Như thông tin đã đề cập trước đó, Tàu 18 là chiếc Pohang Flight III đầu tiên được phía Hàn Quốc bàn giao cho Hải quân Việt Nam, thiết kế của nó nguyên bản là để đảm nhiệm vai trò tuần tra và săn ngầm.Theo nhà sản xuất, vũ khí trang bị cho biến thể Flight III của lớp tàu hộ vệ Pohang bao gồm 2 khẩu pháo Oto Melara Compact cỡ 76,2 mm với nòng dài gấp 62 lần đường kính (76 mm/62) bố trí trước - sau.Bên cạnh đó, trên tàu còn có 2 bệ pháo bắn nhanh Dardo 40 mm/70 nòng đôi, có tác dụng bổ trợ cho khẩu 76 mm trong việc tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ.Ngoài ra khẩu pháo Dardo này còn đảm trách cả vai trò phòng không, chống lại máy bay bay thấp cũng như tên lửa hành trình chống hạm (cho dù vai trò này khá hạn chế).So sánh với biến thể Pohang Flight II đời trước thì đáng ngạc nhiên là thế hệ Flight III lại không có tên lửa hành trình chống hạm (phải đến Flight IV mới được bổ sung 4 tên lửa RGM-84 Harpoon).Có lẽ Hải quân Hàn Quốc chỉ muốn phân lớp này tập trung vào nhiệm vụ chống ngầm, họ lắp đặt cho con tàu 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm.Về hệ thống điện tử, tàu được trang bị radar trinh sát bề mặt Marconi ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802, thiết bị ngắm bắn quang học Radamec 2400 cùng với thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn liền loại Signal PHS-32.Sau khi Tàu 20 - chiếc Pohang thứ hai Hàn Quốc cung cấp cho Việt Nam được thử nghiệm gắn các ống phóng KT-184 của tên lửa hành trình chống hạm 3M24 Uran-E thì đã có nhiều dự đoán cho rằng Tàu 18 cũng sẽ sớm tích hợp khí tài này.Đúng như dự đoán, vào thời điểm tháng 11/2019 đã xuất hiện hình ảnh Tàu 18 sau khi trải qua quá trình hiện đại hóa, có thể dễ dàng nhìn thấy các ống phóng KT-184 đã được lắp đặt trên tàu tại vị trí tương tự như đối với Tàu 20.Tuy vậy theo đánh giá thì các ống phóng này được gắn kết mới chỉ là bước đầu tiên đó là thử nghiệm cân bằng cho tàu, tương lai sẽ yêu cầu bổ sung radar điều khiển hỏa lực và quan trọng nhất là tích hợp tên lửa Kh-35 Uran-E vào hệ thống quản lý chiến đấu.Sau khoảng thời gian hơn 1 năm, trong phóng sự mới nhất do Kênh Truyền hình Hải quân phát sóng thì Tàu 18 lớp Pohang lại xuất hiện với diện mạo mới.Hình ảnh này đã gây bất ngờ lớn, đó là các ống phóng KT-184 phía sau đã được tháo bỏ, con tàu trở lại với chức năng ban đầu là tuần tra và chống ngầm.Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao Tàu 18 lại bỏ đi các ống phóng KT-184 của tên lửa hành trình chống hạm 3M24 Uran-E đi, cũng như cấu hình tương tự có còn áp dụng trên Tàu 20 Pohang hay không.Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng tích hợp tên lửa và radar có nguồn gốc Nga lên chiến hạm Hàn Quốc sản xuất với hệ thống quản lý chung "khác hệ" là điều chẳng hề đơn giản, cần phải có một quá trình lâu dài với nhiều hiệu chỉnh vô cùng phức tạp.
Như thông tin đã đề cập trước đó, Tàu 18 là chiếc Pohang Flight III đầu tiên được phía Hàn Quốc bàn giao cho Hải quân Việt Nam, thiết kế của nó nguyên bản là để đảm nhiệm vai trò tuần tra và săn ngầm.
Theo nhà sản xuất, vũ khí trang bị cho biến thể Flight III của lớp tàu hộ vệ Pohang bao gồm 2 khẩu pháo Oto Melara Compact cỡ 76,2 mm với nòng dài gấp 62 lần đường kính (76 mm/62) bố trí trước - sau.
Bên cạnh đó, trên tàu còn có 2 bệ pháo bắn nhanh Dardo 40 mm/70 nòng đôi, có tác dụng bổ trợ cho khẩu 76 mm trong việc tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ.
Ngoài ra khẩu pháo Dardo này còn đảm trách cả vai trò phòng không, chống lại máy bay bay thấp cũng như tên lửa hành trình chống hạm (cho dù vai trò này khá hạn chế).
So sánh với biến thể Pohang Flight II đời trước thì đáng ngạc nhiên là thế hệ Flight III lại không có tên lửa hành trình chống hạm (phải đến Flight IV mới được bổ sung 4 tên lửa RGM-84 Harpoon).
Có lẽ Hải quân Hàn Quốc chỉ muốn phân lớp này tập trung vào nhiệm vụ chống ngầm, họ lắp đặt cho con tàu 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm.
Về hệ thống điện tử, tàu được trang bị radar trinh sát bề mặt Marconi ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802, thiết bị ngắm bắn quang học Radamec 2400 cùng với thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn liền loại Signal PHS-32.
Sau khi Tàu 20 - chiếc Pohang thứ hai Hàn Quốc cung cấp cho Việt Nam được thử nghiệm gắn các ống phóng KT-184 của tên lửa hành trình chống hạm 3M24 Uran-E thì đã có nhiều dự đoán cho rằng Tàu 18 cũng sẽ sớm tích hợp khí tài này.
Đúng như dự đoán, vào thời điểm tháng 11/2019 đã xuất hiện hình ảnh Tàu 18 sau khi trải qua quá trình hiện đại hóa, có thể dễ dàng nhìn thấy các ống phóng KT-184 đã được lắp đặt trên tàu tại vị trí tương tự như đối với Tàu 20.
Tuy vậy theo đánh giá thì các ống phóng này được gắn kết mới chỉ là bước đầu tiên đó là thử nghiệm cân bằng cho tàu, tương lai sẽ yêu cầu bổ sung radar điều khiển hỏa lực và quan trọng nhất là tích hợp tên lửa Kh-35 Uran-E vào hệ thống quản lý chiến đấu.
Sau khoảng thời gian hơn 1 năm, trong phóng sự mới nhất do Kênh Truyền hình Hải quân phát sóng thì Tàu 18 lớp Pohang lại xuất hiện với diện mạo mới.
Hình ảnh này đã gây bất ngờ lớn, đó là các ống phóng KT-184 phía sau đã được tháo bỏ, con tàu trở lại với chức năng ban đầu là tuần tra và chống ngầm.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao Tàu 18 lại bỏ đi các ống phóng KT-184 của tên lửa hành trình chống hạm 3M24 Uran-E đi, cũng như cấu hình tương tự có còn áp dụng trên Tàu 20 Pohang hay không.
Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng tích hợp tên lửa và radar có nguồn gốc Nga lên chiến hạm Hàn Quốc sản xuất với hệ thống quản lý chung "khác hệ" là điều chẳng hề đơn giản, cần phải có một quá trình lâu dài với nhiều hiệu chỉnh vô cùng phức tạp.