Thông tin về vụ thử nghiệm được trang Air Recognition dẫn nguồn tin quân sự Thổ nhĩ Kỳ cho biết, trong cuộc thử nghiệm, hệ thống HISAR-A đã phóng và diệt thành công mục tiêu giả định chỉ với một phát bắn duy nhất.Vụ thử nghiệm được tiến hành tại tỉnh Aksaray dưới sự chứng kiến nhiều nhiều tướng lĩnh cấp cao của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Đây lòa lần thử nghiệm thành công thứ 4 liên tiếp kể từ năm 2018 đến nay.Nếu quá trình thử nghiệm diễn ra thuận lợi thì trước khi kết thúc năm 2020, những hệ thống phòng không HISAR-A đầu tiên sẽ chính thức được trang bị cho Thổ Nhĩ Kỳ."Thử nghiệm thành công là nỗ lực mãnh liệt của chúng ta để cho ra đời hệ thống hiện đại hơn. Hôm nay, chúng ta vui mừng tiến hành thử nghiệm hệ thống HISAR-A. Chúng ta hãnh diện về loại vũ khí này", đại diện của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Tướng Fikri Isik cho biết.Hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ có thể hoạt động như một lực lượng răn đe trong khu vực. "Không có quốc gia nào có thể gây hấn với chúng ta, nếu chúng ta có hệ thống phòng thủ mạnh mẽ riêng", ông Fikri Isik nhấn mạnh.Theo những thông tin được Thổ Nhĩ Kỳ công khai, hệ thống HISAR-A có sức mạnh tương đương với Patriot PAC 3 của Mỹ có thể dùng để bảo vệ căn cứ quân sự, cảng biển, cơ sở hạ tầng và chống lại mọi mối đe dọa không kích. Đây là hệ thống tên lửa phòng thủ được phát triển bởi Roketsan và Aselsan, 2 tập đoàn quốc phòng hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ.Được biết, trước khi có những thử nghiệm thành công với hệ thống HISAR-A, hệ thống phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ bị cho là yếu kém và khó có thể chống đỡ được một cuộc tấn công đường không từ bên ngoài nhằm vào lãnh thổ nước này.Đây chính là nguyên nhân không phận nước này phải đặt dưới sự bảo vệ của NATO. Theo bảng xếp hạng của trang web Global Fire Power tính đến hết năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu sức mạnh quân sự đứng thứ 7 trên thế giớ và đứng thứ 3 trong khối NATO (chỉ sau Mỹ và Anh).Tuy nhiên, không giống như Không quân và những lực lượng khác, phòng thủ Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là không đủ mạnh để có thể tự bảo vệ không phận của mình. Đây chính là nguyên nhân khiến Thổ quyết mua bằng được S-400 của Nga và nhanh chóng hoàn thiện hệ thống HISAR-A.
Thông tin về vụ thử nghiệm được trang Air Recognition dẫn nguồn tin quân sự Thổ nhĩ Kỳ cho biết, trong cuộc thử nghiệm, hệ thống HISAR-A đã phóng và diệt thành công mục tiêu giả định chỉ với một phát bắn duy nhất.
Vụ thử nghiệm được tiến hành tại tỉnh Aksaray dưới sự chứng kiến nhiều nhiều tướng lĩnh cấp cao của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Đây lòa lần thử nghiệm thành công thứ 4 liên tiếp kể từ năm 2018 đến nay.
Nếu quá trình thử nghiệm diễn ra thuận lợi thì trước khi kết thúc năm 2020, những hệ thống phòng không HISAR-A đầu tiên sẽ chính thức được trang bị cho Thổ Nhĩ Kỳ.
"Thử nghiệm thành công là nỗ lực mãnh liệt của chúng ta để cho ra đời hệ thống hiện đại hơn. Hôm nay, chúng ta vui mừng tiến hành thử nghiệm hệ thống HISAR-A. Chúng ta hãnh diện về loại vũ khí này", đại diện của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Tướng Fikri Isik cho biết.
Hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ có thể hoạt động như một lực lượng răn đe trong khu vực. "Không có quốc gia nào có thể gây hấn với chúng ta, nếu chúng ta có hệ thống phòng thủ mạnh mẽ riêng", ông Fikri Isik nhấn mạnh.
Theo những thông tin được Thổ Nhĩ Kỳ công khai, hệ thống HISAR-A có sức mạnh tương đương với Patriot PAC 3 của Mỹ có thể dùng để bảo vệ căn cứ quân sự, cảng biển, cơ sở hạ tầng và chống lại mọi mối đe dọa không kích. Đây là hệ thống tên lửa phòng thủ được phát triển bởi Roketsan và Aselsan, 2 tập đoàn quốc phòng hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ.
Được biết, trước khi có những thử nghiệm thành công với hệ thống HISAR-A, hệ thống phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ bị cho là yếu kém và khó có thể chống đỡ được một cuộc tấn công đường không từ bên ngoài nhằm vào lãnh thổ nước này.
Đây chính là nguyên nhân không phận nước này phải đặt dưới sự bảo vệ của NATO. Theo bảng xếp hạng của trang web Global Fire Power tính đến hết năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu sức mạnh quân sự đứng thứ 7 trên thế giớ và đứng thứ 3 trong khối NATO (chỉ sau Mỹ và Anh).
Tuy nhiên, không giống như Không quân và những lực lượng khác, phòng thủ Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là không đủ mạnh để có thể tự bảo vệ không phận của mình. Đây chính là nguyên nhân khiến Thổ quyết mua bằng được S-400 của Nga và nhanh chóng hoàn thiện hệ thống HISAR-A.