Xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Triều Tiên có tên chính thức là Cheonma-2, cái tên này được tiết lộ sau chuyến thăm của Chủ tịch Kim Jong Un tới Học viện Quốc phòng Triều Tiên hôm 29/5/2024.Cỗ chiến xa nói trên trước đó có tên không chính thức là M-2020 và phiên bản mới hơn của nó được gọi là M-2024 - được đặt theo ngày xuất hiện các biến thể, cụ thể là trong cuộc duyệt binh hồi năm 2020 và cuộc tập trận diễn ra đầu năm 2024.Về ngoại hình, xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Triều Tiên giống như sự kết hợp giữa T-14 Armata của Nga và M1 Abrams do Mỹ sản xuất, chính vì vậy nó thu hút rất nhiều sự quan tâm từ báo chí.Cách bố trí của xe tăng chiến đấu chủ lực Cheonma-2 theo phong cách cổ điển với kíp chiến đấu 4 người, khoang chứa đạn đầu tiên được đặt trong một hốc phía sau tháp pháo và các tấm ngăn cũng được đặt ở đó.Nhiều khả năng các thành viên trong kíp điều khiển được bố trí tương tự M1 Abrams của Mỹ khi vị trí nạp đạn được đặt ở bên trái, trong tháp pháo, giúp dễ dàng sử dụng đạn dự trữ được đặt trong hốc phía sau.Chỉ huy và xạ thủ ngồi ở vị trí bên trái tháp pháo. Trưởng xe có kính ngắm kết hợp, việc quan sát được thực hiện bằng cách quay toàn bộ tháp pháo, tức là xe tăng vẫn không được tích hợp kính quan sát toàn cảnh. Trong khi đó, pháo thủ có các loại kính ngắm tương tự.Mang phong cách đặc trưng của vũ khí do Triều Tiên sản xuất, xe tăng Cheonma-2 còn được trang bị thêm súng phóng lựu tự động 30 mm và bệ phóng dành cho 2 tên lửa chống tăng, cho thấy khả năng cao nó không phóng được tên lửa qua nòng.Đáng ngạc nhiên là chiếc MBT này còn được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động (APS), bao gồm 2 cảm biến bức xạ laser và 4 radar ở hai bên tháp pháo. Để tiêu diệt đạn tấn công, xe tăng có 12 đạn phòng thủ, cung cấp khả năng bảo vệ đủ 360 độ cho cỗ chiến xa này.Việc bố trí radar và đạn đánh chặn trên Cheonma-2 gần giống tổ hợp APS GL-5 của Trung Quốc. Mặc dù vậy, cỗ chiến xa mới nhất của Triều Tiên có thể không quá vượt trội biến thể Songun-915 trước đó mà theo một số chuyên gia, tương ứng với bản sửa đổi T-72 của Liên Xô.Xe tăng Triều Tiên có vẻ được trang bị pháo nòng trơn 125 mm và động cơ 1.200 mã lực. Tuy nhiên một số ý kiến khác cho rằng pháo chính vẫn chỉ là loại 115 mm tương tự như trên các phiên bản T-62 Liên Xô.Ngoài hệ thống phòng vệ chủ động, giáp phản ứng nổ tăng cường hai bên thân xe và tháp pháo đã được nhìn thấy trong các cuộc tập trận, được cho là có khả năng chống lại đạn lõm mang liều nổ song song.Bên cạnh đó, phần thân sau xe tăng cũng như hốc tháp pháo được bao phủ bởi giáp phụ dạng lồng thép, có tác dụng chặn đạn rocket chống tăng tốc độ thấp kiểu RPG-7.Hiện tại giới quân sự thế giới chưa có nhiều thông tin về cỗ chiến xa mới nhất của Triều Tiên, đặc biệt là chất lượng những khí tài điện tử cũng như vũ khí mà nó được trang bị.Nhưng phần lớn ý kiến đều đồng thuận rằng phương tiện này còn có khoảng cách nhất định khi đặt cạnh chiếc K2 Black Panther tối tân do Hàn Quốc nghiên cứu chế tạo.
Xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Triều Tiên có tên chính thức là Cheonma-2, cái tên này được tiết lộ sau chuyến thăm của Chủ tịch Kim Jong Un tới Học viện Quốc phòng Triều Tiên hôm 29/5/2024.
Cỗ chiến xa nói trên trước đó có tên không chính thức là M-2020 và phiên bản mới hơn của nó được gọi là M-2024 - được đặt theo ngày xuất hiện các biến thể, cụ thể là trong cuộc duyệt binh hồi năm 2020 và cuộc tập trận diễn ra đầu năm 2024.
Về ngoại hình, xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Triều Tiên giống như sự kết hợp giữa T-14 Armata của Nga và M1 Abrams do Mỹ sản xuất, chính vì vậy nó thu hút rất nhiều sự quan tâm từ báo chí.
Cách bố trí của xe tăng chiến đấu chủ lực Cheonma-2 theo phong cách cổ điển với kíp chiến đấu 4 người, khoang chứa đạn đầu tiên được đặt trong một hốc phía sau tháp pháo và các tấm ngăn cũng được đặt ở đó.
Nhiều khả năng các thành viên trong kíp điều khiển được bố trí tương tự M1 Abrams của Mỹ khi vị trí nạp đạn được đặt ở bên trái, trong tháp pháo, giúp dễ dàng sử dụng đạn dự trữ được đặt trong hốc phía sau.
Chỉ huy và xạ thủ ngồi ở vị trí bên trái tháp pháo. Trưởng xe có kính ngắm kết hợp, việc quan sát được thực hiện bằng cách quay toàn bộ tháp pháo, tức là xe tăng vẫn không được tích hợp kính quan sát toàn cảnh. Trong khi đó, pháo thủ có các loại kính ngắm tương tự.
Mang phong cách đặc trưng của vũ khí do Triều Tiên sản xuất, xe tăng Cheonma-2 còn được trang bị thêm súng phóng lựu tự động 30 mm và bệ phóng dành cho 2 tên lửa chống tăng, cho thấy khả năng cao nó không phóng được tên lửa qua nòng.
Đáng ngạc nhiên là chiếc MBT này còn được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động (APS), bao gồm 2 cảm biến bức xạ laser và 4 radar ở hai bên tháp pháo. Để tiêu diệt đạn tấn công, xe tăng có 12 đạn phòng thủ, cung cấp khả năng bảo vệ đủ 360 độ cho cỗ chiến xa này.
Việc bố trí radar và đạn đánh chặn trên Cheonma-2 gần giống tổ hợp APS GL-5 của Trung Quốc. Mặc dù vậy, cỗ chiến xa mới nhất của Triều Tiên có thể không quá vượt trội biến thể Songun-915 trước đó mà theo một số chuyên gia, tương ứng với bản sửa đổi T-72 của Liên Xô.
Xe tăng Triều Tiên có vẻ được trang bị pháo nòng trơn 125 mm và động cơ 1.200 mã lực. Tuy nhiên một số ý kiến khác cho rằng pháo chính vẫn chỉ là loại 115 mm tương tự như trên các phiên bản T-62 Liên Xô.
Ngoài hệ thống phòng vệ chủ động, giáp phản ứng nổ tăng cường hai bên thân xe và tháp pháo đã được nhìn thấy trong các cuộc tập trận, được cho là có khả năng chống lại đạn lõm mang liều nổ song song.
Bên cạnh đó, phần thân sau xe tăng cũng như hốc tháp pháo được bao phủ bởi giáp phụ dạng lồng thép, có tác dụng chặn đạn rocket chống tăng tốc độ thấp kiểu RPG-7.
Hiện tại giới quân sự thế giới chưa có nhiều thông tin về cỗ chiến xa mới nhất của Triều Tiên, đặc biệt là chất lượng những khí tài điện tử cũng như vũ khí mà nó được trang bị.
Nhưng phần lớn ý kiến đều đồng thuận rằng phương tiện này còn có khoảng cách nhất định khi đặt cạnh chiếc K2 Black Panther tối tân do Hàn Quốc nghiên cứu chế tạo.