Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang bùng phát dữ dội, một lượng lớn vũ khí của Hàn Quốc đang nhanh chóng đổ vào các nước NATO. Các quốc gia thuộc NATO như Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Na Uy và Estonia đang phải nhập khẩu vũ khí của Hàn Quốc với số lượng lớn.Vào năm 2022, xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc sẽ đứng thứ tư trên thế giới. Ba Lan đã trực tiếp đặt hàng của Hàn Quốc 180 xe tăng K-2 Panther, 212 pháo tự hành 155mm K-9, 48 tiêm kích FA-50 và 288 bệ phóng tên lửa K-239. Đồng thời, Ba Lan cũng ký hợp đồng hợp tác sản xuất 640 xe tăng chủ lực K-2 và 428 pháo tự hành 155mm K-9. Không còn nghi ngờ gì nữa, những quốc gia châu Âu tăng cường mua vũ khí của Hàn Quốc, nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng. Còn Nga từ lâu đã là cường quốc sản xuất; danh sách vũ khí của Nga, như tên lửa siêu thanh Dagger, tên lửa đạn đạo Iskander, tiêm kích tàng hình Su-57, tiêm kích Su-35, tên lửa phòng không S-400, S-350, xe tăng T-90M, pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV,... có tính năng rất tiên tiến và giá cả phải chăng.Chính vì vậy, Nga luôn giữ vững vị trí thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu vũ khí, chỉ đứng sau Mỹ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp quân sự Nga gặp phải vấn đề là không đủ năng lực sản xuất. Cộng với đó là lệnh cấm vận gay gắt từ phương Tây, khiến nhiều linh kiện, phụ tùng thiếu nghiêm trọng.Năm 2022, Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng 400 xe tăng chủ lưucj T-90, số xe này sẽ phải hoàn thành giao hàng vào năm 2024. Ngoài ra, Quân đội Nga sẽ nâng cấp lại 800 xe tăng T-62, nhưng phải đến năm 2025 mới hoàn thành.Đặc biệt, ngành công nghiệp quốc phòng của Nga hiện thiếu khả năng sản xuất các loại bom dẫn đường chính xác khác, tên lửa hành trình với số lượng lớn; ngoài ra năng lực sản xuất xe bọc thép cũng bị sụt giảm nghiêm trọng.Năng lực sản xuất quốc phòng của Nga sụt giảm trước hết là do cơ chế vận hành. Ví dụ, vào thời Liên Xô, nhà máy sửa chữa xe tăng của Bộ Quốc phòng Liên Xô có một hệ thống bảo dưỡng quân sự khổng lồ. Cơ quan này đảm nhiệm bảo dưỡng với giá thành thấp cho các đơn vị trong toàn quân.Tuy nhiên, kể từ khi Nga cải tổ quân đội, mọi thứ đều đã được thương mại hóa và tiến hành theo mô hình của Quân đội Mỹ; tức là nhà cung cấp vũ khí sẽ là nhà bảo hành và sửa chữa vũ khí. Việc này dẫn đến giải tán cơ quan bảo đảm kỹ thuật trong quân đội Nga. Bên cạnh đó năng lực sản xuất quốc phòng của Nga xuống thấp; nên nhớ Liên Xô là quốc gia đầu tiên phát minh ra tổ hợp bảo vệ chủ động cho xe tăng, nhưng nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực trên chiến trường Nga-Ukraine không được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động. Nhiều loại vũ khí mới của Nga rất tiên tiến, nhưng số lượng lại không đủ; do đó, quân đội Nga phải sử dụng một số lượng lớn xe tăng đời cũ như T-62 và T-72, xe chiến đấu bộ binh BMP-2 và máy bay cường kích Su-25 trên chiến trường; cũng như một số lượng lớn đạn pháo và bom không điều khiển. Trong khi đó, đối thủ của Nga là Mỹ cũng thiếu hụt vũ khí trầm trọng khi phải “dốc kho” viện trợ cho Ukraine. Quân đội Mỹ đã đặt hàng thêm 700 hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) cơ động cao HIMARS và Ba Lan sẽ phải đợi ít nhất đến năm 2029-2036 mới có hàng. Để đáp ứng yêu cầu quốc phòng, Ba Lan đã mua phiên bản MLRS của Hàn Quốc, đó là hệ thống phóng tên lửa mô-đun bánh lốp K239 Chunmoo theo công nghệ của Mỹ; thực chất đó là bản sao hệ thống HIMARS của Mỹ, khi hai hệ thống có thể dùng chung đạn của nhau. Tên lửa của hệ thống K239 Chunmoo có tầm bắn tới 80 km và tên lửa chiến thuật có tầm bắn 160 km và có phiên bản đạn dẫn đường bằng vệ tinh như đạn M31 của HIMARS. Vũ khí của Hàn Quốc thực chất là "vũ khí của Mỹ", nhưng với tốc độ giao hàng nhanh hơn và giá rẻ hơn.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang bùng phát dữ dội, một lượng lớn vũ khí của Hàn Quốc đang nhanh chóng đổ vào các nước NATO. Các quốc gia thuộc NATO như Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Na Uy và Estonia đang phải nhập khẩu vũ khí của Hàn Quốc với số lượng lớn.
Vào năm 2022, xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc sẽ đứng thứ tư trên thế giới. Ba Lan đã trực tiếp đặt hàng của Hàn Quốc 180 xe tăng K-2 Panther, 212 pháo tự hành 155mm K-9, 48 tiêm kích FA-50 và 288 bệ phóng tên lửa K-239.
Đồng thời, Ba Lan cũng ký hợp đồng hợp tác sản xuất 640 xe tăng chủ lực K-2 và 428 pháo tự hành 155mm K-9. Không còn nghi ngờ gì nữa, những quốc gia châu Âu tăng cường mua vũ khí của Hàn Quốc, nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng.
Còn Nga từ lâu đã là cường quốc sản xuất; danh sách vũ khí của Nga, như tên lửa siêu thanh Dagger, tên lửa đạn đạo Iskander, tiêm kích tàng hình Su-57, tiêm kích Su-35, tên lửa phòng không S-400, S-350, xe tăng T-90M, pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV,... có tính năng rất tiên tiến và giá cả phải chăng.
Chính vì vậy, Nga luôn giữ vững vị trí thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu vũ khí, chỉ đứng sau Mỹ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp quân sự Nga gặp phải vấn đề là không đủ năng lực sản xuất. Cộng với đó là lệnh cấm vận gay gắt từ phương Tây, khiến nhiều linh kiện, phụ tùng thiếu nghiêm trọng.
Năm 2022, Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng 400 xe tăng chủ lưucj T-90, số xe này sẽ phải hoàn thành giao hàng vào năm 2024. Ngoài ra, Quân đội Nga sẽ nâng cấp lại 800 xe tăng T-62, nhưng phải đến năm 2025 mới hoàn thành.
Đặc biệt, ngành công nghiệp quốc phòng của Nga hiện thiếu khả năng sản xuất các loại bom dẫn đường chính xác khác, tên lửa hành trình với số lượng lớn; ngoài ra năng lực sản xuất xe bọc thép cũng bị sụt giảm nghiêm trọng.
Năng lực sản xuất quốc phòng của Nga sụt giảm trước hết là do cơ chế vận hành. Ví dụ, vào thời Liên Xô, nhà máy sửa chữa xe tăng của Bộ Quốc phòng Liên Xô có một hệ thống bảo dưỡng quân sự khổng lồ. Cơ quan này đảm nhiệm bảo dưỡng với giá thành thấp cho các đơn vị trong toàn quân.
Tuy nhiên, kể từ khi Nga cải tổ quân đội, mọi thứ đều đã được thương mại hóa và tiến hành theo mô hình của Quân đội Mỹ; tức là nhà cung cấp vũ khí sẽ là nhà bảo hành và sửa chữa vũ khí. Việc này dẫn đến giải tán cơ quan bảo đảm kỹ thuật trong quân đội Nga.
Bên cạnh đó năng lực sản xuất quốc phòng của Nga xuống thấp; nên nhớ Liên Xô là quốc gia đầu tiên phát minh ra tổ hợp bảo vệ chủ động cho xe tăng, nhưng nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực trên chiến trường Nga-Ukraine không được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động.
Nhiều loại vũ khí mới của Nga rất tiên tiến, nhưng số lượng lại không đủ; do đó, quân đội Nga phải sử dụng một số lượng lớn xe tăng đời cũ như T-62 và T-72, xe chiến đấu bộ binh BMP-2 và máy bay cường kích Su-25 trên chiến trường; cũng như một số lượng lớn đạn pháo và bom không điều khiển.
Trong khi đó, đối thủ của Nga là Mỹ cũng thiếu hụt vũ khí trầm trọng khi phải “dốc kho” viện trợ cho Ukraine. Quân đội Mỹ đã đặt hàng thêm 700 hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) cơ động cao HIMARS và Ba Lan sẽ phải đợi ít nhất đến năm 2029-2036 mới có hàng.
Để đáp ứng yêu cầu quốc phòng, Ba Lan đã mua phiên bản MLRS của Hàn Quốc, đó là hệ thống phóng tên lửa mô-đun bánh lốp K239 Chunmoo theo công nghệ của Mỹ; thực chất đó là bản sao hệ thống HIMARS của Mỹ, khi hai hệ thống có thể dùng chung đạn của nhau.
Tên lửa của hệ thống K239 Chunmoo có tầm bắn tới 80 km và tên lửa chiến thuật có tầm bắn 160 km và có phiên bản đạn dẫn đường bằng vệ tinh như đạn M31 của HIMARS. Vũ khí của Hàn Quốc thực chất là "vũ khí của Mỹ", nhưng với tốc độ giao hàng nhanh hơn và giá rẻ hơn.