Đi lùi dù không phải là điều gì quá "to tát" với các chiến đấu cơ hiện đại vì các loại máy bay này có trọng lượng khá nhẹ. Nếu sử dụng sức người, với một đám đông khoảng 10 người cũng có thể đẩy lùi được một chiếc chiến đấu cơ. Nguồn ảnh: PKKQ.Tuy nhiên, khi nói rằng một chiến đấu cơ có giá vài chục triệu USD không thể tự... đi lùi được trên đường băng, nhiều người sẽ tỏ ra rất ngạc nhiên và có thể rất khó tin. Nguồn ảnh: Baodatviet.Thực tế thì Su-30MK2 của Việt Nam cũng như phần lớn các loại chiến đấu cơ hiện đại ngày nay đều không được thiết kế để tự đi lùi trên đường băng, đơn giản là do động cơ của chúng không cho phép. Nguồn ảnh: Zingnews.Khác với nhiều người lầm tưởng, động cơ phản lực của mọi loại máy bay kể cả dân dụng lẫn quân dụng đều có cấu tạo khá tương đồng - đó là chỉ có thể hút - xả khí theo một hướng, việc hút vào từ đuôi và xả khí ra ở họng để đẩy lùi máy bay là điều bất khả thi. Nguồn ảnh: Airliners.Cách duy nhất để tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam đi lùi đó là dùng phương tiện khác để đẩy, kéo nó trên đường băng như thế này. Nguồn ảnh: Danviet.Do không thể "đảo ngược" được chiều không khí, vậy nên cách thức phổ biến nhất hiện nay mà các chiến đấu cơ hay máy bay dân dụng sử dụng để phanh hoặc cho máy bay đi lùi đó là chỉnh lại hướng phụt của luồng khí ra khỏi động cơ. Nguồn ảnh: Archive.Bằng những tấm chắn được triển khai để "ụp" luồng khí phụt ở phía sau động cơ, luồng khí đáng lẽ ra sẽ được sử dụng để đẩy phi cơ đi giờ đây sẽ đổi hướng, chuyển thành luồng khí ngược để hãm máy bay lại hoặc đẩy nó di chuyển theo hướng ngược lại. Nguồn ảnh: Archive.Một vài loại chiến đấu cơ của châu Âu trước đây có thiết kế với các tấm chắn đổi luồng khí phản lực này ở bên trong máy bay nhằm giúp chúng có khả năng đi lùi trên đường băng hay quan trọng hơn là hãm tốc khi hạ cánh. Nguồn ảnh: Archive.Tuy nhiên thiết kế này được đánh giá là khá cồng kềnh, khiến động cơ của máy bay thêm phần phức tạp, bảo dưỡng khó, dễ hỏng hóc và ảnh hưởng tới cả khung thân của máy bay. Nguồn ảnh: Archive.Với các loại máy bay chiến đấu thế hệ mới ngày nay, gần như không một máy bay nào có thể dùng động cơ để phanh khi hạ cánh hoặc đi giật lùi, đặc biệt là với các động cơ 2,5D hay động cơ 3D - vốn dĩ cũng đã có thiết kế cực kỳ phức tạp dù không có khả năng đảo hoàn toàn chiều của luồng khí phản lực. Nguồn ảnh: Archive.Với các loại chiến đấu cơ hiện đại này, cách tốt nhất để hãm tốc khi hạ cánh là dùng dù phanh. Còn nếu như muốn đi lùi, máy bay sẽ được đẩy, kéo bằng phương tiện hỗ trợ hoặc bằng sức người. Nguồn ảnh: QĐND.Phi công Nga thử nghiệm với chiến đấu cơ Su-30MK2.
Đi lùi dù không phải là điều gì quá "to tát" với các chiến đấu cơ hiện đại vì các loại máy bay này có trọng lượng khá nhẹ. Nếu sử dụng sức người, với một đám đông khoảng 10 người cũng có thể đẩy lùi được một chiếc chiến đấu cơ. Nguồn ảnh: PKKQ.
Tuy nhiên, khi nói rằng một chiến đấu cơ có giá vài chục triệu USD không thể tự... đi lùi được trên đường băng, nhiều người sẽ tỏ ra rất ngạc nhiên và có thể rất khó tin. Nguồn ảnh: Baodatviet.
Thực tế thì Su-30MK2 của Việt Nam cũng như phần lớn các loại chiến đấu cơ hiện đại ngày nay đều không được thiết kế để tự đi lùi trên đường băng, đơn giản là do động cơ của chúng không cho phép. Nguồn ảnh: Zingnews.
Khác với nhiều người lầm tưởng, động cơ phản lực của mọi loại máy bay kể cả dân dụng lẫn quân dụng đều có cấu tạo khá tương đồng - đó là chỉ có thể hút - xả khí theo một hướng, việc hút vào từ đuôi và xả khí ra ở họng để đẩy lùi máy bay là điều bất khả thi. Nguồn ảnh: Airliners.
Cách duy nhất để tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam đi lùi đó là dùng phương tiện khác để đẩy, kéo nó trên đường băng như thế này. Nguồn ảnh: Danviet.
Do không thể "đảo ngược" được chiều không khí, vậy nên cách thức phổ biến nhất hiện nay mà các chiến đấu cơ hay máy bay dân dụng sử dụng để phanh hoặc cho máy bay đi lùi đó là chỉnh lại hướng phụt của luồng khí ra khỏi động cơ. Nguồn ảnh: Archive.
Bằng những tấm chắn được triển khai để "ụp" luồng khí phụt ở phía sau động cơ, luồng khí đáng lẽ ra sẽ được sử dụng để đẩy phi cơ đi giờ đây sẽ đổi hướng, chuyển thành luồng khí ngược để hãm máy bay lại hoặc đẩy nó di chuyển theo hướng ngược lại. Nguồn ảnh: Archive.
Một vài loại chiến đấu cơ của châu Âu trước đây có thiết kế với các tấm chắn đổi luồng khí phản lực này ở bên trong máy bay nhằm giúp chúng có khả năng đi lùi trên đường băng hay quan trọng hơn là hãm tốc khi hạ cánh. Nguồn ảnh: Archive.
Tuy nhiên thiết kế này được đánh giá là khá cồng kềnh, khiến động cơ của máy bay thêm phần phức tạp, bảo dưỡng khó, dễ hỏng hóc và ảnh hưởng tới cả khung thân của máy bay. Nguồn ảnh: Archive.
Với các loại máy bay chiến đấu thế hệ mới ngày nay, gần như không một máy bay nào có thể dùng động cơ để phanh khi hạ cánh hoặc đi giật lùi, đặc biệt là với các động cơ 2,5D hay động cơ 3D - vốn dĩ cũng đã có thiết kế cực kỳ phức tạp dù không có khả năng đảo hoàn toàn chiều của luồng khí phản lực. Nguồn ảnh: Archive.
Với các loại chiến đấu cơ hiện đại này, cách tốt nhất để hãm tốc khi hạ cánh là dùng dù phanh. Còn nếu như muốn đi lùi, máy bay sẽ được đẩy, kéo bằng phương tiện hỗ trợ hoặc bằng sức người. Nguồn ảnh: QĐND.
Phi công Nga thử nghiệm với chiến đấu cơ Su-30MK2.