Dù là quốc gia sở hữu lực lượng không quân lớn nhất thế giới, với hàng ngàn máy bay quân sự các loại, cùng với đó là lực lượng đổ bộ đường không tinh nhuệ bậc nhất. Tuy nhiên Quân đội Mỹ lại không hề sở hữu bất cứ mẫu xe thiết giáp hay xe tăng dù nào, ngoại trừ chiếc M551 Sheridan vốn tồn tại từ thời Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Army Recognition.Nhưng ít ai biết rằng trong thập niên 1980, Quân đội Mỹ từng phát triển một mẫu xe tăng dù có sức mạnh vượt trội hơn hẳn các dòng xe bọc thép đổ bộ đường không của Liên Xô khi đó. Và cái tên M8 Buford được kỳ vọng sẽ giúp lính dù Mỹ trở lại thời kỳ hoàng kim của mình như trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Trong ảnh là một nguyên mẫu của M8 Buford do United Defense Industries phát triển trong cuối những năm 1980. Nguồn ảnh: Reddit.M8 Buford được phát triển như một ứng cử viên thay thế cho dòng xe tăng hạng nhẹ M-551 Sheridan, vốn được biết đến như dòng xe tăng dù duy nhất của Mỹ trong suốt giai đoạn 1960-1980. Tuy nhiên M-551 không phải là một mẫu xe tăng dù theo đúng nghĩa khi nó không thể được triển khai trên không mà chỉ có thể tiếp đất nhanh khi máy bay chở theo nó bay sát dưới mặt đất. Điều này khiến M-551 dễ dàng bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất. Nguồn ảnh: Military Factory.Do đó, khi thiết kế M8 người Mỹ kỳ vọng sẽ có thể triển khai mẫu xe tăng này từ trên cao như những phương tiện dù thông thường khác. Và để làm được điều này M8 phải có trọng lượng cực kỳ nhẹ để có thể triển khai bằng dù nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng phòng vệ của xe tăng trong tác chiến thông thường. Trong ảnh là một chiếc M8 với phần giáp chính chưa được trang bị giáp phụ. Nguồn ảnh: Army Recognition.Nguyên mẫu đầu tiên của M8 được xây dựng vào năm 1985 với cái tên XM8 và mãi đến năm 1996 mới được đổi tên thành M8. Xe tăng hạng nhẹ M8 sử dụng lớp vỏ giáp bằng nhôm và thép kết hợp cùng với đó là hệ thống giáp phụ bằng modul bằng titanium và giáp phản ứng nổ cho phép bảo vệ kíp chiến đấu trước các loại hỏa lực từ 30mm trở lên, tuy nhiên nó lại không thể đối đầu trực diện với các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực. Nguồn ảnh: Sina.Hỏa lực của M8 gồm pháo chính ổn định toàn phần M68A1 105mm hoặc Rheinmetall XM35 với bộ nạp đạn tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực tương tự tăng M1A2 Abrams. Máy nạp đạn của nó có thể chứa được từ 19-21 viên cho phép pháo chính bắn với tốc độ khoảng 12 phát/phút, trong trường hợp khẩn cấp kíp chiến đấu của M8 vẫn có thể nạp đạn bằng tay. Nguồn ảnh: btvt.narod.ru.Xe tăng hạng nhẹ M8 có trọng lượng 23,58 tấn, dài 9,37m (gồm cả pháo), rộng 2,7m và cao 2,35m, cùng với đó là kíp chiến đấu ba người. Và để có thể triển khai xe tăng này bằng dù từ một chiếc máy bay vận tải C-130, M8 cần tới ít nhất 5 dù cỡ lớn cùng với đó là một sàn đáp bảo vệ khối khung gầm bánh xích của xe khi tiếp đất. Nguồn ảnh: Combat Reform.Ngoài đổ bộ đường không, M8 cũng có thể được triển khai bằng nhiều loại máy bay vận tải quân sự khác nhau dành cho các nhiệm vụ triển khai thông thường. Tuy nhiên dù khá ổn về mặt thiết kế lẫn tính năng tác chiến nhưng sự ra đời của M8 lại không hề đúng thời điểm, khi mà Chiến tranh Lạnh đã tới hồi kết. Nguồn ảnh: WordPress.com.Giống như nhiều mẫu vũ khí khác được Mỹ phát triển trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh, sứ mệnh của M8 gần liền với cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô. Và khi Chiến tranh Lạnh kết thúc thì vai trò của M8 cũng chẳng còn, và số phận của nó được định đoạt vào năm 1996 khi bị rút khỏi chương trình phát triển hỏa lực mặt đất tiên tiến của Quân đội Mỹ khi đó. Nguồn ảnh: fas.org.Nhìn chung M8 là một mẫu xe tăng dù khá tốt ở nhiều phương diện nhưng nó lại thiếu sự may mắn, nếu được đưa vào trang bị chắc chắn nó sẽ vượt trội hơn hẳn các dòng xe đổ bộ đường không BMD của Liên Xô cùng thời. Và một lần nữa lực lượng Đổ bộ Đường không của Mỹ chẳng thể có được cho mình một mẫu xe tăng dù đúng nghĩa. Nguồn ảnh: military-today.Trong năm 2016, Tập đoàn BAE Systems công ty mẹ của United Defense Industries bất ngờ cho ra mắt một biến thể mới của M8 với cái tên Expeditionary Light Tank (ELT), cũng hổ trợ đường không với thiết kế gần như tương tự dù được cải tiến đôi chút. Nguồn ảnh: snafu-solomon.Tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ quốc gia nào dành sự quan tâm dành cho xe tăng ELT hay cả nguyên mẫu M8 cũ, kể cả Quân đội Mỹ. Dù sao vẫn hy vọng trong tương lai gần M8 sẽ tìm được cho mình một cơ hội khác tốt hơn để có thể chứng minh được khả năng của mình trên chiến trường. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Dù là quốc gia sở hữu lực lượng không quân lớn nhất thế giới, với hàng ngàn máy bay quân sự các loại, cùng với đó là lực lượng đổ bộ đường không tinh nhuệ bậc nhất. Tuy nhiên Quân đội Mỹ lại không hề sở hữu bất cứ mẫu xe thiết giáp hay xe tăng dù nào, ngoại trừ chiếc M551 Sheridan vốn tồn tại từ thời Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Nhưng ít ai biết rằng trong thập niên 1980, Quân đội Mỹ từng phát triển một mẫu xe tăng dù có sức mạnh vượt trội hơn hẳn các dòng xe bọc thép đổ bộ đường không của Liên Xô khi đó. Và cái tên M8 Buford được kỳ vọng sẽ giúp lính dù Mỹ trở lại thời kỳ hoàng kim của mình như trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Trong ảnh là một nguyên mẫu của M8 Buford do United Defense Industries phát triển trong cuối những năm 1980. Nguồn ảnh: Reddit.
M8 Buford được phát triển như một ứng cử viên thay thế cho dòng xe tăng hạng nhẹ M-551 Sheridan, vốn được biết đến như dòng xe tăng dù duy nhất của Mỹ trong suốt giai đoạn 1960-1980. Tuy nhiên M-551 không phải là một mẫu xe tăng dù theo đúng nghĩa khi nó không thể được triển khai trên không mà chỉ có thể tiếp đất nhanh khi máy bay chở theo nó bay sát dưới mặt đất. Điều này khiến M-551 dễ dàng bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất. Nguồn ảnh: Military Factory.
Do đó, khi thiết kế M8 người Mỹ kỳ vọng sẽ có thể triển khai mẫu xe tăng này từ trên cao như những phương tiện dù thông thường khác. Và để làm được điều này M8 phải có trọng lượng cực kỳ nhẹ để có thể triển khai bằng dù nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng phòng vệ của xe tăng trong tác chiến thông thường. Trong ảnh là một chiếc M8 với phần giáp chính chưa được trang bị giáp phụ. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Nguyên mẫu đầu tiên của M8 được xây dựng vào năm 1985 với cái tên XM8 và mãi đến năm 1996 mới được đổi tên thành M8. Xe tăng hạng nhẹ M8 sử dụng lớp vỏ giáp bằng nhôm và thép kết hợp cùng với đó là hệ thống giáp phụ bằng modul bằng titanium và giáp phản ứng nổ cho phép bảo vệ kíp chiến đấu trước các loại hỏa lực từ 30mm trở lên, tuy nhiên nó lại không thể đối đầu trực diện với các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực. Nguồn ảnh: Sina.
Hỏa lực của M8 gồm pháo chính ổn định toàn phần M68A1 105mm hoặc Rheinmetall XM35 với bộ nạp đạn tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực tương tự tăng M1A2 Abrams. Máy nạp đạn của nó có thể chứa được từ 19-21 viên cho phép pháo chính bắn với tốc độ khoảng 12 phát/phút, trong trường hợp khẩn cấp kíp chiến đấu của M8 vẫn có thể nạp đạn bằng tay. Nguồn ảnh: btvt.narod.ru.
Xe tăng hạng nhẹ M8 có trọng lượng 23,58 tấn, dài 9,37m (gồm cả pháo), rộng 2,7m và cao 2,35m, cùng với đó là kíp chiến đấu ba người. Và để có thể triển khai xe tăng này bằng dù từ một chiếc máy bay vận tải C-130, M8 cần tới ít nhất 5 dù cỡ lớn cùng với đó là một sàn đáp bảo vệ khối khung gầm bánh xích của xe khi tiếp đất. Nguồn ảnh: Combat Reform.
Ngoài đổ bộ đường không, M8 cũng có thể được triển khai bằng nhiều loại máy bay vận tải quân sự khác nhau dành cho các nhiệm vụ triển khai thông thường. Tuy nhiên dù khá ổn về mặt thiết kế lẫn tính năng tác chiến nhưng sự ra đời của M8 lại không hề đúng thời điểm, khi mà Chiến tranh Lạnh đã tới hồi kết. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Giống như nhiều mẫu vũ khí khác được Mỹ phát triển trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh, sứ mệnh của M8 gần liền với cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô. Và khi Chiến tranh Lạnh kết thúc thì vai trò của M8 cũng chẳng còn, và số phận của nó được định đoạt vào năm 1996 khi bị rút khỏi chương trình phát triển hỏa lực mặt đất tiên tiến của Quân đội Mỹ khi đó. Nguồn ảnh: fas.org.
Nhìn chung M8 là một mẫu xe tăng dù khá tốt ở nhiều phương diện nhưng nó lại thiếu sự may mắn, nếu được đưa vào trang bị chắc chắn nó sẽ vượt trội hơn hẳn các dòng xe đổ bộ đường không BMD của Liên Xô cùng thời. Và một lần nữa lực lượng Đổ bộ Đường không của Mỹ chẳng thể có được cho mình một mẫu xe tăng dù đúng nghĩa. Nguồn ảnh: military-today.
Trong năm 2016, Tập đoàn BAE Systems công ty mẹ của United Defense Industries bất ngờ cho ra mắt một biến thể mới của M8 với cái tên Expeditionary Light Tank (ELT), cũng hổ trợ đường không với thiết kế gần như tương tự dù được cải tiến đôi chút. Nguồn ảnh: snafu-solomon.
Tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ quốc gia nào dành sự quan tâm dành cho xe tăng ELT hay cả nguyên mẫu M8 cũ, kể cả Quân đội Mỹ. Dù sao vẫn hy vọng trong tương lai gần M8 sẽ tìm được cho mình một cơ hội khác tốt hơn để có thể chứng minh được khả năng của mình trên chiến trường. Nguồn ảnh: blogspot.com.