Ngày 11/6, Nga đã chỉ trích Mỹ có hành vi khiêu khích khi sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52H trong cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới trên Biển Baltic mang tên Baltops 2021.Trong một bài viết trên Twitter, Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho rằng, quyết định của Bộ Quốc phòng Mỹ khi sử dụng máy bay ném bom hạt nhân chiến lược Boeing B-52H Stratofortress trong cuộc tập trận Baltops 2021 gần biên giới Nga là một động thái "khiêu khích" và "mang tính đe dọa"."Việc sử dụng máy bay ném bom hạt nhân B-52H của Không quân Mỹ trong cuộc tập trận Baltops là một hành vi khiêu khích. Động thái đe dọa này làm leo thang căng thẳng ở châu Âu và khiến bầu không khí trước thềm Thượng đỉnh Nga - Mỹ thêm chùng xuống. Chúng tôi hối thúc phía Mỹ xem xét lại hướng tiếp cận của họ với an ninh châu Âu và chấm dứt các hành động nguy hiểm gần biên giới Nga", Đại sứ quán Nga cho hay.Ra đời từ thập niên 1950, từng có thời tung hoành trên bầu trời Việt Nam, tuy nhiên với những nâng cấp liên tục và thay đổi chiến thuật, B-52 vẫn là dòng máy bay ném bom cực nguy hiểm của Mỹ.Thậm chí xét về hiệu năng và tính kinh tế, lão tướng B-52 còn trên cơ cả máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và B-1B Lancer.Trong khi B-1B và B-2 đã được Mỹ lên kế hoạch thay thế thì B-52 ít nhất vẫn hoạt động tới năm 2040, tức gần 100 năm kể từ khi chúng bay chuyến bay đầu tiên.Quân đội Mỹ còn đang thực hiện tiến trình nâng cấp cho “pháo đài bay” B-52 để tăng khả năng chuyên chở vũ khí. Kế hoạch nâng cấp mang tên 1760 sẽ cho phép B-52 mang thêm 8 quả bom J-serie đời mới bên cạnh một số giá treo vũ khí mới.B-52H, Oanh tạc cơ hạng nặng và nổi tiếng nhất của Mỹ thường mang theo bom tấn công trực diện kết hợp (JDAM) trên các giá treo. Với quá trình nâng cấp mới, máy bay sẽ chở theo được hàng loạt tên lửa và bom đời mới. Đáng chú ý, số bom và tên lửa này có thể được cất giấu trong thân máy bay.“Điều này đồng nghĩa máy bay B-52 có thể chở thêm 66% lượng bom so với phiên bản cũ. Con số tăng thêm này là cực kì lớn. Hãy thử tưởng tượng bạn có thể tấn công được nhiều lần hơn trước mà chỉ cần một lần xuất kích”, Không quân Mỹ tuyên bố.Như vậy, với gói nâng cấp mới nhất tải trọng vũ khí của một chiếc B-52H sẽ đạt tới gần 50 tấn bỏ xa đối thủ nặng ký nhất tới từ Nga loại máy bay Tu-160 (40 tấn).Có lẽ B-52 vẫn là một máy bay ném bom chiến lược thành công của Mỹ và là biểu tượng sức mạnh cho lực lượng này kể từ giữa thập niên 1950.Trong chiến tranh Việt Nam, các phiên bản của máy bay B-52 thường phải đối chọi với hệ thống phòng không mà không có biện pháp bảo vệ hiệu quả. Là một máy bay ném bom to lớn, tốc độ bay chậm nên B-52 dễ dàng trở thành mồi ngon của các hệ thống tên lửa đánh chặn này.Ngoài ra các loại máy bay bảo vệ B-52 cũng chưa thực sự xuất sắc khi để đối phương len lỏi được vào đội hình, tiến đến gần B-52 để bắn phá.Ngay nay những chiếc B-52 phiên bản H đã được nâng cấp hệ thống điện tử với các thiết bị gây nhiễu mạnh, ngoài ra nó còn đội máy bay hỗ tống uy lực bao gồm cả những chiến đấu cơ tàng hình, việc tiêm kích đối phương len lỏi vào giữa đội hình để tấn công là rất khó.Các chiến đấu cơ có năng lực tác chiến vượt trội sẽ phụ trách vai trò hộ tống chống lại tiêm kích đối phương.Ngoài ra các thiết bị dẫn đường chính xác giúp cho B-52H có thể công kích mục tiêu với sức hủy diệt lớn.Mặt khác sự phối hợp hiện đồng tác chiến của không quân Mỹ đã được thay đổi, mở đầu trận đánh là màn tấn công phủ đầu bằng các loại tên lửa hành trình Tomahawk vào các căn cứ phòng không của đối phương.Tiếp đến là các máy bay tiêm kích tàng hình tràn tới tiêu diệt nốt các đài chỉ huy radar dẫn bắn của các trung tâm chỉ huy cảnh báo cũng như như radar chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống phòng không.Lúc này pháo đài bay B-52 chất đầy bom đạn mới xuất hiện để ném bom rải thảm tiêu diệt đối phương.Màn ném bom rải thảm đã trở thành thương hiệu sức mạnh của pháo đài B-52 nhưng nó cũng cho thấy sự tàn khốc của các cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu. B-52 có thể ném bom rải thảm với tổng khối lượng bom lên tới 30 tấn và sau khi nâng cấp có thể lên tới 50 tấn, số bom này tạo ra những khu hủy diệt lớn.Ngoài khối lượng bom khủng khiếp, B-52 còn được cải tiến nâng cấp để mang những tên lửa hành trình tầm xa tấn công ngoài tầm với của phòng không đối phương. Cận cảnh hệ thống xoay chứa các tên lửa hành trình tầm siêu xa bên trong bụng chiếc B-52H.Mỗi chiếc B-52H có thể mang tới 13 tên lửa hành trình tầm xa, những loại tên lửa này được phóng từ khoảng cách hàng ngàn cây số, vượt xa tầm với của các hệ thống phòng không.Điều này có nghĩa là B-52H có thể tấn công đối phương từ khoảng cách rất xa mà không cần đội tiêm kích hộ tống cũng như không cần phải có tên lửa hành trình Tomahawk "dọn đường" trước.Bởi thế nên cho dù ra đời đã lâu, nhưng nhờ những thay đổi trong chiến lược tác chiến và nâng cấp từ chính những chiếc pháo đài bay này, khiến cho chúng vẫn là những vũ khí hiệu quả mà quân đội Mỹ ưa dùng.Khi được tiếp nhiên liệu trên không, những chiếc B-52H có thể cất cánh từ Mỹ và tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới.Thực tế đã chứng minh trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan năm 2001, những chiếc B-52H đã cất cánh từ các căn cứ sâu trong đất liền của Mỹ, tấn công các mục tiêu ở Afghanistan và sau đó lại bay trở lại Mỹ.Đây là điều mà không phải loại máy bay nào cũng có thể làm được, mặt khác khi chúng có thể cất cánh từ các căn cứ nằm sâu trong đất Mỹ, Washington có thể chủ động trong việc tung ra các đòn tấn công mà không phải đau đầu tìm sân bay gần các trận địa.Hiện nay theo thỏa thuận với Nga, Mỹ được phép duy trì con số 76 chiếc B-52H và họ sẽ ngay lập tức bổ sung nếu một trong các chiếc bị tai nạn.Đáng chú ý một số chiếc B-52H được phục hồi mới đây được Mỹ lấy ra từ "nghĩa địa" máy bay. Điều này cho thấy sự bền bỉ của khung thân chiếc máy bay ném bom chiến lược này.Mỹ đã sản xuất tổng cộng 744 chiếc, và hiện nay phần lớn chúng đã nằm tại nghĩa địa máy bay tại sa mạc Davis Monthan, bang Arizona. Dù Mỹ đã "rã xác" rất nhiều B-52, nhưng vẫn còn khá nhiều chiếc trong tình trạng có thể tái sử dụng, khi cần thiết Mỹ vẫn có thể gọi tái ngũ chúng.
Ngày 11/6, Nga đã chỉ trích Mỹ có hành vi khiêu khích khi sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52H trong cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới trên Biển Baltic mang tên Baltops 2021.
Trong một bài viết trên Twitter, Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho rằng, quyết định của Bộ Quốc phòng Mỹ khi sử dụng máy bay ném bom hạt nhân chiến lược Boeing B-52H Stratofortress trong cuộc tập trận Baltops 2021 gần biên giới Nga là một động thái "khiêu khích" và "mang tính đe dọa".
"Việc sử dụng máy bay ném bom hạt nhân B-52H của Không quân Mỹ trong cuộc tập trận Baltops là một hành vi khiêu khích. Động thái đe dọa này làm leo thang căng thẳng ở châu Âu và khiến bầu không khí trước thềm Thượng đỉnh Nga - Mỹ thêm chùng xuống. Chúng tôi hối thúc phía Mỹ xem xét lại hướng tiếp cận của họ với an ninh châu Âu và chấm dứt các hành động nguy hiểm gần biên giới Nga", Đại sứ quán Nga cho hay.
Ra đời từ thập niên 1950, từng có thời tung hoành trên bầu trời Việt Nam, tuy nhiên với những nâng cấp liên tục và thay đổi chiến thuật, B-52 vẫn là dòng máy bay ném bom cực nguy hiểm của Mỹ.
Thậm chí xét về hiệu năng và tính kinh tế, lão tướng B-52 còn trên cơ cả máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và B-1B Lancer.
Trong khi B-1B và B-2 đã được Mỹ lên kế hoạch thay thế thì B-52 ít nhất vẫn hoạt động tới năm 2040, tức gần 100 năm kể từ khi chúng bay chuyến bay đầu tiên.
Quân đội Mỹ còn đang thực hiện tiến trình nâng cấp cho “pháo đài bay” B-52 để tăng khả năng chuyên chở vũ khí. Kế hoạch nâng cấp mang tên 1760 sẽ cho phép B-52 mang thêm 8 quả bom J-serie đời mới bên cạnh một số giá treo vũ khí mới.
B-52H, Oanh tạc cơ hạng nặng và nổi tiếng nhất của Mỹ thường mang theo bom tấn công trực diện kết hợp (JDAM) trên các giá treo. Với quá trình nâng cấp mới, máy bay sẽ chở theo được hàng loạt tên lửa và bom đời mới. Đáng chú ý, số bom và tên lửa này có thể được cất giấu trong thân máy bay.
“Điều này đồng nghĩa máy bay B-52 có thể chở thêm 66% lượng bom so với phiên bản cũ. Con số tăng thêm này là cực kì lớn. Hãy thử tưởng tượng bạn có thể tấn công được nhiều lần hơn trước mà chỉ cần một lần xuất kích”, Không quân Mỹ tuyên bố.
Như vậy, với gói nâng cấp mới nhất tải trọng vũ khí của một chiếc B-52H sẽ đạt tới gần 50 tấn bỏ xa đối thủ nặng ký nhất tới từ Nga loại máy bay Tu-160 (40 tấn).
Có lẽ B-52 vẫn là một máy bay ném bom chiến lược thành công của Mỹ và là biểu tượng sức mạnh cho lực lượng này kể từ giữa thập niên 1950.
Trong chiến tranh Việt Nam, các phiên bản của máy bay B-52 thường phải đối chọi với hệ thống phòng không mà không có biện pháp bảo vệ hiệu quả. Là một máy bay ném bom to lớn, tốc độ bay chậm nên B-52 dễ dàng trở thành mồi ngon của các hệ thống tên lửa đánh chặn này.
Ngoài ra các loại máy bay bảo vệ B-52 cũng chưa thực sự xuất sắc khi để đối phương len lỏi được vào đội hình, tiến đến gần B-52 để bắn phá.
Ngay nay những chiếc B-52 phiên bản H đã được nâng cấp hệ thống điện tử với các thiết bị gây nhiễu mạnh, ngoài ra nó còn đội máy bay hỗ tống uy lực bao gồm cả những chiến đấu cơ tàng hình, việc tiêm kích đối phương len lỏi vào giữa đội hình để tấn công là rất khó.
Các chiến đấu cơ có năng lực tác chiến vượt trội sẽ phụ trách vai trò hộ tống chống lại tiêm kích đối phương.
Ngoài ra các thiết bị dẫn đường chính xác giúp cho B-52H có thể công kích mục tiêu với sức hủy diệt lớn.
Mặt khác sự phối hợp hiện đồng tác chiến của không quân Mỹ đã được thay đổi, mở đầu trận đánh là màn tấn công phủ đầu bằng các loại tên lửa hành trình Tomahawk vào các căn cứ phòng không của đối phương.
Tiếp đến là các máy bay tiêm kích tàng hình tràn tới tiêu diệt nốt các đài chỉ huy radar dẫn bắn của các trung tâm chỉ huy cảnh báo cũng như như radar chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống phòng không.
Lúc này pháo đài bay B-52 chất đầy bom đạn mới xuất hiện để ném bom rải thảm tiêu diệt đối phương.
Màn ném bom rải thảm đã trở thành thương hiệu sức mạnh của pháo đài B-52 nhưng nó cũng cho thấy sự tàn khốc của các cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu. B-52 có thể ném bom rải thảm với tổng khối lượng bom lên tới 30 tấn và sau khi nâng cấp có thể lên tới 50 tấn, số bom này tạo ra những khu hủy diệt lớn.
Ngoài khối lượng bom khủng khiếp, B-52 còn được cải tiến nâng cấp để mang những tên lửa hành trình tầm xa tấn công ngoài tầm với của phòng không đối phương. Cận cảnh hệ thống xoay chứa các tên lửa hành trình tầm siêu xa bên trong bụng chiếc B-52H.
Mỗi chiếc B-52H có thể mang tới 13 tên lửa hành trình tầm xa, những loại tên lửa này được phóng từ khoảng cách hàng ngàn cây số, vượt xa tầm với của các hệ thống phòng không.
Điều này có nghĩa là B-52H có thể tấn công đối phương từ khoảng cách rất xa mà không cần đội tiêm kích hộ tống cũng như không cần phải có tên lửa hành trình Tomahawk "dọn đường" trước.
Bởi thế nên cho dù ra đời đã lâu, nhưng nhờ những thay đổi trong chiến lược tác chiến và nâng cấp từ chính những chiếc pháo đài bay này, khiến cho chúng vẫn là những vũ khí hiệu quả mà quân đội Mỹ ưa dùng.
Khi được tiếp nhiên liệu trên không, những chiếc B-52H có thể cất cánh từ Mỹ và tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới.
Thực tế đã chứng minh trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan năm 2001, những chiếc B-52H đã cất cánh từ các căn cứ sâu trong đất liền của Mỹ, tấn công các mục tiêu ở Afghanistan và sau đó lại bay trở lại Mỹ.
Đây là điều mà không phải loại máy bay nào cũng có thể làm được, mặt khác khi chúng có thể cất cánh từ các căn cứ nằm sâu trong đất Mỹ, Washington có thể chủ động trong việc tung ra các đòn tấn công mà không phải đau đầu tìm sân bay gần các trận địa.
Hiện nay theo thỏa thuận với Nga, Mỹ được phép duy trì con số 76 chiếc B-52H và họ sẽ ngay lập tức bổ sung nếu một trong các chiếc bị tai nạn.
Đáng chú ý một số chiếc B-52H được phục hồi mới đây được Mỹ lấy ra từ "nghĩa địa" máy bay. Điều này cho thấy sự bền bỉ của khung thân chiếc máy bay ném bom chiến lược này.
Mỹ đã sản xuất tổng cộng 744 chiếc, và hiện nay phần lớn chúng đã nằm tại nghĩa địa máy bay tại sa mạc Davis Monthan, bang Arizona. Dù Mỹ đã "rã xác" rất nhiều B-52, nhưng vẫn còn khá nhiều chiếc trong tình trạng có thể tái sử dụng, khi cần thiết Mỹ vẫn có thể gọi tái ngũ chúng.