Hiện nay, dây chuyền sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57 đã đi vào hoạt động. Những sản phẩm đầu tiên sẽ là lô 76 chiếc sản xuất theo đơn đặt hàng của Không quân Nga. Nhưng có thể toàn bộ 76 chiếc Su-57 này vẫn phải dùng động cơ phản lực AL-41F - loại động cơ được phát triển dành cho tiêm kích thế hệ 4++ Su-35.Theo kế hoạch, việc dùng tạm động cơ thế hệ cũ với Su-57 phải kéo dài đến sau năm 2023 - thời điểm phát triển động cơ Izdeliye 30 dành riêng cho máy bay tàng hình dự kiến mới có thể hoàn thành.Được biết, trước khi có tiết lộ bất ngờ về tiến độ phát triển động cơ mới, trang Aviationist dẫn nguồn tin quân sự Nga hồi đầu năm 2019 thừa nhận, chuyên gia nước này đã phát hiện loạt lỗi nghiêm trọng trên Su-57, nhất là vấn đề ở động cơ. Đặc biệt đã có ít nhất một tiêm kích Su-57 suýt rơi vì lỗi này trong quá trình bay thử nghiệm.Trong lúc đang thực hiện chuyến bay ở tốc độ cao, một chiếc Su-57 đã bất ngờ rung lắc và gần như mất kiểm soát khiến nguy cơ bị rơi là rất cao. Nhưng rất may phi công thử nghiệm là người lão luyện nên đã đưa được chiếc tiêm kích này trở về căn cứ an toàn. Thời điểm cụ thể xảy ra tình huống này không được Nga tiết lộ.Đây không phải là lần đầu tiên chiếc chiến đấu cơ mang nhiều kỳ vọng của Không quân Nga gặp sự cố kỹ thuật nhưng đây lại là thời điểm tương đối nhạy cảm vì Moskva vừa mới công bố mẫu động cơ chuẩn thế hệ 5 dành cho Su-57 và chốt thời điểm chính thức trang bị chiến đấu cơ tàng hình này."Hiện nay chúng tôi đang ở giai đoạn sản xuất các máy bay hàng loạt đầu tiên. Năm 2018, chúng tôi đã hoàn thành việc sản xuất và cung cấp một loạt các máy bay nguyên mẫu hiện đang trong quá trình thử nghiệm.Theo hợp đồng với với Bộ Quốc phòng, chúng tôi có hai máy bay đang trong quá trình sản xuất, với khung thời gian giao máy bay đầu tiên trong năm 2019 và máy bay thứ hai vào năm 2020. Chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ, và chiếc máy bay được sản xuất hàng loạt đầu tiên sẽ được giao đúng hẹn", Phó Giám đốc điều hành Công ty Sukhoi Alexander Pekarsh nói.Căn cứ vào những tuyên bố của Nga cho thấy, gần như chắc chắn Su-57 đi vào hoạt động trong Không quân nước này vẫn chưa được trang bị Izdeliye 30. Được biết, động cơ Izdeliye 30 vượt trội hơn hẳn động cơ AL-41F hiện đang được trang bị tạm thời trên máy bay Su-57.Hệ thống động cơ Izdeliye 30 có lực đẩy ở chế độ chưa tăng lực là 11.000 kgf trong khi đó động cơ AL-41F chỉ 8.800 kgf. Lực đẩy ở chế độ tăng lực của động cơ Izdeliye 30 là 19.000 kgf còn của AL-41F chỉ 15.000 kgf.Không những vậy, động cơ mới có những ưu điểm tốt hơn như có độ tin cậy cao hơn, tiêu hao nhiên liệu ít hơn, giảm được chí phí vấn hành và thời gian sửa chữa. Đây là lý do Bộ Quốc phòng Nga tin rằng, một khi đi vào hoạt động chính thức, Su-57 với Izdeliye 30 sẽ tạo nên cuộc cách mạng của nền công nghiệp hàng không quân sự không chỉ của Nga.Nhưng thời điểm chính xác cặp đôi này hoạt động cùng nhau có thể chính nhà sản xuất và Không quân Nga cũng không thể nắm rõ bởi không lấy gì làm đảm bảo rằng, đến năm 2023, Izdeliye 30 có thể hoạt động như kế hoạch đề ra.
Hiện nay, dây chuyền sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57 đã đi vào hoạt động. Những sản phẩm đầu tiên sẽ là lô 76 chiếc sản xuất theo đơn đặt hàng của Không quân Nga. Nhưng có thể toàn bộ 76 chiếc Su-57 này vẫn phải dùng động cơ phản lực AL-41F - loại động cơ được phát triển dành cho tiêm kích thế hệ 4++ Su-35.
Theo kế hoạch, việc dùng tạm động cơ thế hệ cũ với Su-57 phải kéo dài đến sau năm 2023 - thời điểm phát triển động cơ Izdeliye 30 dành riêng cho máy bay tàng hình dự kiến mới có thể hoàn thành.
Được biết, trước khi có tiết lộ bất ngờ về tiến độ phát triển động cơ mới, trang Aviationist dẫn nguồn tin quân sự Nga hồi đầu năm 2019 thừa nhận, chuyên gia nước này đã phát hiện loạt lỗi nghiêm trọng trên Su-57, nhất là vấn đề ở động cơ. Đặc biệt đã có ít nhất một tiêm kích Su-57 suýt rơi vì lỗi này trong quá trình bay thử nghiệm.
Trong lúc đang thực hiện chuyến bay ở tốc độ cao, một chiếc Su-57 đã bất ngờ rung lắc và gần như mất kiểm soát khiến nguy cơ bị rơi là rất cao. Nhưng rất may phi công thử nghiệm là người lão luyện nên đã đưa được chiếc tiêm kích này trở về căn cứ an toàn. Thời điểm cụ thể xảy ra tình huống này không được Nga tiết lộ.
Đây không phải là lần đầu tiên chiếc chiến đấu cơ mang nhiều kỳ vọng của Không quân Nga gặp sự cố kỹ thuật nhưng đây lại là thời điểm tương đối nhạy cảm vì Moskva vừa mới công bố mẫu động cơ chuẩn thế hệ 5 dành cho Su-57 và chốt thời điểm chính thức trang bị chiến đấu cơ tàng hình này.
"Hiện nay chúng tôi đang ở giai đoạn sản xuất các máy bay hàng loạt đầu tiên. Năm 2018, chúng tôi đã hoàn thành việc sản xuất và cung cấp một loạt các máy bay nguyên mẫu hiện đang trong quá trình thử nghiệm.
Theo hợp đồng với với Bộ Quốc phòng, chúng tôi có hai máy bay đang trong quá trình sản xuất, với khung thời gian giao máy bay đầu tiên trong năm 2019 và máy bay thứ hai vào năm 2020. Chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ, và chiếc máy bay được sản xuất hàng loạt đầu tiên sẽ được giao đúng hẹn", Phó Giám đốc điều hành Công ty Sukhoi Alexander Pekarsh nói.
Căn cứ vào những tuyên bố của Nga cho thấy, gần như chắc chắn Su-57 đi vào hoạt động trong Không quân nước này vẫn chưa được trang bị Izdeliye 30. Được biết, động cơ Izdeliye 30 vượt trội hơn hẳn động cơ AL-41F hiện đang được trang bị tạm thời trên máy bay Su-57.
Hệ thống động cơ Izdeliye 30 có lực đẩy ở chế độ chưa tăng lực là 11.000 kgf trong khi đó động cơ AL-41F chỉ 8.800 kgf. Lực đẩy ở chế độ tăng lực của động cơ Izdeliye 30 là 19.000 kgf còn của AL-41F chỉ 15.000 kgf.
Không những vậy, động cơ mới có những ưu điểm tốt hơn như có độ tin cậy cao hơn, tiêu hao nhiên liệu ít hơn, giảm được chí phí vấn hành và thời gian sửa chữa. Đây là lý do Bộ Quốc phòng Nga tin rằng, một khi đi vào hoạt động chính thức, Su-57 với Izdeliye 30 sẽ tạo nên cuộc cách mạng của nền công nghiệp hàng không quân sự không chỉ của Nga.
Nhưng thời điểm chính xác cặp đôi này hoạt động cùng nhau có thể chính nhà sản xuất và Không quân Nga cũng không thể nắm rõ bởi không lấy gì làm đảm bảo rằng, đến năm 2023, Izdeliye 30 có thể hoạt động như kế hoạch đề ra.