví dụ như hệ thống Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú người Mỹ Elon Musk, cho phép Quân đội Ukraine lần đầu tiên có được thông tin tình báo chiến trường và kế hoạch tác chiến theo thời gian thực. Hàng nghìn vệ tinh của Mỹ như "Starlink" đã theo dõi Quân đội Nga 24/24, cung cấp các chức năng liên lạc, trinh sát và tình báo cho Quân đội Ukraine.
Trong trận chiến vừa qua ở Ugledar thuộc vùng Lugansk, 2 đại đội thiết giáp của Quân đội Nga đã bị tấn công tê liệt bởi đạn pháo 155 mm M982 Excalibur, dẫn đường chính xác bằng GPS mà Mỹ viện trợ cho Quân đội Ukraine. Và sở dĩ họ có được thành tích này, là nhờ vào sự hỗ trợ của các vệ tinh Mỹ.
Về vấn đề này, Quân đội Nga cũng thử nhiều phương pháp khác nhau để giảm tác động của hệ thống liên lạc vệ tinh của Ukraine; trong các chiến dịch tấn công chống lại Ukraine, một số cơ sở năng lượng và hệ thống năng lượng đã trở thành mục tiêu chính; mục đích cũng nhằm giảm khả năng liên lạc của Quân đội Ukraine ở tiền tuyến.
Tuy nhiên, phương pháp này không đạt được nhiều hiệu quả, bởi khi Quân đội Nga sử dụng một lượng lớn máy bay không người lái và tên lửa tầm xa để tấn công thành phố Ukraine, phía Ukraine đã điều quân kịp thời thông qua hệ thống này; thậm chí có thể phản công một cách hiệu quả.
Do đó, thiết bị đầu cuối "Starlink" đã đóng một vai trò rất lớn trong cuộc chiến kéo dài gần một năm của Quân đội Ukraine, bởi hệ thống "góc nhìn của Chúa" này, có thể nắm bắt được những động thái mới nhất của Quân đội Nga ngay cả khi không có sự hỗ trợ của hệ thống liên lạc quân sự.
Như vậy, về mặt trinh sát vệ tinh, ưu thế của Quân đội Ukraine đã hoàn toàn “đè bẹp” Quân đội Nga. Nhưng gần đây họ lại “không vui”, vì mạng "Starlink" đột ngột bị ngắt kết nối; chuyện gì đã xảy ra? Phải chăng vũ khí bí mật của Nga đã phát huy tác dụng?
Theo một số thông tin, để vô hiệu hóa những thiết bị đầu cuối "Starlink" của Quân đội Ukraine, Nga đã phát triển một "vũ khí bí mật" có thể chống lại nó, đó là hệ thống "Angelica". Theo báo chí Nga đưa tin, Nga đã phát triển thành công hệ thống phát hiện các thiết bị đầu cuối Starlink.
Hệ thống "Angelica" có thể giúp Quân đội Nga xác định chính xác tọa độ thiết bị đầu cuối của hệ thống liên lạc vệ tinh "Starlink". Một báo cáo của Quân đội Nga cho biết, hiện có hơn 20.000 thiết bị đầu cuối "Starlink" đang hoạt động trên lãnh thổ Ukraine.
Các hệ thống "Starlink" này luôn đóng vai trò là nền tảng liên lạc cơ bản của Quân đội Ukraine trong chiến đấu, đặc biệt là trong các hoạt động chỉ huy và hệ thống điều khiển tự động "Nettle" của Quân đội Ukraine.
Được biết, hệ thống "Angelica" của Nga có thể tìm kiếm và định vị thiết bị đầu cuối "Starlink" trong phạm vi 10 km và phối hợp với pháo binh Nga để tấn công tiêu diệt. Hệ thống được lắp đặt trên ô tô, nên rất linh hoạt khi sử dụng và tốt hơn nhiều so với thiết bị đầu cuối "Starlink", vốn không thể di chuyển được.
Thiết bị dò tìm "Angelica" của Nga đã phát huy tác dụng trong các trận chiến ở thị trấn chiến lược Soledar (Bakhmut) và những nơi khác; không chỉ giúp quân Nga phá hủy các sở chỉ huy, trận địa pháo binh, mà cả các căn cứ hậu cần của Quân đội Ukraine.
Có thể nói, hệ thống "Angelica" là kẻ thù “không đội trời chung” của "Starlink". Một số nhà phân tích còn cho rằng, nếu "công nghệ định vị" do Nga phát triển có thể phát huy tác dụng trên chiến trường, thì lợi thế của Quân đội Ukraine trong lĩnh vực thông tin liên lạc sẽ không kéo dài trong vài ngày.
Nhưng chưa cần "Angelica" phát huy tác dụng, thì tính năng quân sự của "Starlink" cũng bị vô hiệu hóa, bởi chính ông chủ của SpaceX là tỷ phú Elon Musk. Theo báo chí Nga đưa tin, Elon Musk đã nói rõ rằng, các UAV của Ukraine sẽ bị hạn chế truy cập vào mạng "Starlink".
Điều này là do Musk “rất không hài lòng” với việc Ukraine sử dụng hệ thống Internet của ông với mục đích quân sự, bởi vì "Starlink" không phải là “vũ khí”. Sau hơn 12 tháng hỗ trợ Quân đội Ukraine, Musk nhớ ra rằng, Starlink thực chất là một hệ thống vệ tinh dân sự.
Hơn nữa, ngay cả khi UAV của Ukraine không sử dụng "Starlink", thì một thực tế không thể chối cãi là chúng được là chúng đã được sử dụng cho mục đích quân sự. Mặt khác, Musk giải thích thế nào về việc hợp tác với Bộ Quốc phòng Mỹ, để tung ra phiên bản nâng cấp của "Starlink", nhằm cung cấp các dịch vụ quân sự và an ninh cho các quốc gia khác nhau?
Vì vậy, việc Musk cắt đứt “quan hệ ngoại giao” với Quân đội Ukraine, chắc chắn không phải là sự “thức tỉnh đột ngột”. Có thể có hai lý do: Thứ nhất, Ukraine nợ quá nhiều tiền bản quyền, và Musk không muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ của mình như một "tổ chức từ thiện".
Thứ hai, việc Starlink tham gia quá nhiều vào cuộc xung đột Nga-Ukraine đã dẫn đến nhận thức tiêu cực ở nhiều quốc gia về Starlink; điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SpaceX. Những nguy cơ tiềm ẩn của "Starlink" lớn hơn lợi ích, điều này đã trở thành suy nghĩ đồng thuận của tất cả các quốc gia.
Minh chứng cụ thể gần đây về vấn đề này, đó là Musk đã đề xuất sử dụng "Starlink" để giúp Thổ Nhĩ Kỳ, khôi phục liên lạc càng sớm càng tốt; nhưng thiện chí của Musk đã bị từ chối trực tiếp, vì Thổ Nhĩ Kỳ lo sợ sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của họ. Suy cho cùng, Starlink là một sản phẩm thương mại, mà ở khía cạnh này, yếu tố lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu.