Có quân số khoảng 45 nghìn cho tới 60 nghìn quân, nhưng Đổ bộ Đường không Nga (VDV) lại sở hữu lực lượng tăng thiết giáp lên đến hơn 2.000 đơn vị, chiếm nhiều nhất trong số đó là các đơn vị thiết giáp đổ bộ đường không. Các đơn vị này được xây dựng để trở thành các mũi tấn công chính của VDV khi lực lượng này được triển khai sau vùng hậu cứ của địch. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Với các đơn vị thiết giáp dù, khả năng cơ động của lính dù Nga sẽ được đáng kể trong hành quân tác chiến, ngoài ra còn là lực lượng hổ trợ hỏa lực chính trên chiến trường cho lính dù khi phải đối đầu với các đơn vị thiết giáp của đối phương. Do đó có thể xem thiết giáp dù là cánh tay phải không thể thiếu rời đối với Đổ độ Đường không Nga. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Thiết giáp dù Nga là một lực lượng thiết giáp hỗn hợp được xây dựng dựa trên nhiều nền tảng khác nhau với trọng tâm chính là lực lượng xe chiến đấu đổ bộ đường không. Đi kèm với đó là các đơn vị thiết giáp thông thường có cơ cấu tương tự như các đơn vị bộ binh cơ giới của lục quân. Nguồn ảnh: Reddit.Dĩ nhiên vai trò của thiết giáp dù sẽ bằng không nếu như không có sự hổ trợ của các phi đội máy bay vận tải quân sự chiến lược, mà cụ thể hơn đối với trường hợp của VDV chính là những chiếc máy bay vận tải hạng nặng IL-76. Với tải trọng lên đến 60 tấn IL-76 hoàn toàn có thể triển khai được những chiếc “xe tăng” dù của VDV ở độ cao vài nghìn mét. Nguồn ảnh: Pinterest.Bên cạnh xe thiết giáp dù, Đổ bộ Đường không Nga còn được trang bị cả xe tăng chiến đấu chủ lực và một trong số đó là T-72B3 dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga hiện nay. Tất nhiên với trọng lượng lên tới 46 tấn T-72B3 không thể được triển khai từ trên không, thay vào đó nó hoạt động tác chiến độc lập bên cạnh các đơn vị dù mặt đất hổ trợ cho đồng đội mình ở bên trong chiến tuyến địch. Nguồn ảnh: Techsob.Còn đóng vai trò chủ lực trong các đơn vị thiết giáp dù Nga lại là dòng xe chiến đấu đổ bộ đường không huyền thoại BMD vốn do Liên Xô phát triển và tiếp tục được lính dù Nga sử dụng cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Strategic Bureau.Cho tới thời điểm hiện tại, Đổ bộ Đường không Nga đã sở hữu cho mình tới bốn mẫu BMD gồm: BMD-1, BMD-2, BMD-3 và BMD-4. Tất cả những cái tên này đều gắn liền với lịch sử phát triển của thiết giáp dù Liên Xô và Nga sau này. Số lượng BMD trong VDV hiện tại là khoảng 1.200 đơn vị, trong đó BMD-2 đã chiếm tới 1.000 đơn với các biến thể BMD-2M và BMD-2KU. Nguồn ảnh: bastion-opk.Với trọng lượng chỉ hơn 11.5 tấn và dài 7.8m, BMD-2 là sự lựa chọn hoàn hảo khi kết hợp với phi đội IL-76 khi nó có thể mang theo ít 3 chiếc BMD-2 trong mỗi phi vụ của mình. Tuy nhiên hệ thống vũ khí được trang bị trên BMD-2 cũng chỉ ở mức tương đối với pháo tự động 30mm và tên lửa chống tăng dẫn đường 9M133 Kornet ở biến thể hiện đại hóa của dòng xe này. Nguồn ảnh: International Business.Điều này cũng không thay đổi trên BMD-3, khi nó được trang bị một cấu hình vũ khí tương tự như BMD-2. Bù lại BMD-3 được trang bị hệ thống động cơ mạnh mẽ và giáp bảo vệ chắc chắn hơn người tiện nhiệm của mình. Nguồn ảnh: Wikipedia.Với trọng lượng lên tới hơn 12 tấn, BMD-3 vẫn tỏ ra mình là một mẫu thiết giáp dù cơ động và hoàn toàn tương thích với IL-76. Chính sự thành công của BMD-3 đã thúc đẩy Nga hoàn thiện lực lượng thiết giáp dù của mình với BMD-4, biến thể mạnh nhất trong các dòng BMD. Nguồn ảnh: military-today.Có trọng lượng hơn 13.6 tấn tức lớn hơn 2 tấn so với BMD-2, BMD-4 được trang bị cấu hình vũ khí cực khủng với tháp pháo chính 100mm đi kèm pháo đồng trục 30mm. Bên cạnh đó hệ thống giáp và động cơ của nó cũng được cải tiến đáng kể cho phép BMD-4 hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường tác chiến đô thị lẫn chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Defence Blog.Pháo chính 100mm trên BMD-4, gần như là vũ khí tiêu chuẩn của mọi dòng xe chiến đấu bộ binh Nga hiện tại. Nó có tầm bắn hiệu quả lên đến hơn 6.000m và có khả năng triển khai cả tên lửa chống tăng dẫn đường qua nòng pháo chính. BMD-4 là sự bổ sung tốt nhất từ trước tới nay cho các đơn vị dù Nga luôn vốn khiêm khem về sức mạnh hỏa lực tầm xa. Nguồn ảnh: Russian Military.Bên cạnh các dòng xe bọc thép đổ bộ đường không có khả năng chiến đấu, lính dù Nga còn được trang bị cả các dòng xe bọc thép chở quân như BTR-D hay mới nhất là BTR-MDM. Chúng có nhiệm vụ hổ trợ tác chiến hay thiết xa vận. Nguồn ảnh: Tamaulipeco.Ngoài ra, lính dù Nga còn được trang bị khá nhiều cái tên quen thuộc khác như dòng xe bọc thép chở quân BTR-80, BTR-82A, Tigr ... trang bị của họ gần như giống một đơn vị bộ binh cơ giới thu nhỏ nhưng thiên về khả năng “không chiến” hơn. Nguồn ảnh: The Miniatures.Tuy nhiên đáng sợ nhất trong các dòng xe bọc thép đổ bộ đường không của lính dù Nga vẫn là 2S25 Sprut-SD, mẫu pháo tự hành chống tăng mạnh nhất của Quân đội Nga hiện nay. Với pháo chính 125mm, 2S25 có thể bắn hạ bất cứ xe tăng chủ lực nào từ khoảng cách 2.000m hoặc lên đến 5.000m với tên lửa chống tăng dẫn đường. Nguồn ảnh: Wikipedia.Tất nhiên, để trang bị cho VDV 2S25 cũng có trọng lượng thiết kế khá khiêm tốn khoảng 18 tấn cho phép nó có thể triển khai bằng đường không. Ngoài BMD-4, thì 2S25 là sự bổ sung hỏa lực tốt nhất mà lính dù Nga có được từ trước cho tới nay. Nguồn ảnh: Strategic Bureau.Với một số đánh giá sơ bộ ở trên ta có thể thấy vai trò của thiết giáp dù đối với lực lượng đổ bộ đường không Nga trong chiến tranh hiện đại, đóng vai trò nòng cốt trong tác chiến đổ bộ đường không của Nga. Trong tương lai chắc chắn đổ bộ đường không Nga sẽ được cơ giới hóa mạnh mẽ hơn nữa và quy mô của các đơn vị thiết giáp dù cũng từ đó mà mở rộng thành một trong những lực lượng tác chiến hàng đầu của Quân đội Nga. Nguồn ảnh: topwar.ru.
Có quân số khoảng 45 nghìn cho tới 60 nghìn quân, nhưng Đổ bộ Đường không Nga (VDV) lại sở hữu lực lượng tăng thiết giáp lên đến hơn 2.000 đơn vị, chiếm nhiều nhất trong số đó là các đơn vị thiết giáp đổ bộ đường không. Các đơn vị này được xây dựng để trở thành các mũi tấn công chính của VDV khi lực lượng này được triển khai sau vùng hậu cứ của địch. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Với các đơn vị thiết giáp dù, khả năng cơ động của lính dù Nga sẽ được đáng kể trong hành quân tác chiến, ngoài ra còn là lực lượng hổ trợ hỏa lực chính trên chiến trường cho lính dù khi phải đối đầu với các đơn vị thiết giáp của đối phương. Do đó có thể xem thiết giáp dù là cánh tay phải không thể thiếu rời đối với Đổ độ Đường không Nga. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Thiết giáp dù Nga là một lực lượng thiết giáp hỗn hợp được xây dựng dựa trên nhiều nền tảng khác nhau với trọng tâm chính là lực lượng xe chiến đấu đổ bộ đường không. Đi kèm với đó là các đơn vị thiết giáp thông thường có cơ cấu tương tự như các đơn vị bộ binh cơ giới của lục quân. Nguồn ảnh: Reddit.
Dĩ nhiên vai trò của thiết giáp dù sẽ bằng không nếu như không có sự hổ trợ của các phi đội máy bay vận tải quân sự chiến lược, mà cụ thể hơn đối với trường hợp của VDV chính là những chiếc máy bay vận tải hạng nặng IL-76. Với tải trọng lên đến 60 tấn IL-76 hoàn toàn có thể triển khai được những chiếc “xe tăng” dù của VDV ở độ cao vài nghìn mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bên cạnh xe thiết giáp dù, Đổ bộ Đường không Nga còn được trang bị cả xe tăng chiến đấu chủ lực và một trong số đó là T-72B3 dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga hiện nay. Tất nhiên với trọng lượng lên tới 46 tấn T-72B3 không thể được triển khai từ trên không, thay vào đó nó hoạt động tác chiến độc lập bên cạnh các đơn vị dù mặt đất hổ trợ cho đồng đội mình ở bên trong chiến tuyến địch. Nguồn ảnh: Techsob.
Còn đóng vai trò chủ lực trong các đơn vị thiết giáp dù Nga lại là dòng xe chiến đấu đổ bộ đường không huyền thoại BMD vốn do Liên Xô phát triển và tiếp tục được lính dù Nga sử dụng cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Strategic Bureau.
Cho tới thời điểm hiện tại, Đổ bộ Đường không Nga đã sở hữu cho mình tới bốn mẫu BMD gồm: BMD-1, BMD-2, BMD-3 và BMD-4. Tất cả những cái tên này đều gắn liền với lịch sử phát triển của thiết giáp dù Liên Xô và Nga sau này. Số lượng BMD trong VDV hiện tại là khoảng 1.200 đơn vị, trong đó BMD-2 đã chiếm tới 1.000 đơn với các biến thể BMD-2M và BMD-2KU. Nguồn ảnh: bastion-opk.
Với trọng lượng chỉ hơn 11.5 tấn và dài 7.8m, BMD-2 là sự lựa chọn hoàn hảo khi kết hợp với phi đội IL-76 khi nó có thể mang theo ít 3 chiếc BMD-2 trong mỗi phi vụ của mình. Tuy nhiên hệ thống vũ khí được trang bị trên BMD-2 cũng chỉ ở mức tương đối với pháo tự động 30mm và tên lửa chống tăng dẫn đường 9M133 Kornet ở biến thể hiện đại hóa của dòng xe này. Nguồn ảnh: International Business.
Điều này cũng không thay đổi trên BMD-3, khi nó được trang bị một cấu hình vũ khí tương tự như BMD-2. Bù lại BMD-3 được trang bị hệ thống động cơ mạnh mẽ và giáp bảo vệ chắc chắn hơn người tiện nhiệm của mình. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Với trọng lượng lên tới hơn 12 tấn, BMD-3 vẫn tỏ ra mình là một mẫu thiết giáp dù cơ động và hoàn toàn tương thích với IL-76. Chính sự thành công của BMD-3 đã thúc đẩy Nga hoàn thiện lực lượng thiết giáp dù của mình với BMD-4, biến thể mạnh nhất trong các dòng BMD. Nguồn ảnh: military-today.
Có trọng lượng hơn 13.6 tấn tức lớn hơn 2 tấn so với BMD-2, BMD-4 được trang bị cấu hình vũ khí cực khủng với tháp pháo chính 100mm đi kèm pháo đồng trục 30mm. Bên cạnh đó hệ thống giáp và động cơ của nó cũng được cải tiến đáng kể cho phép BMD-4 hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường tác chiến đô thị lẫn chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Defence Blog.
Pháo chính 100mm trên BMD-4, gần như là vũ khí tiêu chuẩn của mọi dòng xe chiến đấu bộ binh Nga hiện tại. Nó có tầm bắn hiệu quả lên đến hơn 6.000m và có khả năng triển khai cả tên lửa chống tăng dẫn đường qua nòng pháo chính. BMD-4 là sự bổ sung tốt nhất từ trước tới nay cho các đơn vị dù Nga luôn vốn khiêm khem về sức mạnh hỏa lực tầm xa. Nguồn ảnh: Russian Military.
Bên cạnh các dòng xe bọc thép đổ bộ đường không có khả năng chiến đấu, lính dù Nga còn được trang bị cả các dòng xe bọc thép chở quân như BTR-D hay mới nhất là BTR-MDM. Chúng có nhiệm vụ hổ trợ tác chiến hay thiết xa vận. Nguồn ảnh: Tamaulipeco.
Ngoài ra, lính dù Nga còn được trang bị khá nhiều cái tên quen thuộc khác như dòng xe bọc thép chở quân BTR-80, BTR-82A, Tigr ... trang bị của họ gần như giống một đơn vị bộ binh cơ giới thu nhỏ nhưng thiên về khả năng “không chiến” hơn. Nguồn ảnh: The Miniatures.
Tuy nhiên đáng sợ nhất trong các dòng xe bọc thép đổ bộ đường không của lính dù Nga vẫn là 2S25 Sprut-SD, mẫu pháo tự hành chống tăng mạnh nhất của Quân đội Nga hiện nay. Với pháo chính 125mm, 2S25 có thể bắn hạ bất cứ xe tăng chủ lực nào từ khoảng cách 2.000m hoặc lên đến 5.000m với tên lửa chống tăng dẫn đường. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tất nhiên, để trang bị cho VDV 2S25 cũng có trọng lượng thiết kế khá khiêm tốn khoảng 18 tấn cho phép nó có thể triển khai bằng đường không. Ngoài BMD-4, thì 2S25 là sự bổ sung hỏa lực tốt nhất mà lính dù Nga có được từ trước cho tới nay. Nguồn ảnh: Strategic Bureau.
Với một số đánh giá sơ bộ ở trên ta có thể thấy vai trò của thiết giáp dù đối với lực lượng đổ bộ đường không Nga trong chiến tranh hiện đại, đóng vai trò nòng cốt trong tác chiến đổ bộ đường không của Nga. Trong tương lai chắc chắn đổ bộ đường không Nga sẽ được cơ giới hóa mạnh mẽ hơn nữa và quy mô của các đơn vị thiết giáp dù cũng từ đó mà mở rộng thành một trong những lực lượng tác chiến hàng đầu của Quân đội Nga. Nguồn ảnh: topwar.ru.