Rocket hay còn gọi là đạn phản lực là loại đạn được phóng tới mục tiêu nhờ lực đẩy của động cơ phản lực. Rocket có thể được triển khai từ bệ phóng mặt đất, trên tàu chiến và trên không. Rocket hiện được coi là một trong những vũ khí cơ bản của bất kỳ dòng máy bay chiến đấu phản lực hay trực thăng tấn công/đa năng trên thế giới. Nguồn ảnh: Strategic BureauDẫu vậy, trong số các quốc gia trên thế giới sử dụng rocket không đối đất thì Nga tự tạo rcho mình số lượng đạn rocket không đối đất đa dạng hơn cả. Trong khi các nước NATO và Mỹ chủ yếu sử dụng một loại đạn rocket cỡ 70mm Hydra hay 68mm. Nguồn ảnh: AIRCòn Nga thì có 4-5 loại đạn rocket đủ kích cỡ từ tầm gần tới tầm xa, triển khai trên các máy bay chiến đấu thế hệ 4-5. Trong ảnh, Su-34 phóng rocket S-5 57mm tấn công mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: AIRMột số nguồn tin cho rằng, trên các máy bay chiến đấu, trực thăng Nga được tích hợp hệ thống máy tính ngắm bắn rất thông minh cho phép bắn rocket “ngu” đạt độ chính xác tương đương tên lửa, rocket thông minh. Nguồn ảnh: AIRMột số loại rocket không đối đất mà Không quân Nga và nhiều quốc gia khác trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đang sử dụng gồm đạn rocket S-5 cỡ 57mm (hay còn gọi là ARS-5) được sản xuất từ đầu những năm 1950 trong chương trình phát triển vũ khí cho tiêm kích MiG-19. Nguồn ảnh: World of Scale ModellingS-5 có khả năng triển khai trên tiêm kích MiG-21/23/27, Sukhoi Su-17/20/22/25 và trực thăng Mi-17/24. Đạn S-5 có thể lắp nhiều đầu đạn gồm: S-5K (đầu đạn nổ lõm chống tăng); S-5M/MO (đầu nổ phá mảnh), đạn khói...Tầm bắn từ 3-4km. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh là đạn rocket không đối đất S-8 cỡ 80mm được phát triển vào những năm 1970, biên chế từ 1984. Nó có tầm bắn từ 2-4km, đạn có thể lắp nhiều loại phần chiến đấu gồm: đầu nổ xuyên giáp S-8KO xuyên 400mm thép đồng nhất RHA; đầu nổ xuyên boongke S-8B/BM xuyên 800mm kết cấu bê tông; đầu nổ nhiệt áp S-8D/DM/DF tạo ra vụ nổ sức công phá tương đương 5,5-6kg TNT... Nguồn ảnh: Vitaly KuzminĐạn rocket S-13 cỡ 122mm được trang bị từ năm 1983, có thể triển khai trên các tiêm kích thế hệ 4 MiG-29 và Su-27. Đạn rocket đạt tầm bắn 3-6km tùy phiên bản mang đầu đạn khác nhau gồm: S-13T đầu nổ chống tăng kiểu tandem; S-13OF nổ phá mảnh chứa 450 mảnh nặng 23-25g có thể xuyên thủng giáp xe bọc thép; S-13D/DF nổ nhiệt áp tạo ra sức công phá tương đương 35-40kg TNT... Nguồn ảnh: DefendingrussiaRocket hạng nặng S-24 cỡ 240mm được biến chế từ năm 1960. Nó có trọng lượng lên tới 235kg, dài 2,33m, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 123kg, tầm bắn từ 2-3km. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminĐây được coi là một trong những loại đạn rocket không đối đất lớn nhất hiện nay còn được sử dụng. Trong ảnh là phiên bản S-24B được trang bị năm 1975. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminĐạn rocket không đối đất lớn nhất thế giới còn được sử dụng S-25 340mm, nó được trang bị từ năm 1975, có thể triển khai trên các máy bay cường kích Su-25, Su-34 và tiêm kích Su-27/35. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminĐạn có trọng lượng cực lớn 480kg, dài 3,31m, đầu đạn 190kg, tầm bắn 3km. Trong ảnh là phiên bản S-25-OFM chuyên dùng để tấn công mục tiêu kiên cố. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminCòn đây là phiên bản mang đầu nổ phá mảnh cực mạnh S-25-OF. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminLoại đạn rocket này còn có phiên bản dẫn đường bằng laser - S-25L (LD) nhưng ít sử dụng. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Rocket hay còn gọi là đạn phản lực là loại đạn được phóng tới mục tiêu nhờ lực đẩy của động cơ phản lực. Rocket có thể được triển khai từ bệ phóng mặt đất, trên tàu chiến và trên không. Rocket hiện được coi là một trong những vũ khí cơ bản của bất kỳ dòng máy bay chiến đấu phản lực hay trực thăng tấn công/đa năng trên thế giới. Nguồn ảnh: Strategic Bureau
Dẫu vậy, trong số các quốc gia trên thế giới sử dụng rocket không đối đất thì Nga tự tạo rcho mình số lượng đạn rocket không đối đất đa dạng hơn cả. Trong khi các nước NATO và Mỹ chủ yếu sử dụng một loại đạn rocket cỡ 70mm Hydra hay 68mm. Nguồn ảnh: AIR
Còn Nga thì có 4-5 loại đạn rocket đủ kích cỡ từ tầm gần tới tầm xa, triển khai trên các máy bay chiến đấu thế hệ 4-5. Trong ảnh, Su-34 phóng rocket S-5 57mm tấn công mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: AIR
Một số nguồn tin cho rằng, trên các máy bay chiến đấu, trực thăng Nga được tích hợp hệ thống máy tính ngắm bắn rất thông minh cho phép bắn rocket “ngu” đạt độ chính xác tương đương tên lửa, rocket thông minh. Nguồn ảnh: AIR
Một số loại rocket không đối đất mà Không quân Nga và nhiều quốc gia khác trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đang sử dụng gồm đạn rocket S-5 cỡ 57mm (hay còn gọi là ARS-5) được sản xuất từ đầu những năm 1950 trong chương trình phát triển vũ khí cho tiêm kích MiG-19. Nguồn ảnh: World of Scale Modelling
S-5 có khả năng triển khai trên tiêm kích MiG-21/23/27, Sukhoi Su-17/20/22/25 và trực thăng Mi-17/24. Đạn S-5 có thể lắp nhiều đầu đạn gồm: S-5K (đầu đạn nổ lõm chống tăng); S-5M/MO (đầu nổ phá mảnh), đạn khói...Tầm bắn từ 3-4km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là đạn rocket không đối đất S-8 cỡ 80mm được phát triển vào những năm 1970, biên chế từ 1984. Nó có tầm bắn từ 2-4km, đạn có thể lắp nhiều loại phần chiến đấu gồm: đầu nổ xuyên giáp S-8KO xuyên 400mm thép đồng nhất RHA; đầu nổ xuyên boongke S-8B/BM xuyên 800mm kết cấu bê tông; đầu nổ nhiệt áp S-8D/DM/DF tạo ra vụ nổ sức công phá tương đương 5,5-6kg TNT... Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Đạn rocket S-13 cỡ 122mm được trang bị từ năm 1983, có thể triển khai trên các tiêm kích thế hệ 4 MiG-29 và Su-27. Đạn rocket đạt tầm bắn 3-6km tùy phiên bản mang đầu đạn khác nhau gồm: S-13T đầu nổ chống tăng kiểu tandem; S-13OF nổ phá mảnh chứa 450 mảnh nặng 23-25g có thể xuyên thủng giáp xe bọc thép; S-13D/DF nổ nhiệt áp tạo ra sức công phá tương đương 35-40kg TNT... Nguồn ảnh: Defendingrussia
Rocket hạng nặng S-24 cỡ 240mm được biến chế từ năm 1960. Nó có trọng lượng lên tới 235kg, dài 2,33m, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 123kg, tầm bắn từ 2-3km. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Đây được coi là một trong những loại đạn rocket không đối đất lớn nhất hiện nay còn được sử dụng. Trong ảnh là phiên bản S-24B được trang bị năm 1975. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Đạn rocket không đối đất lớn nhất thế giới còn được sử dụng S-25 340mm, nó được trang bị từ năm 1975, có thể triển khai trên các máy bay cường kích Su-25, Su-34 và tiêm kích Su-27/35. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Đạn có trọng lượng cực lớn 480kg, dài 3,31m, đầu đạn 190kg, tầm bắn 3km. Trong ảnh là phiên bản S-25-OFM chuyên dùng để tấn công mục tiêu kiên cố. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Còn đây là phiên bản mang đầu nổ phá mảnh cực mạnh S-25-OF. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Loại đạn rocket này còn có phiên bản dẫn đường bằng laser - S-25L (LD) nhưng ít sử dụng. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin