Theo Tờ The Guardian đưa tin, vào rạng sáng nay khu trục hạm mang tên lửa USS John S. McCain của Hải quân Mỹ đang hoạt động vùng biển phía đông Singapore và Eo biển Malacca đã va chạm với một tàu chở dầu khi cả hai đang di chuyển trên vùng biển này. Theo thông tin ban đầu có được có thủy thủ đoàn của USS John S. McCain mất tích ít nhất 10 người và 5 người khác bị thương. Nguồn ảnh: The Guardian.Thời điểm diễn ra vụ va chạm trên là khoảng 5h34 sáng ngày hôm nay, còn tàu chở dầu va chạm với USS John S. McCain là tàu Helcion thuộc một công ty vận tải hàng hải của Australia. Helcion có lượng giãn nước khoảng 50.000 tấn còn USS John S. McCain chỉ khoảng 9.000 tấn, hiện vẫn chưa rõ thiệt hại của hai tàu trên sau vụ va chạm. Nguồn ảnh: Helderline.nl.Đây là lần thứ hai trong vài tháng trở lại gần đây tàu chiến Mỹ va chạm với các tàu dân sự khi đang hoạt động trên biển. Trước đó vào ngày 17/6, khu trục hạm USS Fitzgerald cùng lớp tàu chiến với USS John S. McCain cũng xảy ra va chạm với một tàu chở hàng container ở ngoài khơi biển Nhật Bản, khiến 7 thủy thủ trên tàu này thiệt mạng. Trong ảnh là tàu USS Fitzgerald sau khi va chạm trong tuần tháng 6 vừa rồi. Nguồn ảnh: USNI News.Cả USS John S. McCain và USS Fitzgerald đều là các tàu chiến thuộc lớp tàu khu trục Arleigh Burke tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ, được ví như xương sống của lực lượng tàu chiến mặt nước của nước này. Tuy nhiên với hai vụ va chạm xảy ra liên tục gần đây không rõ Hải quân Mỹ sẽ giấu mặt đi đâu, khi các chiến hạm của họ không thể nhận dạng được các tàu hàng dân sự từ xa. Nguồn ảnh: Unofficial US Navy.Khu trục hạm USS John S.McCaine (DDG-56) là một trong những chiến hạm Aegis mạnh nhất của Hải quân Mỹ. Nó được hạ thủy vào ngày 26/9/1992, chính thức biên chế tháng 7/1994. Con tàu được đặt theo tên ông nội và cha của Thượng nghị sĩ John S. McCain III. Những chỉ huy danh tiếng của Hải quân Mỹ trong chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Maritime Quest.USS John S. McCain (DDG-56) hiện thuộc Liên đội tàu khu trục số 15, Hạm đội 7, đóng căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản. Nó có lượng giãn nước toàn tải khoảng 8.900 tấn, dài 154m, rộng 20m, mớn nước 9,4m. Con tàu được vũ trang hệ thống chiến đấu tối tân nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Maritime Quest.Theo đó USS John S. McCain được tích hợp hệ thống chiến đấu tiên tiên Aegis được thiết kế để đối phó với các mối nguy hiểm trên không (tên lửa đối hạm, máy bay chiến đấu đối phương), có thể triển khai trong mọi điều kiện môi trường. “Trái tim” của hệ thống Aegis là ra đa mảng pha đa năng AN/SPY-1 liên kết với hệ thống máy tính tốc độ cao AN/UYK-1. Trong ảnh là anten của AN/SPY-1 “ốp” vào mặt thượng tàu John S.McCain. Nguồn ảnh: CBS News.Ngoài hệ thống chỉ huy chiến đấu hết hợp, USS John S. McCain còn trang bị một loạt ra đa hỗ trợ khác như ra đa tìm kiếm trên biển AN/SPS-67(V)2, AN/SPS-73(V)12, hệ thống định vị siêu âm AN/SQS-53C, hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32(V)2 và nhiều thiết bị hỗ trợ khác. Vậy không hiểu tại sao với một loạt khí tài điện tử như trên USS John S. McCain lại không thể nhận ra tàu chở dầu Helcion. Nguồn ảnh: Đời sống và Pháp luật.Kho vũ khí của USS John S.McCain (DDG-56) cũng khá đa dạng với khả năng triển khai 98 tên lửa các loại trong 90 ống phóng thẳng đứng hệ thống Mk41 VLS và 8 ống phóng nghiêng. Ngoài ra nó còn được trang bị một hải pháo 127mm Mark 45 và một loạt vũ khí đánh chặn tầm gần. Nguồn ảnh: Wikipedia.Nhìn chung kho tên lửa tấn công lẫn phòng thủ trên USS John S.McCain khá toàn diện với các tên lửa phòng không trên hạm RIM-156 SM-2 (có tầm bắn 170km), tên lửa hành trình Tomahawk (tầm bắn hàng nghìn km), tên lửa chống hạm Harpoon và tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC. Nguồn ảnh: Wikipedia.Với trang bị trên USS John S.McCain hoàn toàn có thể đơn thương độc mã đối đầu với một loạt mối đe dọa từ trên biển, trên không cho đến cả tấn công mặt đất. Nhưng giờ đây nó lại bị một tàu hàng không được vũ trang hạ gục chỉ bằng một cú đâm trực tiếp. Nguồn ảnh: USA Newsflash.Như vậy chỉ trong hơn 2 tháng, Hải quân Mỹ đã mất tới hai tàu Arleigh Burke tại vùng biển châu Á – Thái Bình Dương, câu hỏi được đặt ra ở đây là năng lực tác chiến của họ ở vùng biển này sẽ đi về đâu khi nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra. Do đó Hải quân Mỹ cần có những sự thay đổi thực tế hơn để cải thiện năng lực tác chiến của mình trước những mối đe dọa phi truyền thống này. Nguồn ảnh: Navy Daily.
Theo Tờ The Guardian đưa tin, vào rạng sáng nay khu trục hạm mang tên lửa USS John S. McCain của Hải quân Mỹ đang hoạt động vùng biển phía đông Singapore và Eo biển Malacca đã va chạm với một tàu chở dầu khi cả hai đang di chuyển trên vùng biển này. Theo thông tin ban đầu có được có thủy thủ đoàn của USS John S. McCain mất tích ít nhất 10 người và 5 người khác bị thương. Nguồn ảnh: The Guardian.
Thời điểm diễn ra vụ va chạm trên là khoảng 5h34 sáng ngày hôm nay, còn tàu chở dầu va chạm với USS John S. McCain là tàu Helcion thuộc một công ty vận tải hàng hải của Australia. Helcion có lượng giãn nước khoảng 50.000 tấn còn USS John S. McCain chỉ khoảng 9.000 tấn, hiện vẫn chưa rõ thiệt hại của hai tàu trên sau vụ va chạm. Nguồn ảnh: Helderline.nl.
Đây là lần thứ hai trong vài tháng trở lại gần đây tàu chiến Mỹ va chạm với các tàu dân sự khi đang hoạt động trên biển. Trước đó vào ngày 17/6, khu trục hạm USS Fitzgerald cùng lớp tàu chiến với USS John S. McCain cũng xảy ra va chạm với một tàu chở hàng container ở ngoài khơi biển Nhật Bản, khiến 7 thủy thủ trên tàu này thiệt mạng. Trong ảnh là tàu USS Fitzgerald sau khi va chạm trong tuần tháng 6 vừa rồi. Nguồn ảnh: USNI News.
Cả USS John S. McCain và USS Fitzgerald đều là các tàu chiến thuộc lớp tàu khu trục Arleigh Burke tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ, được ví như xương sống của lực lượng tàu chiến mặt nước của nước này. Tuy nhiên với hai vụ va chạm xảy ra liên tục gần đây không rõ Hải quân Mỹ sẽ giấu mặt đi đâu, khi các chiến hạm của họ không thể nhận dạng được các tàu hàng dân sự từ xa. Nguồn ảnh: Unofficial US Navy.
Khu trục hạm USS John S.McCaine (DDG-56) là một trong những chiến hạm Aegis mạnh nhất của Hải quân Mỹ. Nó được hạ thủy vào ngày 26/9/1992, chính thức biên chế tháng 7/1994. Con tàu được đặt theo tên ông nội và cha của Thượng nghị sĩ John S. McCain III. Những chỉ huy danh tiếng của Hải quân Mỹ trong chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Maritime Quest.
USS John S. McCain (DDG-56) hiện thuộc Liên đội tàu khu trục số 15, Hạm đội 7, đóng căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản. Nó có lượng giãn nước toàn tải khoảng 8.900 tấn, dài 154m, rộng 20m, mớn nước 9,4m. Con tàu được vũ trang hệ thống chiến đấu tối tân nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Maritime Quest.
Theo đó USS John S. McCain được tích hợp hệ thống chiến đấu tiên tiên Aegis được thiết kế để đối phó với các mối nguy hiểm trên không (tên lửa đối hạm, máy bay chiến đấu đối phương), có thể triển khai trong mọi điều kiện môi trường. “Trái tim” của hệ thống Aegis là ra đa mảng pha đa năng AN/SPY-1 liên kết với hệ thống máy tính tốc độ cao AN/UYK-1. Trong ảnh là anten của AN/SPY-1 “ốp” vào mặt thượng tàu John S.McCain. Nguồn ảnh: CBS News.
Ngoài hệ thống chỉ huy chiến đấu hết hợp, USS John S. McCain còn trang bị một loạt ra đa hỗ trợ khác như ra đa tìm kiếm trên biển AN/SPS-67(V)2, AN/SPS-73(V)12, hệ thống định vị siêu âm AN/SQS-53C, hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32(V)2 và nhiều thiết bị hỗ trợ khác. Vậy không hiểu tại sao với một loạt khí tài điện tử như trên USS John S. McCain lại không thể nhận ra tàu chở dầu Helcion. Nguồn ảnh: Đời sống và Pháp luật.
Kho vũ khí của USS John S.McCain (DDG-56) cũng khá đa dạng với khả năng triển khai 98 tên lửa các loại trong 90 ống phóng thẳng đứng hệ thống Mk41 VLS và 8 ống phóng nghiêng. Ngoài ra nó còn được trang bị một hải pháo 127mm Mark 45 và một loạt vũ khí đánh chặn tầm gần. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nhìn chung kho tên lửa tấn công lẫn phòng thủ trên USS John S.McCain khá toàn diện với các tên lửa phòng không trên hạm RIM-156 SM-2 (có tầm bắn 170km), tên lửa hành trình Tomahawk (tầm bắn hàng nghìn km), tên lửa chống hạm Harpoon và tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Với trang bị trên USS John S.McCain hoàn toàn có thể đơn thương độc mã đối đầu với một loạt mối đe dọa từ trên biển, trên không cho đến cả tấn công mặt đất. Nhưng giờ đây nó lại bị một tàu hàng không được vũ trang hạ gục chỉ bằng một cú đâm trực tiếp. Nguồn ảnh: USA Newsflash.
Như vậy chỉ trong hơn 2 tháng, Hải quân Mỹ đã mất tới hai tàu Arleigh Burke tại vùng biển châu Á – Thái Bình Dương, câu hỏi được đặt ra ở đây là năng lực tác chiến của họ ở vùng biển này sẽ đi về đâu khi nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra. Do đó Hải quân Mỹ cần có những sự thay đổi thực tế hơn để cải thiện năng lực tác chiến của mình trước những mối đe dọa phi truyền thống này. Nguồn ảnh: Navy Daily.