Tạp chí quốc phòng Jane's Defense Weekly cho biết, Hàn Quốc có kế hoạch tặng một tàu hộ vệ lớp Pohang cho hải quân Colombia vào cuối năm 2020 nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia.Thỏa thuận đã được thống nhất vào năm ngoái trong cuộc gặp song phương ở thủ đô Bogota giữa Tổng thống Colombia - ông Ivan Duque và Thủ tướng Hàn Quốc - ông Lee Nak-Yon.Được biết chiến hạm mà hải quân Hàn Quốc trao tặng là tàu hộ vệ lớp Pohang mang tên ROKS Iksan (số hiệu PCC-768) thuộc thế hệ thứ tư (Flight IV).Đây cũng chính là chiếc Pohang phiên bản mới nhất mà Hàn Quốc viện trợ cho đối tác nước ngoài. Trước đó Việt Nam, Ai Cập và Philippines chỉ nhận Flight III còn Peru là biến thể Flight II.Theo thông báo, tàu ROKS Iksan đã ngừng hoạt động vào ngày 31/12/2018 và đang được sửa đổi lại cho phù hợp với nhu cầu của hải quân Colombia.Quá trình tái trang bị có thể bao gồm việc loại bỏ một hoặc cả hai khẩu pháo Oto Melara Compact cỡ 76 mm L/62 (nòng dài gấp 62 lần đường kính) và hai khẩu pháo bắn nhanh Dardo cỡ 40 mm L/70.Ngoài ra dự kiến tàu còn được sửa đổi và tân trang các khu vực làm việc nhằm cải thiện khả năng sinh hoạt của thủy thủ đoàn, bởi dù sao đây cũng là một chiến hạm đã hơn 30 năm tuổi.Nếu như phiên bản Pohang Flight II được trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm Exocet, sang phiên bản Flight III thì tàu chuyên về chống ngầm và tháo bỏ tên lửa chống hạm, nhưng tới Pohang Flight IV thì tên lửa đã được cài đặt trở lại.Với sự xuất hiện của 4 tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon Block 1B có tầm bắn 124 km, vận tốc Mach 0,8, mang theo đầu đạn trọng lượng 221 kg, chiếc Pohang Flight IV đã trở thành tàu hộ vệ đa năng thực sự.Hệ thống điện tử của tàu hộ vệ Pohang Flight IV gồm có radar tìm kiếm bề mặt AN/SPS-64, radar kiểm soát hỏa lực Radamec 2400, hệ thống quản lý chiến đấu WSA-423.Bên cạnh đó trên tàu còn có radar trinh sát Marconi S1810, thiết bị định vị thủy âm (sonar) AN/SQS-58, hệ thống gây nhiễu SLQ-261K TACM và 4 bệ phóng mồi bẫy Mel Protean.Dàn vũ khí của tàu ngoài pháo và tên lửa chống hạm thì còn có 6 ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 32 bố trí trong 2 cụm 3 ống phóng, kèm theo đó là 12 bom chìm loại Mk 9.Thông số kỹ thuật cơ bản của phiên bản Pohang Flight IV không có gì khác biệt so với biến thể cũ khi có chiều dài 88,3 m; chiều rộng 10 m; mớn nước 2,9 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 950 tấn và đầy tải 1.300 tấn.Động cơ CODOG (kết hợp diesel và turbine khí) cho phép tàu chạy với vận tốc tối đa 32 hải lý/h (59 km/h), tốc độ hành trình 15 hải lý/h (28 km/h), tầm hoạt động 4.000 hải lý (7.400 km), thủy thủ đoàn 95 người.
Tạp chí quốc phòng Jane's Defense Weekly cho biết, Hàn Quốc có kế hoạch tặng một tàu hộ vệ lớp Pohang cho hải quân Colombia vào cuối năm 2020 nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Thỏa thuận đã được thống nhất vào năm ngoái trong cuộc gặp song phương ở thủ đô Bogota giữa Tổng thống Colombia - ông Ivan Duque và Thủ tướng Hàn Quốc - ông Lee Nak-Yon.
Được biết chiến hạm mà hải quân Hàn Quốc trao tặng là tàu hộ vệ lớp Pohang mang tên ROKS Iksan (số hiệu PCC-768) thuộc thế hệ thứ tư (Flight IV).
Đây cũng chính là chiếc Pohang phiên bản mới nhất mà Hàn Quốc viện trợ cho đối tác nước ngoài. Trước đó Việt Nam, Ai Cập và Philippines chỉ nhận Flight III còn Peru là biến thể Flight II.
Theo thông báo, tàu ROKS Iksan đã ngừng hoạt động vào ngày 31/12/2018 và đang được sửa đổi lại cho phù hợp với nhu cầu của hải quân Colombia.
Quá trình tái trang bị có thể bao gồm việc loại bỏ một hoặc cả hai khẩu pháo Oto Melara Compact cỡ 76 mm L/62 (nòng dài gấp 62 lần đường kính) và hai khẩu pháo bắn nhanh Dardo cỡ 40 mm L/70.
Ngoài ra dự kiến tàu còn được sửa đổi và tân trang các khu vực làm việc nhằm cải thiện khả năng sinh hoạt của thủy thủ đoàn, bởi dù sao đây cũng là một chiến hạm đã hơn 30 năm tuổi.
Nếu như phiên bản Pohang Flight II được trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm Exocet, sang phiên bản Flight III thì tàu chuyên về chống ngầm và tháo bỏ tên lửa chống hạm, nhưng tới Pohang Flight IV thì tên lửa đã được cài đặt trở lại.
Với sự xuất hiện của 4 tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon Block 1B có tầm bắn 124 km, vận tốc Mach 0,8, mang theo đầu đạn trọng lượng 221 kg, chiếc Pohang Flight IV đã trở thành tàu hộ vệ đa năng thực sự.
Hệ thống điện tử của tàu hộ vệ Pohang Flight IV gồm có radar tìm kiếm bề mặt AN/SPS-64, radar kiểm soát hỏa lực Radamec 2400, hệ thống quản lý chiến đấu WSA-423.
Bên cạnh đó trên tàu còn có radar trinh sát Marconi S1810, thiết bị định vị thủy âm (sonar) AN/SQS-58, hệ thống gây nhiễu SLQ-261K TACM và 4 bệ phóng mồi bẫy Mel Protean.
Dàn vũ khí của tàu ngoài pháo và tên lửa chống hạm thì còn có 6 ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 32 bố trí trong 2 cụm 3 ống phóng, kèm theo đó là 12 bom chìm loại Mk 9.
Thông số kỹ thuật cơ bản của phiên bản Pohang Flight IV không có gì khác biệt so với biến thể cũ khi có chiều dài 88,3 m; chiều rộng 10 m; mớn nước 2,9 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 950 tấn và đầy tải 1.300 tấn.
Động cơ CODOG (kết hợp diesel và turbine khí) cho phép tàu chạy với vận tốc tối đa 32 hải lý/h (59 km/h), tốc độ hành trình 15 hải lý/h (28 km/h), tầm hoạt động 4.000 hải lý (7.400 km), thủy thủ đoàn 95 người.