Cuộc tấn công bằng pháo phản lực diễn ra hôm 13/11, do phiến quân Hồi giáo Houthi thực hiện nhằm vào lực lượng Saudi Arabia, đồng minh thân cận của Mỹ tại Trung Đông.Theo al-Arabiya TV, mục tiêu vụ tấn công là trại quân sự Sahn al-Jin ở tỉnh Ma'rib trung tâm của Yemen - nơi đang có sự hiện diện của nhiều binh sĩ Saudi Arabia và lực lượng dân quân được nước này hậu thuẫn."Các tay súng của Houthi đã đồng loạt phóng nhiều quả đạn phản lực từ vị trí của họ ở núi Helan, phía tây Marib. Nhiều quả đạn đã rơi xuống ngay lối vào của doanh trại, trong khi đó những quả đạn khác đã đánh trúng khu vực có chứa vũ khí và binh sĩ", al-Arabiya TV cho biết.Không có con số cụ thể về thiệt hại về vật chất nhưng nguồn tin này cho biết, có ít nhất 7 binh sĩ Saudi và lực lượng được hậu thuẫn thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương ở mức độ khác nhau.Đây được coi là vụ tấn công quy mô lớn đầu tiên vào lực lượng do Saudi dẫn đầu, kể từ tháng 10/2019 khi nhóm này phóng thích 290 tù binh màlực lượng này giam giữ, trong đó có 3 người Saudi Arabia. Động thái này là kết quả của cuộc đàm phán đạt được tại Stockholm (Thụy Điển) trước đó.Thỏa thuận Stockholm là một phần trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi triển khai một nhóm hoạt động của Liên hợp quốc tới Yemen trong vòng 30 ngày, để giúp theo dõi hiệp định đình chiến ở làng nhân đạo Al-Hudaydah, biên giới Yemen - Saudi Arabia.Theo nghị quyết, quân đội của cả hai bên của cuộc xung đột được cho là sẽ rút khỏi khu vực, trao đổi tù binh chiến tranh và thiết lập các hành lang nhân đạo ở Al-Hudaydah.Thế nhưng thỏa thuận Stockholm không làm giảm bớt căng thẳng giữa hai bên khi Houthi tiếp tụctấn công vào nơi đồn trú của quân Saudi khi lực lượng này không rút theo quy định của thỏa thuận.Liên quân chống Houthi do Saudi Arabia dẫn đầu không phủ nhận cũng không khẳng định thông tin này.Kênh al-Arabiya TV cho biết, rất có thể, những cuộc tấn công quy mô lớn tiếp theo do Houthi thực hiện tiếp tục diễn ra trong những ngày tới và pháo phản lực phóng loạt BM-27 có thể sẽ tiếp tục được sử dụng.Khi nói đến pháo phóng loạt, người ta thường nghĩ đến những trận bão lửa kinh hoàng do loại vũ khí này gây ra. Nhiều chuyên gia còn cho rằng sức công phá của loại pháo phản lực phóng loạt chỉ đứng sau vũ khí nguyên tử.Những trận "mưa rocket" do pháo phản lực phóng loạt gây ra thường tạo ra sức công phá kinh hoàng trên một vùng rộng lớn chỉ trong thời gian ngắn.Trong số các loại pháo phản lực phóng loạt nguy hiểm nhất thế giới hiện nay không thể không kể đến BM-27. Đây là loại pháo phản lực thông minh đầu tiên do Liên Xô chế tạo.Được biên chế vào trang bị của quân đội Liên Xô từ năm 1975, pháo phản lực phóng loạt hạng nặng BM-27 Uranga còn có tên khác là 9P140.Pháo sử khung gầm của xe tải Zil-135 cho khả năng cơ động mạnh mẽ.BM-27 là tổ hợp pháo phản lực đầu tiên của Nga được trang bị cánh đuôi giúp ổn định đường bay để tránh độ tản mát khi tấn công mục tiêu.Tầm bắn của đạn phản lực tối đa lên tới 40km.Pháo có thể phóng hết toàn bộ cơ số đạn trong vòng 20 giây và bao phủ hỏa lực lên một diện tích rộng khoảng 4 ha.Mỗi xe phóng được trang bị bệ pháo với 16 nòng cỡ 220mm.BM-27 Uranga chỉ cần 20 phút để có thể tái nạp đạn sau mỗi loạt bắn.Toàn bộ tổ hợp pháo nặng 20 tấn, có khả năng cơ động 65km/h, tầm hoạt động 450km.Pháo phản lực BM-27 Uranga cần kíp chiến đấu 6 người.BM-27 Uranga hiện có trong biên chế quân đội của khoảng 16 nước trên thế giới. Trong đó Nga nắm trong tay từ 500 tới 800 tổ hợp loại này. Tại Trung Đông ước tính đang có hàng trăm tổ hợp này đang trực tiếp tham chiến.
Cuộc tấn công bằng pháo phản lực diễn ra hôm 13/11, do phiến quân Hồi giáo Houthi thực hiện nhằm vào lực lượng Saudi Arabia, đồng minh thân cận của Mỹ tại Trung Đông.
Theo al-Arabiya TV, mục tiêu vụ tấn công là trại quân sự Sahn al-Jin ở tỉnh Ma'rib trung tâm của Yemen - nơi đang có sự hiện diện của nhiều binh sĩ Saudi Arabia và lực lượng dân quân được nước này hậu thuẫn.
"Các tay súng của Houthi đã đồng loạt phóng nhiều quả đạn phản lực từ vị trí của họ ở núi Helan, phía tây Marib. Nhiều quả đạn đã rơi xuống ngay lối vào của doanh trại, trong khi đó những quả đạn khác đã đánh trúng khu vực có chứa vũ khí và binh sĩ", al-Arabiya TV cho biết.
Không có con số cụ thể về thiệt hại về vật chất nhưng nguồn tin này cho biết, có ít nhất 7 binh sĩ Saudi và lực lượng được hậu thuẫn thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương ở mức độ khác nhau.
Đây được coi là vụ tấn công quy mô lớn đầu tiên vào lực lượng do Saudi dẫn đầu, kể từ tháng 10/2019 khi nhóm này phóng thích 290 tù binh màlực lượng này giam giữ, trong đó có 3 người Saudi Arabia. Động thái này là kết quả của cuộc đàm phán đạt được tại Stockholm (Thụy Điển) trước đó.
Thỏa thuận Stockholm là một phần trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi triển khai một nhóm hoạt động của Liên hợp quốc tới Yemen trong vòng 30 ngày, để giúp theo dõi hiệp định đình chiến ở làng nhân đạo Al-Hudaydah, biên giới Yemen - Saudi Arabia.
Theo nghị quyết, quân đội của cả hai bên của cuộc xung đột được cho là sẽ rút khỏi khu vực, trao đổi tù binh chiến tranh và thiết lập các hành lang nhân đạo ở Al-Hudaydah.
Thế nhưng thỏa thuận Stockholm không làm giảm bớt căng thẳng giữa hai bên khi Houthi tiếp tụctấn công vào nơi đồn trú của quân Saudi khi lực lượng này không rút theo quy định của thỏa thuận.
Liên quân chống Houthi do Saudi Arabia dẫn đầu không phủ nhận cũng không khẳng định thông tin này.
Kênh al-Arabiya TV cho biết, rất có thể, những cuộc tấn công quy mô lớn tiếp theo do Houthi thực hiện tiếp tục diễn ra trong những ngày tới và pháo phản lực phóng loạt BM-27 có thể sẽ tiếp tục được sử dụng.
Khi nói đến pháo phóng loạt, người ta thường nghĩ đến những trận bão lửa kinh hoàng do loại vũ khí này gây ra. Nhiều chuyên gia còn cho rằng sức công phá của loại pháo phản lực phóng loạt chỉ đứng sau vũ khí nguyên tử.
Những trận "mưa rocket" do pháo phản lực phóng loạt gây ra thường tạo ra sức công phá kinh hoàng trên một vùng rộng lớn chỉ trong thời gian ngắn.
Trong số các loại pháo phản lực phóng loạt nguy hiểm nhất thế giới hiện nay không thể không kể đến BM-27. Đây là loại pháo phản lực thông minh đầu tiên do Liên Xô chế tạo.
Được biên chế vào trang bị của quân đội Liên Xô từ năm 1975, pháo phản lực phóng loạt hạng nặng BM-27 Uranga còn có tên khác là 9P140.
Pháo sử khung gầm của xe tải Zil-135 cho khả năng cơ động mạnh mẽ.
BM-27 là tổ hợp pháo phản lực đầu tiên của Nga được trang bị cánh đuôi giúp ổn định đường bay để tránh độ tản mát khi tấn công mục tiêu.
Tầm bắn của đạn phản lực tối đa lên tới 40km.
Pháo có thể phóng hết toàn bộ cơ số đạn trong vòng 20 giây và bao phủ hỏa lực lên một diện tích rộng khoảng 4 ha.
Mỗi xe phóng được trang bị bệ pháo với 16 nòng cỡ 220mm.
BM-27 Uranga chỉ cần 20 phút để có thể tái nạp đạn sau mỗi loạt bắn.
Toàn bộ tổ hợp pháo nặng 20 tấn, có khả năng cơ động 65km/h, tầm hoạt động 450km.
Pháo phản lực BM-27 Uranga cần kíp chiến đấu 6 người.
BM-27 Uranga hiện có trong biên chế quân đội của khoảng 16 nước trên thế giới. Trong đó Nga nắm trong tay từ 500 tới 800 tổ hợp loại này. Tại Trung Đông ước tính đang có hàng trăm tổ hợp này đang trực tiếp tham chiến.