Cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn một năm và liệu đây có phải là một cuộc chiến tranh hiện đại? Hay nó chỉ dừng ở mức Chiến tranh Iran-Iraq trong thập nhiên 1980? Đây có lẽ là một điều khó có thể đưa ra nhận định chính xác.Nhưng bất kể là quân đội Nga hay quân đội Ukraine, trong khi sử dụng các loại vũ khí và công nghệ tiên tiến, họ cũng sử dụng một số lượng lớn vũ khí đã rất cũ hoặc thậm chí thô sơ. Cũng chính vì điều này mà chiến trường Ukraine ngày càng phát triển theo hướng xung đột tiêu hao.Một trong những vấn đề mà quân đội Nga hiện nay đang phải đối mặt, đó là làm thế nào để đánh vào các tuyến giao thông đường sắt của đối phương trên chiến trường hiện đại; ngăn được “mạch máu” của Ukraine cho chiến trường miền Đông.Đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thiết bị chiến tranh hạng nặng trên bộ mà phương Tây viện trợ cho Ukraine, đều đang trên đường tới Ukraine như các loại xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh và các phương tiện hạng nặng khác.Tất nhiên, với những phương tiện chiến tranh nặng từ chục tấn đến hơn 70 tấn này, rõ ràng người Ukraine không thể để cho những phương tiện này di chuyển bằng đường bộ từ biên giới Ba Lan-Ukraine đến chiến trường miền Đông Ukraine, cách xa hơn một nghìn km.Nếu xe tăng hay xe bọc thép tự cơ động trên quãng đường dài như vậy, sẽ gây ra sự tiêu hao và hao mòn lớn cho thiết bị, sau đó dẫn đến các loại hỏng hóc. Ngay cả khi không tính đến những điều này, thì có bao nhiêu con đường ở Ukraine có thể chịu đựng được những thiết bị hạng nặng này?Và những cây cầu của mạng lưới đường bộ có thể chịu được xe chở xe tăng hơn 70 tấn không? Để họ lái xe ra chiến trường cách xa hàng nghìn km với tốc độ tối đa khoảng 70 km/h, liệu khi đến nơi có an toàn? Đây đều là những vấn đề mà Ukraine phải đối mặt.Vì vậy, tại thời điểm này, việc vận chuyển những thiết bị hạng nặng này đến chiến trường bằng tàu hỏa về cơ bản là lựa chọn duy nhất của Ukraine. Vậy quân đội Nga có biết Ukraine vận chuyển vũ khí đến chiến trường bằng phương tiện gì? Tại sao họ không phá hủy giao thông đường sắt của Ukraine?Nếu Nga phá hủy hoặc làm tê liệt hệ thống đường sắt của Ukraine, các thiết bị hạng nặng như xe tăng do phương Tây viện trợ, sẽ không thể ra tiền tuyến; nhưng thực sự việc này không hề đơn giản?Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, tuyến đường sắt nội địa Ukraine đã trở thành một trong những mục tiêu trọng điểm của quân đội Nga; nhưng hiệu quả của các cuộc không kích của Không quân Nga là không được như ý muốn.Ở miền nam và miền trung Ukraine, khoảng 90% các tuyến đường sắt vẫn còn hiệu quả; trong thời kỳ này, hơn 200.000 quân Ukraine đã đến chiến trường bằng đường sắt. Ở phía tây của Ukraine, 98% các tuyến đường sắt vẫn hoạt động và một số lượng lớn quân đội và vũ khí được vận chuyển đến khu vực chiến sự.Mặc dù quân đội Nga đã tấn công hàng chục cây cầu đường sắt và đầu mối giao thông của Ukraine và thậm chí là cả hệ thống điện (tàu của Ukraine đều chạy bằng điện); nhưng về cơ bản chúng đã được phía Ukraine khắc phục trong thời gian ngắn và tiếp tục đưa trở lại hoạt động. Nguyên nhân là do hệ thống giao thông đường sắt của Ukraine rất phát triển, mạng lưới đường sắt Ukraine có tổng chiều dài 23.000 km (đứng thứ 3 ở châu Âu), nên quân đội Nga khó có thể giáng một đòn chí mạng vào hệ thống đường sắt của Ukraine trong thời gian ngắn. Mặt khác đó là một vấn đề kỹ thuật, tức là quân đội Nga thực sự thiếu khả năng tấn công hệ thống đường sắt được đối phương tăng cường bảo vệ; trong khi các cuộc tấn công vào hệ thống đường sắt, chủ yếu là bằng không quân và tên lửa.Nói chung, cho nổ tung một đoạn đường ray cũng không có ý nghĩa gì, đặc biệt là ở một quốc gia có nhiều đồng bằng như Ukraine, cho dù đường ray bị phá hủy, cũng có thể sửa chữa trong vài giờ. Do đó, việc phá hủy mạng lưới đường sắt nên tập trung vào các nút quan trọng, như trung tâm phân phối, nhà ga, cầu và cống. Nhưng đối với những nút quan trọng này, quân đội Ukraine không thể đợi quân đội Nga đến ném bom, tất yếu sẽ triển khai các loại hỏa lực phòng không bảo vệ, như các trận địa tên lửa và pháo phòng không và Không quân Nga chưa đủ sức xuyên qua. Đánh giá về những tổn thất của Không quân Nga trên chiến trường Ukraine, đều bộc lộ những thiếu sót do không đủ vũ khí dẫn đường chính xác và không đủ biện pháp đối phó điện tử; vì vậy máy bay chiến đấu của Nga thường mạo hiểm áp sát mục tiêu, sau đó phóng tên lửa hoặc thả bom không điều khiển, nên khó thoát khỏi tên lửa đánh chặn của đối phương. Nếu quân đội Nga có đủ vũ khí dẫn đường tầm xa thì không cần phải thực hiện các nhiệm vụ theo cách kém hiệu quả trên. Điều này cũng chứng minh từ một bên rằng, năng lực phòng không dã chiến của Ukraine không hề yếu, vẫn là mối đe dọa cực lớn, mà máy bay chiến đấu Nga cần phải luôn đề phòng. Cũng chính vì điều này mà lực lượng phòng không Ukraine luôn bảo vệ xung quanh các nút quan trọng của tuyến đường sắt; do vậy chiến đấu cơ Nga khó có thể chọc thủng lưới phòng không đối phương, khi họ không có đủ vũ khí dẫn đường và hệ thống đối phó điện tử không mạnh.Từ những vấn đề khó khăn cả về khách quan và chủ quan của Quân đội Nga, đương nhiên họ chỉ có thể đứng nhìn một phần đáng kể viện trợ của phương Tây cho Ukraine, được đưa ra tiền tuyến trên những tuyến đường sắt.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn một năm và liệu đây có phải là một cuộc chiến tranh hiện đại? Hay nó chỉ dừng ở mức Chiến tranh Iran-Iraq trong thập nhiên 1980? Đây có lẽ là một điều khó có thể đưa ra nhận định chính xác.
Nhưng bất kể là quân đội Nga hay quân đội Ukraine, trong khi sử dụng các loại vũ khí và công nghệ tiên tiến, họ cũng sử dụng một số lượng lớn vũ khí đã rất cũ hoặc thậm chí thô sơ. Cũng chính vì điều này mà chiến trường Ukraine ngày càng phát triển theo hướng xung đột tiêu hao.
Một trong những vấn đề mà quân đội Nga hiện nay đang phải đối mặt, đó là làm thế nào để đánh vào các tuyến giao thông đường sắt của đối phương trên chiến trường hiện đại; ngăn được “mạch máu” của Ukraine cho chiến trường miền Đông.
Đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thiết bị chiến tranh hạng nặng trên bộ mà phương Tây viện trợ cho Ukraine, đều đang trên đường tới Ukraine như các loại xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh và các phương tiện hạng nặng khác.
Tất nhiên, với những phương tiện chiến tranh nặng từ chục tấn đến hơn 70 tấn này, rõ ràng người Ukraine không thể để cho những phương tiện này di chuyển bằng đường bộ từ biên giới Ba Lan-Ukraine đến chiến trường miền Đông Ukraine, cách xa hơn một nghìn km.
Nếu xe tăng hay xe bọc thép tự cơ động trên quãng đường dài như vậy, sẽ gây ra sự tiêu hao và hao mòn lớn cho thiết bị, sau đó dẫn đến các loại hỏng hóc. Ngay cả khi không tính đến những điều này, thì có bao nhiêu con đường ở Ukraine có thể chịu đựng được những thiết bị hạng nặng này?
Và những cây cầu của mạng lưới đường bộ có thể chịu được xe chở xe tăng hơn 70 tấn không? Để họ lái xe ra chiến trường cách xa hàng nghìn km với tốc độ tối đa khoảng 70 km/h, liệu khi đến nơi có an toàn? Đây đều là những vấn đề mà Ukraine phải đối mặt.
Vì vậy, tại thời điểm này, việc vận chuyển những thiết bị hạng nặng này đến chiến trường bằng tàu hỏa về cơ bản là lựa chọn duy nhất của Ukraine. Vậy quân đội Nga có biết Ukraine vận chuyển vũ khí đến chiến trường bằng phương tiện gì? Tại sao họ không phá hủy giao thông đường sắt của Ukraine?
Nếu Nga phá hủy hoặc làm tê liệt hệ thống đường sắt của Ukraine, các thiết bị hạng nặng như xe tăng do phương Tây viện trợ, sẽ không thể ra tiền tuyến; nhưng thực sự việc này không hề đơn giản?
Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, tuyến đường sắt nội địa Ukraine đã trở thành một trong những mục tiêu trọng điểm của quân đội Nga; nhưng hiệu quả của các cuộc không kích của Không quân Nga là không được như ý muốn.
Ở miền nam và miền trung Ukraine, khoảng 90% các tuyến đường sắt vẫn còn hiệu quả; trong thời kỳ này, hơn 200.000 quân Ukraine đã đến chiến trường bằng đường sắt. Ở phía tây của Ukraine, 98% các tuyến đường sắt vẫn hoạt động và một số lượng lớn quân đội và vũ khí được vận chuyển đến khu vực chiến sự.
Mặc dù quân đội Nga đã tấn công hàng chục cây cầu đường sắt và đầu mối giao thông của Ukraine và thậm chí là cả hệ thống điện (tàu của Ukraine đều chạy bằng điện); nhưng về cơ bản chúng đã được phía Ukraine khắc phục trong thời gian ngắn và tiếp tục đưa trở lại hoạt động.
Nguyên nhân là do hệ thống giao thông đường sắt của Ukraine rất phát triển, mạng lưới đường sắt Ukraine có tổng chiều dài 23.000 km (đứng thứ 3 ở châu Âu), nên quân đội Nga khó có thể giáng một đòn chí mạng vào hệ thống đường sắt của Ukraine trong thời gian ngắn.
Mặt khác đó là một vấn đề kỹ thuật, tức là quân đội Nga thực sự thiếu khả năng tấn công hệ thống đường sắt được đối phương tăng cường bảo vệ; trong khi các cuộc tấn công vào hệ thống đường sắt, chủ yếu là bằng không quân và tên lửa.
Nói chung, cho nổ tung một đoạn đường ray cũng không có ý nghĩa gì, đặc biệt là ở một quốc gia có nhiều đồng bằng như Ukraine, cho dù đường ray bị phá hủy, cũng có thể sửa chữa trong vài giờ. Do đó, việc phá hủy mạng lưới đường sắt nên tập trung vào các nút quan trọng, như trung tâm phân phối, nhà ga, cầu và cống.
Nhưng đối với những nút quan trọng này, quân đội Ukraine không thể đợi quân đội Nga đến ném bom, tất yếu sẽ triển khai các loại hỏa lực phòng không bảo vệ, như các trận địa tên lửa và pháo phòng không và Không quân Nga chưa đủ sức xuyên qua.
Đánh giá về những tổn thất của Không quân Nga trên chiến trường Ukraine, đều bộc lộ những thiếu sót do không đủ vũ khí dẫn đường chính xác và không đủ biện pháp đối phó điện tử; vì vậy máy bay chiến đấu của Nga thường mạo hiểm áp sát mục tiêu, sau đó phóng tên lửa hoặc thả bom không điều khiển, nên khó thoát khỏi tên lửa đánh chặn của đối phương.
Nếu quân đội Nga có đủ vũ khí dẫn đường tầm xa thì không cần phải thực hiện các nhiệm vụ theo cách kém hiệu quả trên. Điều này cũng chứng minh từ một bên rằng, năng lực phòng không dã chiến của Ukraine không hề yếu, vẫn là mối đe dọa cực lớn, mà máy bay chiến đấu Nga cần phải luôn đề phòng.
Cũng chính vì điều này mà lực lượng phòng không Ukraine luôn bảo vệ xung quanh các nút quan trọng của tuyến đường sắt; do vậy chiến đấu cơ Nga khó có thể chọc thủng lưới phòng không đối phương, khi họ không có đủ vũ khí dẫn đường và hệ thống đối phó điện tử không mạnh.
Từ những vấn đề khó khăn cả về khách quan và chủ quan của Quân đội Nga, đương nhiên họ chỉ có thể đứng nhìn một phần đáng kể viện trợ của phương Tây cho Ukraine, được đưa ra tiền tuyến trên những tuyến đường sắt.