Theo thông tin mới nhất vừa được truyền thông Indonesia đăng tải, nước này đã cho nhập biên tàu đổ bộ thứ ba, được đóng theo lớp Teluk Bintuni.Tàu đổ bộ thứ ba này, được Hải quân Indonesia đặt tên là KRI Teluk Youtefa với số thân 522. Lễ nhập biên đã được tổ chức long trọng tại căn cứ hải quân Tanjung Priok, phía Bắc Jakata hôm 12/7 vừa rồi.Truyền thông Indonesia cho biết, tàu đổ bộ KRI Teluk Youtefa đã được hạ thủy từ tháng 5/2019 tại nhà máy đóng tàu PT Daya Radar Utama.Hai tàu đổ bộ trước đó được Indonesia đóng theo lớp Teluk Bintuni đã được nhập biên lần lượt vào tháng 6/2015 và tháng 2/2019.Các tàu đổ bộ lớp Teluk Bintuni, là nỗ lực của Indonesia để tăng cường khả năng vận tải chiến lược trên biển của quân đội nước này.Theo kế hoạch, Hải quân Indonesia sẽ nhập biên tổng cộng 12 tàu đổ bộ loại này, biến đây thành lực lượng vận tải đổ bộ lớn bậc nhất khu vực.Các tàu vận tải đổ bộ lớp Teluk Bintuni được Hải quân Indonesia kết hợp cùng với các nhà máy đóng tàu địa phương của quốc gia này, thiết kế và sản xuất trong một thời gian rất ngắn.Kể từ khi hạ thủy chiếc đầu tiên vào năm 2014, tới nay Indonesia đã hoàn thành đóng mới 7 chiếc, ngoại trừ ba chiếc đã được đưa vào biên chế, bốn chiếc còn lại vẫn đang trong quá trình hoàn thiện cuối cùng.Tàu có độ giãn nước 2300 tấn, dài từ 117 tới 120 mét, lườn rộng 18 mét, cao 11 mét và được trang bị hai động cơ đẩy, công suất đầu ra tối đa 4400 sức ngựa.Loại tàu vận tải đổ bộ này của Indonesia có khả năng chở theo 10 xe tăng chủ lực Leopard 2A4 hoặc 15 xe chiến đấu bộ binh BMP3F. Tốc độ tối đa tàu có thể đạt được là 16 hải lý/giờ, tầm hoạt động lớn nhất 11.500 km ở tốc độ 12 hải lý/giờ.Đặc biệt, các tàu đổ bộ Teluk Bintuni của Indonesia có khả năng mang theo tối đa 2 trực thăng (mỗi chiếc không nặng hơn 10 tấn), mang lại khả năng tác chiến đổ bộ và yểm trợ rất tốt cho lực lượng thủy quân lục chiến nước này.Chiếc KRI Teluk Youtefa vừa được Indonesia cho nhập biên được đóng theo thiết kế cải tiến, với chiều dài cơ sở của tàu là 120 mét. Các tàu trước đó của lực lượng này, đều đóng theo phiên bản có chiều dài 117 mét. Truyền thông nước này cho biết phiên bản 120 mét sẽ có nhiều cải tiến rõ nét hơn so với phiên bản cũ, nhưng khả năng vận tải vẫn gần tương đương nhau. Nguồn ảnh: Janes. Khả năng đổ bộ đáng ngạc nhiên của tàu đổ bộ do Indonesia tự thiết kế và đóng mới trong nước. Nguồn: Daya.
Theo thông tin mới nhất vừa được truyền thông Indonesia đăng tải, nước này đã cho nhập biên tàu đổ bộ thứ ba, được đóng theo lớp Teluk Bintuni.
Tàu đổ bộ thứ ba này, được Hải quân Indonesia đặt tên là KRI Teluk Youtefa với số thân 522. Lễ nhập biên đã được tổ chức long trọng tại căn cứ hải quân Tanjung Priok, phía Bắc Jakata hôm 12/7 vừa rồi.
Truyền thông Indonesia cho biết, tàu đổ bộ KRI Teluk Youtefa đã được hạ thủy từ tháng 5/2019 tại nhà máy đóng tàu PT Daya Radar Utama.
Hai tàu đổ bộ trước đó được Indonesia đóng theo lớp Teluk Bintuni đã được nhập biên lần lượt vào tháng 6/2015 và tháng 2/2019.
Các tàu đổ bộ lớp Teluk Bintuni, là nỗ lực của Indonesia để tăng cường khả năng vận tải chiến lược trên biển của quân đội nước này.
Theo kế hoạch, Hải quân Indonesia sẽ nhập biên tổng cộng 12 tàu đổ bộ loại này, biến đây thành lực lượng vận tải đổ bộ lớn bậc nhất khu vực.
Các tàu vận tải đổ bộ lớp Teluk Bintuni được Hải quân Indonesia kết hợp cùng với các nhà máy đóng tàu địa phương của quốc gia này, thiết kế và sản xuất trong một thời gian rất ngắn.
Kể từ khi hạ thủy chiếc đầu tiên vào năm 2014, tới nay Indonesia đã hoàn thành đóng mới 7 chiếc, ngoại trừ ba chiếc đã được đưa vào biên chế, bốn chiếc còn lại vẫn đang trong quá trình hoàn thiện cuối cùng.
Tàu có độ giãn nước 2300 tấn, dài từ 117 tới 120 mét, lườn rộng 18 mét, cao 11 mét và được trang bị hai động cơ đẩy, công suất đầu ra tối đa 4400 sức ngựa.
Loại tàu vận tải đổ bộ này của Indonesia có khả năng chở theo 10 xe tăng chủ lực Leopard 2A4 hoặc 15 xe chiến đấu bộ binh BMP3F. Tốc độ tối đa tàu có thể đạt được là 16 hải lý/giờ, tầm hoạt động lớn nhất 11.500 km ở tốc độ 12 hải lý/giờ.
Đặc biệt, các tàu đổ bộ Teluk Bintuni của Indonesia có khả năng mang theo tối đa 2 trực thăng (mỗi chiếc không nặng hơn 10 tấn), mang lại khả năng tác chiến đổ bộ và yểm trợ rất tốt cho lực lượng thủy quân lục chiến nước này.
Chiếc KRI Teluk Youtefa vừa được Indonesia cho nhập biên được đóng theo thiết kế cải tiến, với chiều dài cơ sở của tàu là 120 mét. Các tàu trước đó của lực lượng này, đều đóng theo phiên bản có chiều dài 117 mét. Truyền thông nước này cho biết phiên bản 120 mét sẽ có nhiều cải tiến rõ nét hơn so với phiên bản cũ, nhưng khả năng vận tải vẫn gần tương đương nhau. Nguồn ảnh: Janes.
Khả năng đổ bộ đáng ngạc nhiên của tàu đổ bộ do Indonesia tự thiết kế và đóng mới trong nước. Nguồn: Daya.