Truyền thông Iran cho biết, giới chức nước này đang đặt dấu hỏi về lý do hệ thống phòng không C-RAM được Mỹ triển khai để bảo vệ Vùng Xanh, tức trung tâm thủ đô Baghdad đã không khai hỏa khi cần thiết.Cụ thế chúng đã không khai hỏa đánh chặn trong vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) chứa thuốc nổ tấn công dinh thự Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi rạng sáng 7/11, dù tòa nhà nằm trong tầm bảo vệ của hệ thống này."Chúng tôi đang thảo luận với phía Mỹ và các quan chức đại sứ quán nước này. Đây là vấn đề mà các chuyên gia cần làm sáng tỏ và giải thích", hãng tin Iran PressTV dẫn lời tướng Tahsin al-Khafaji, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Các chiến dịch Hiệp đồng Iraq, cho biết hôm 11/08."Đại sứ quán Mỹ luôn kích hoạt hệ thống phòng thủ C-RAM và bật còi báo động mỗi khi có vụ tấn công nhằm vào Vùng Xanh ở thủ đô Baghdad. Lần này, còi báo động chỉ phát tiếng sau khi người dân nghe thấy các vụ nổ", Mohammad al-Hamad, người dẫn chương trình của kênh truyền hình Afaq tại Iraq, cho biết trên Twitter.Ba UAV mang thuốc nổ được sử dụng trong vụ tấn công, trong đó hai chiếc bị lực lượng an ninh bắn hạ, chiếc cuối cùng lao xuống dinh thự, làm 6 cận vệ của Thủ tướng Kadhimi bị thương.Thủ tướng Iraq vẫn an toàn sau vụ tập kích, tuyên bố đã biết rõ những người đứng sau âm mưu ám sát và sẽ sớm đưa họ ra ánh sáng.Sự việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa lực lượng an ninh Iraq và các nhóm dân quân người Shite thân Iran.Các nhóm dân quân thân Iran vài tuần qua tổ chức nhiều cuộc biểu tình gần Vùng Xanh, phản đối kết quả cuộc tổng tuyển cử ngày 10/10, cho rằng có nhiều bất thường trong quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu. Sau cuộc bầu cử, các nhóm dân quân người Shiite đã mất đáng kể số ghế trong quốc hội Iraq.Hiện phía Mỹ vẫn chưa lên tiếng vì sao hệ thống đánh chặn C-RAM không hoạt động trong sự việc kể trên. C-RAM được trang bị trên nóc đại sứ quán Mỹ tại Iraq để chống lại các cuộc tấn công bằng rocket hoặc UAV từ phía phiến quân khủng bố.Hệ thống phòng không tầm gần C-RAM là sự kết hợp giữa radar tìm kiếm chỉ thị mục tiêu và pháo nòng xoay vulcan nổi tiếng M61 cỡ 20 mm.Ngoài ra còn có hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân và một tổ hợp kính ngắm hồng ngoại để bám bắt mục tiêu.Một tổ hợp C-RAM có thể "khạc lửa" tới 4.500 viên đạn mỗi phút, tạo lưới hỏa lực dày đặc để tiêu diệt mục tiêu đang bay đến.Pháo Vulan 20 mm của C-RAM đạt tầm bắn tối đa 3,5 km, đủ sức bảo vệ khu vực rộng 1,3 km2 quanh trận địa, có thể vận hành hoàn toàn tự động hoặc theo lệnh từ kíp điều khiển.Hệ thống này có thể bắn đạn cháy vạch đường nổ mạnh có khả năng tự hủy (HEIT-SD) nhằm hạn chế nguy cơ gây thiệt hại ngoài ý muốn dưới mặt đất.Ngoài đặt cố định, hệ thống C-RAM còn có thể đặt trên các xe tải quân sự để tăng khả năng cơ động.Thực tế, C-RAM là hệ thống vũ khí hiệu quả nhất tính tới thời điểm hiện tại để bảo vệ đại sứ quán Mỹ tại các điểm nóng.Tại Afghanistan, C-RAM đã không ít lần khai hỏa để đánh chặn các đòn tập kích từ lực lượng Taliban.Còn tại thủ đô Badda, Iraq, C-RAM trước đó đã chứng minh hiệu quả cao trước các đòn tập kích bằng pháo phản lực từ các lực lượng hồi giáo cực đoan.Các binh sĩ Mỹ tự hào rằng kể từ khi được trang bị hệ thống C-RAM, không một binh sĩ nào ở đây phải chết hay bị thương do các cuộc tấn công bằng pháo phản lực của lực lượng phiến quân nữa.Hệ thống C-RAM đầu tiên được triển khai ở Iraq vào năm 2006 để bảo vệ Vùng Xanh tại Iraq, và nó đã phá hủy khoảng 80% số đạn pháo được bắn ra từ phiến quân.
Truyền thông Iran cho biết, giới chức nước này đang đặt dấu hỏi về lý do hệ thống phòng không C-RAM được Mỹ triển khai để bảo vệ Vùng Xanh, tức trung tâm thủ đô Baghdad đã không khai hỏa khi cần thiết.
Cụ thế chúng đã không khai hỏa đánh chặn trong vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) chứa thuốc nổ tấn công dinh thự Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi rạng sáng 7/11, dù tòa nhà nằm trong tầm bảo vệ của hệ thống này.
"Chúng tôi đang thảo luận với phía Mỹ và các quan chức đại sứ quán nước này. Đây là vấn đề mà các chuyên gia cần làm sáng tỏ và giải thích", hãng tin Iran PressTV dẫn lời tướng Tahsin al-Khafaji, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Các chiến dịch Hiệp đồng Iraq, cho biết hôm 11/08.
"Đại sứ quán Mỹ luôn kích hoạt hệ thống phòng thủ C-RAM và bật còi báo động mỗi khi có vụ tấn công nhằm vào Vùng Xanh ở thủ đô Baghdad. Lần này, còi báo động chỉ phát tiếng sau khi người dân nghe thấy các vụ nổ", Mohammad al-Hamad, người dẫn chương trình của kênh truyền hình Afaq tại Iraq, cho biết trên Twitter.
Ba UAV mang thuốc nổ được sử dụng trong vụ tấn công, trong đó hai chiếc bị lực lượng an ninh bắn hạ, chiếc cuối cùng lao xuống dinh thự, làm 6 cận vệ của Thủ tướng Kadhimi bị thương.
Thủ tướng Iraq vẫn an toàn sau vụ tập kích, tuyên bố đã biết rõ những người đứng sau âm mưu ám sát và sẽ sớm đưa họ ra ánh sáng.
Sự việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa lực lượng an ninh Iraq và các nhóm dân quân người Shite thân Iran.
Các nhóm dân quân thân Iran vài tuần qua tổ chức nhiều cuộc biểu tình gần Vùng Xanh, phản đối kết quả cuộc tổng tuyển cử ngày 10/10, cho rằng có nhiều bất thường trong quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu. Sau cuộc bầu cử, các nhóm dân quân người Shiite đã mất đáng kể số ghế trong quốc hội Iraq.
Hiện phía Mỹ vẫn chưa lên tiếng vì sao hệ thống đánh chặn C-RAM không hoạt động trong sự việc kể trên. C-RAM được trang bị trên nóc đại sứ quán Mỹ tại Iraq để chống lại các cuộc tấn công bằng rocket hoặc UAV từ phía phiến quân khủng bố.
Hệ thống phòng không tầm gần C-RAM là sự kết hợp giữa radar tìm kiếm chỉ thị mục tiêu và pháo nòng xoay vulcan nổi tiếng M61 cỡ 20 mm.
Ngoài ra còn có hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân và một tổ hợp kính ngắm hồng ngoại để bám bắt mục tiêu.
Một tổ hợp C-RAM có thể "khạc lửa" tới 4.500 viên đạn mỗi phút, tạo lưới hỏa lực dày đặc để tiêu diệt mục tiêu đang bay đến.
Pháo Vulan 20 mm của C-RAM đạt tầm bắn tối đa 3,5 km, đủ sức bảo vệ khu vực rộng 1,3 km2 quanh trận địa, có thể vận hành hoàn toàn tự động hoặc theo lệnh từ kíp điều khiển.
Hệ thống này có thể bắn đạn cháy vạch đường nổ mạnh có khả năng tự hủy (HEIT-SD) nhằm hạn chế nguy cơ gây thiệt hại ngoài ý muốn dưới mặt đất.
Ngoài đặt cố định, hệ thống C-RAM còn có thể đặt trên các xe tải quân sự để tăng khả năng cơ động.
Thực tế, C-RAM là hệ thống vũ khí hiệu quả nhất tính tới thời điểm hiện tại để bảo vệ đại sứ quán Mỹ tại các điểm nóng.
Tại Afghanistan, C-RAM đã không ít lần khai hỏa để đánh chặn các đòn tập kích từ lực lượng Taliban.
Còn tại thủ đô Badda, Iraq, C-RAM trước đó đã chứng minh hiệu quả cao trước các đòn tập kích bằng pháo phản lực từ các lực lượng hồi giáo cực đoan.
Các binh sĩ Mỹ tự hào rằng kể từ khi được trang bị hệ thống C-RAM, không một binh sĩ nào ở đây phải chết hay bị thương do các cuộc tấn công bằng pháo phản lực của lực lượng phiến quân nữa.
Hệ thống C-RAM đầu tiên được triển khai ở Iraq vào năm 2006 để bảo vệ Vùng Xanh tại Iraq, và nó đã phá hủy khoảng 80% số đạn pháo được bắn ra từ phiến quân.