Trong khuôn khổ triển lãm quốc phòng Indo Defence 2018, chủ nhà Indonesia đã cho thấy những thành tựu công nghiệp quốc phòng cực kỳ ấn tượng. Một trong những thành tựu đó là xe chiến đấu bộ binh Badak. Ảnh: BMPD.Badak do Tập đoàn PT Pindad hợp tác sản xuất với CMI Defence của Bỉ. Xe có trọng lượng chiến đấu khoảng 15 tấn, sử dụng bánh lốp 6x6. Ảnh: BMPD.Điểm nổi bật của Badak là trang bị hỏa lực rất mạnh với tháp pháo Cockerill CSE 90 LP, cỡ nòng 90 mm do CMI Defence của Bỉ chế tạo. Tháp pháo này có ưu điểm trọng lượng nhẹ, lực giật khi bắn thấp, rất phù hợp để lắp trên các xe bọc thép trọng lượng nhẹ. Ảnh: BMPD.Tháp pháo được bọc giáp theo tiêu chuẩn Stanag level 1 - 4569 của NATO với khả năng chống đạn xuyên giáp cỡ nòng 7,62 mm. Tháp pháo có thể lắp thêm giáp bổ sung, nhưng điều này sẽ làm tăng trọng lượng xe. Ảnh: BMPD.Pháo Mk3 có tốc độ bắn khoảng 20 viên/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 6 km. Ngoài ra, khách hàng có thể tùy chọn lắp thêm súng máy đồng trục 7,62 mm. Ảnh: BMPD.Badak hoạt động với vai trò chiến đấu bọc thép kiêm chở quân, tuy nhiên số lượng binh sĩ mà xe có thể chở theo chưa được công bố. Nguyên mẫu Badak được PT Pindad giới thiệu lần đầu vào năm 2016, Bộ Quốc phòng Indonesia đã đặt hàng 50 chiếc. Ảnh: BMPD.Tuy nhiên, năm 2017 vẫn chưa có xe nào được giao. Một nguồn tin quân sự Indonesia tiết lộ trọng lượng xe quá nặng so với yêu cầu nên phải thiết kế lại. Ảnh: BMPD.Mẫu xe thiết giáp Badak trưng bày tại triển lãm lần này đã được tối ưu hóa trọng lượng theo yêu cầu của quân đội và nó đã sẵn sàng để sản xuất với số lượng lớn. Ảnh: BMPD.Indonesia đang đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước, cùng với Singapore là 2 quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có thể tự sản xuất xe thiết giáp để cung cấp cho quân đội. Ảnh: BMPD.Mời độc giả xem video:Cận cảnh xe bọc thép Badak của Indonesia tại Indodefense 2018. (nguồn DefenseWebTV)
Trong khuôn khổ triển lãm quốc phòng Indo Defence 2018, chủ nhà Indonesia đã cho thấy những thành tựu công nghiệp quốc phòng cực kỳ ấn tượng. Một trong những thành tựu đó là xe chiến đấu bộ binh Badak. Ảnh: BMPD.
Badak do Tập đoàn PT Pindad hợp tác sản xuất với CMI Defence của Bỉ. Xe có trọng lượng chiến đấu khoảng 15 tấn, sử dụng bánh lốp 6x6. Ảnh: BMPD.
Điểm nổi bật của Badak là trang bị hỏa lực rất mạnh với tháp pháo Cockerill CSE 90 LP, cỡ nòng 90 mm do CMI Defence của Bỉ chế tạo. Tháp pháo này có ưu điểm trọng lượng nhẹ, lực giật khi bắn thấp, rất phù hợp để lắp trên các xe bọc thép trọng lượng nhẹ. Ảnh: BMPD.
Tháp pháo được bọc giáp theo tiêu chuẩn Stanag level 1 - 4569 của NATO với khả năng chống đạn xuyên giáp cỡ nòng 7,62 mm. Tháp pháo có thể lắp thêm giáp bổ sung, nhưng điều này sẽ làm tăng trọng lượng xe. Ảnh: BMPD.
Pháo Mk3 có tốc độ bắn khoảng 20 viên/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 6 km. Ngoài ra, khách hàng có thể tùy chọn lắp thêm súng máy đồng trục 7,62 mm. Ảnh: BMPD.
Badak hoạt động với vai trò chiến đấu bọc thép kiêm chở quân, tuy nhiên số lượng binh sĩ mà xe có thể chở theo chưa được công bố. Nguyên mẫu Badak được PT Pindad giới thiệu lần đầu vào năm 2016, Bộ Quốc phòng Indonesia đã đặt hàng 50 chiếc. Ảnh: BMPD.
Tuy nhiên, năm 2017 vẫn chưa có xe nào được giao. Một nguồn tin quân sự Indonesia tiết lộ trọng lượng xe quá nặng so với yêu cầu nên phải thiết kế lại. Ảnh: BMPD.
Mẫu xe thiết giáp Badak trưng bày tại triển lãm lần này đã được tối ưu hóa trọng lượng theo yêu cầu của quân đội và nó đã sẵn sàng để sản xuất với số lượng lớn. Ảnh: BMPD.
Indonesia đang đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước, cùng với Singapore là 2 quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có thể tự sản xuất xe thiết giáp để cung cấp cho quân đội. Ảnh: BMPD.
Mời độc giả xem video:Cận cảnh xe bọc thép Badak của Indonesia tại Indodefense 2018. (nguồn DefenseWebTV)