Sau khi Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga bị thiệt hại nặng nề do các cuộc tấn công của Ukraine, Tư lệnh Hải quân Nga Nikolai Yevmenov đã trực tiếp bị sa thải. Tin tức này đã được đồn đại từ lâu, nhưng mãi đến gần đây người ta mới xác nhận, cựu Tư lệnh Hải quân Yevmenov đã bị tước quyền chỉ huy (Ảnh: Đô đốc Nikolai Yevmenov).Ngày 19/3, tại một buổi lễ được tổ chức tại một cảng nào đó ở Nga, Đô đốc Moiseev, cựu Tư lệnh Hạm đội phương Bắc đã xuất hiện tại buổi lễ. Nhưng khi ông xuất hiện tại buổi lễ, người chủ trì đã giới thiệu chức danh của ông là quyền Tư lệnh Hải quân Nga, đây là sự xác nhận chính thức (Ảnh: Đô đốc Alexander Moiseev).Sự thay đổi Tư lệnh Hải quân Nga vừa diễn ra, cũng là một sự thay đổi nhân sự lớn khác trong giới lãnh đạo cấp cao của Quân đội Nga, kể từ khi Tư lệnh Surovikin của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga bị sa thải vào năm ngoái (Ảnh: Tướng Sergei Surovikin).Trước đó, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu thị sát trụ sở Hạm đội Biển Đen, Tướng Moiseyev đã xuất hiện bên cạnh ông Shoigu và cựu Tư lệnh Hải quân Yevmenov, mặc dù lúc này ông vẫn đi theo ông Shoigu để thị sát, nhưng lúc đó, ông gần như bị “bỏ rơi”.Theo phân tích bên ngoài, việc thay thế Tư lệnh Hải quân Nga chắc hẳn liên quan nhiều đến xung đột giữa Nga và Ukraine, đặc biệt là Hạm đội Biển Đen gần như bị Ukraine “trói chân”, đã khiến các quan chức cấp cao của Nga hết sự kiên nhẫn đối với lực lượng Hải quân của họ.Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga không những không đóng góp nhiều cho các hoạt động quân sự đặc biệt của Quân đội Nga, mà còn mất liên tiếp hơn chục tàu các loại, do các phương thức tấn công “bất đối xứng” của Ukraine.Có thông tin cho rằng, Hạm đội Biển Đen đã mất ít nhất 30% số tàu chiến, do tàu không người lái tự sát, tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm của Ukraine, trong đó có cả “soái hạm” của Hạm đội Biển Đen là tàu tuần dương Moscow. Gần như có thể nói Hạm đội Biển Đen hiện đã bị Ukraine làm tê liệt.Trên thực tế, Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga đã chịu tổn thất nặng, đây không chỉ là kết quả của việc Tư lệnh Hải quân Yevmenov bị cách chức, mà là của toàn bộ Quân đội Nga, thậm chí là toàn bộ đất nước Nga; khi cuộc chiến tổng lực kéo dài 2 năm chưa thể kết thúc.Hạm đội Biển Đen thường xuyên bị Ukraine tấn công, vì Quân đội Nga đã đánh giá thấp tình hình ở Biển Đen, không chuẩn bị đầy đủ cho việc các nước NATO can dự sâu vào xung đột Nga-Ukraine và trực tiếp hỗ trợ Ukraine tấn công tàu của Hải quân Nga.Điều này không chỉ xảy ra với Hải quân Nga mà toàn bộ Quân đội Nga; khi toàn bộ Quân đội Nga, từ trên xuống dưới, đều không đánh giá được sự can thiệp sâu của NATO vào cuộc xung đột, dẫn đến hoạt động quân sự đặc biệt của họ tại Ukraine gặp quá nhiều khó khăn.Tất nhiên, đối với Hạm đội Biển Đen, các phương tiện trinh sát tầm xa của Mỹ và NATO như UAV trinh sát chiến lược tầm cao, máy bay cảnh báo sớm, vệ tinh độ phân giải cao,... đã và đang tiến hành các hoạt động giám sát hành động của Hạm đội Biển Đen 24/7.Vì vậy, Hạm đội Biển Đen có bao nhiêu tàu đang neo đậu, tình trạng các tàu này ra sao, tàu nào ra khơi,... đều trong tầm theo dõi của Mỹ và NATO. Trên thực tế, Ukraine đã tính toán rõ ràng với sự giúp đỡ về thông tin tình báo của Mỹ và NATO.Chỉ cần biết được thông tin vị trí của các tàu chiến Hạm đội Biển Đen do Mỹ và NATO cung cấp, thì Ukraine sẽ dễ dàng đưa ra các phương án tác chiến, khi sử dụng UAV tự sát, tên lửa chống hạm hay tàu không người lái… để thực hiện các cuộc tấn công tiêu diệt tàu Nga. Ngoài ra, bản thân vị trí của Hạm đội Biển Đen cũng có những bất lợi tự nhiên, căn cứ cảng chính của Hạm đội Biển Đen là Sevastopol, rõ ràng là “mục tiêu chết”. Ngoài ra, Mỹ sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để tiến hành trinh sát tại Sevastopol hàng ngày, việc triển khai Hạm đội Biển Đen tại căn cứ cảng, từ lâu đã được thấy rõ. Thậm chí, cố vấn Mỹ đã tiến hành một số lượng lớn các cuộc tập trận cho Ukraine, trước khi tấn công Hạm đội Biển Đen và tối ưu hóa lộ trình tấn công; đây có thể là một trong những lý do khiến Hạm đội Biển Đen thường xuyên bị tấn công thành công. Từ góc độ này, nếu người chỉ huy quyết đoán, có thể tránh được thiệt hại nặng cho Hạm đội Biển Đen, nhưng vẫn cần những người có tầm nhìn chiến lược cực cao, đóng vai trò là người ra quyết định; nếu không thiệt hại sẽ vẫn xảy ra và khó tránh khỏi. Vì vậy, việc Tướng Yevmenov, cựu Tư lệnh Hải quân Nga bị cách chức lần này, có thể coi là hành động tương đối “bất công” của Điện Kremlin; mặc dù ai ở vị trí như vậy, thì cũng sẽ phải gánh “lỗi” như ông mà thôi.Tất nhiên, giống như việc Tổng thống Zelensky cách chức Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine trước đó, sự thay đổi lãnh đạo cấp cao nhất của Hải quân Nga lần này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy, Tổng thống Putin đang chuẩn bị thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn đối với Ukraine.Trước đó, Ukraine đã thay thế Tổng tư lệnh Quân đội; rõ ràng nếu Kiev nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ và phương Tây, thì vào mùa hè này sẽ tung ra một “cuộc phản công lớn” khác trên chiến tuyến, với hy vọng giành lại tất cả những khu vực bị mất.Trong binh pháp, việc thay tướng trước trận chiến là điều cấm kỵ đối với các chiến lược gia quân sự, Tổng thống Putin và các quan chức cấp cao khác của Nga đều biết điều này. Vì vậy, việc thay đổi Tư lệnh Hải quân trong giai đoạn này, có thể đồng nghĩa với việc Nga đang thực hiện những kế hoạch lớn hơn.Ví dụ Nga sẽ phong tỏa hoàn toàn Biển Đen theo đúng nghĩa thực tế, để ngũ cốc Ukraine không thể được vận chuyển bằng đường biển. Hoặc dùng Hải quân phóng tên lửa tầm xa, để tăng cường khả năng phối hợp với lực lượng tấn công trên bộ.Tóm lại, những điều chỉnh lớn gần đây về nhân sự cấp cao giữa Nga và Ukraine có thể đồng nghĩa với việc chiến trường Ukraine sẽ sớm phải đối mặt với những thay đổi lớn (Nguồn ảnh: Topwar, CNN, Ukrinform)Tàu không người lái tự sát của Ukraine tấn công tàu tuần tra Sergey Kotov của Nga ngày 5/3. Nguồn: Ukrinform.
Sau khi Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga bị thiệt hại nặng nề do các cuộc tấn công của Ukraine, Tư lệnh Hải quân Nga Nikolai Yevmenov đã trực tiếp bị sa thải. Tin tức này đã được đồn đại từ lâu, nhưng mãi đến gần đây người ta mới xác nhận, cựu Tư lệnh Hải quân Yevmenov đã bị tước quyền chỉ huy (Ảnh: Đô đốc Nikolai Yevmenov).
Ngày 19/3, tại một buổi lễ được tổ chức tại một cảng nào đó ở Nga, Đô đốc Moiseev, cựu Tư lệnh Hạm đội phương Bắc đã xuất hiện tại buổi lễ. Nhưng khi ông xuất hiện tại buổi lễ, người chủ trì đã giới thiệu chức danh của ông là quyền Tư lệnh Hải quân Nga, đây là sự xác nhận chính thức (Ảnh: Đô đốc Alexander Moiseev).
Sự thay đổi Tư lệnh Hải quân Nga vừa diễn ra, cũng là một sự thay đổi nhân sự lớn khác trong giới lãnh đạo cấp cao của Quân đội Nga, kể từ khi Tư lệnh Surovikin của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga bị sa thải vào năm ngoái (Ảnh: Tướng Sergei Surovikin).
Trước đó, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu thị sát trụ sở Hạm đội Biển Đen, Tướng Moiseyev đã xuất hiện bên cạnh ông Shoigu và cựu Tư lệnh Hải quân Yevmenov, mặc dù lúc này ông vẫn đi theo ông Shoigu để thị sát, nhưng lúc đó, ông gần như bị “bỏ rơi”.
Theo phân tích bên ngoài, việc thay thế Tư lệnh Hải quân Nga chắc hẳn liên quan nhiều đến xung đột giữa Nga và Ukraine, đặc biệt là Hạm đội Biển Đen gần như bị Ukraine “trói chân”, đã khiến các quan chức cấp cao của Nga hết sự kiên nhẫn đối với lực lượng Hải quân của họ.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga không những không đóng góp nhiều cho các hoạt động quân sự đặc biệt của Quân đội Nga, mà còn mất liên tiếp hơn chục tàu các loại, do các phương thức tấn công “bất đối xứng” của Ukraine.
Có thông tin cho rằng, Hạm đội Biển Đen đã mất ít nhất 30% số tàu chiến, do tàu không người lái tự sát, tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm của Ukraine, trong đó có cả “soái hạm” của Hạm đội Biển Đen là tàu tuần dương Moscow. Gần như có thể nói Hạm đội Biển Đen hiện đã bị Ukraine làm tê liệt.
Trên thực tế, Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga đã chịu tổn thất nặng, đây không chỉ là kết quả của việc Tư lệnh Hải quân Yevmenov bị cách chức, mà là của toàn bộ Quân đội Nga, thậm chí là toàn bộ đất nước Nga; khi cuộc chiến tổng lực kéo dài 2 năm chưa thể kết thúc.
Hạm đội Biển Đen thường xuyên bị Ukraine tấn công, vì Quân đội Nga đã đánh giá thấp tình hình ở Biển Đen, không chuẩn bị đầy đủ cho việc các nước NATO can dự sâu vào xung đột Nga-Ukraine và trực tiếp hỗ trợ Ukraine tấn công tàu của Hải quân Nga.
Điều này không chỉ xảy ra với Hải quân Nga mà toàn bộ Quân đội Nga; khi toàn bộ Quân đội Nga, từ trên xuống dưới, đều không đánh giá được sự can thiệp sâu của NATO vào cuộc xung đột, dẫn đến hoạt động quân sự đặc biệt của họ tại Ukraine gặp quá nhiều khó khăn.
Tất nhiên, đối với Hạm đội Biển Đen, các phương tiện trinh sát tầm xa của Mỹ và NATO như UAV trinh sát chiến lược tầm cao, máy bay cảnh báo sớm, vệ tinh độ phân giải cao,... đã và đang tiến hành các hoạt động giám sát hành động của Hạm đội Biển Đen 24/7.
Vì vậy, Hạm đội Biển Đen có bao nhiêu tàu đang neo đậu, tình trạng các tàu này ra sao, tàu nào ra khơi,... đều trong tầm theo dõi của Mỹ và NATO. Trên thực tế, Ukraine đã tính toán rõ ràng với sự giúp đỡ về thông tin tình báo của Mỹ và NATO.
Chỉ cần biết được thông tin vị trí của các tàu chiến Hạm đội Biển Đen do Mỹ và NATO cung cấp, thì Ukraine sẽ dễ dàng đưa ra các phương án tác chiến, khi sử dụng UAV tự sát, tên lửa chống hạm hay tàu không người lái… để thực hiện các cuộc tấn công tiêu diệt tàu Nga.
Ngoài ra, bản thân vị trí của Hạm đội Biển Đen cũng có những bất lợi tự nhiên, căn cứ cảng chính của Hạm đội Biển Đen là Sevastopol, rõ ràng là “mục tiêu chết”. Ngoài ra, Mỹ sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để tiến hành trinh sát tại Sevastopol hàng ngày, việc triển khai Hạm đội Biển Đen tại căn cứ cảng, từ lâu đã được thấy rõ.
Thậm chí, cố vấn Mỹ đã tiến hành một số lượng lớn các cuộc tập trận cho Ukraine, trước khi tấn công Hạm đội Biển Đen và tối ưu hóa lộ trình tấn công; đây có thể là một trong những lý do khiến Hạm đội Biển Đen thường xuyên bị tấn công thành công.
Từ góc độ này, nếu người chỉ huy quyết đoán, có thể tránh được thiệt hại nặng cho Hạm đội Biển Đen, nhưng vẫn cần những người có tầm nhìn chiến lược cực cao, đóng vai trò là người ra quyết định; nếu không thiệt hại sẽ vẫn xảy ra và khó tránh khỏi.
Vì vậy, việc Tướng Yevmenov, cựu Tư lệnh Hải quân Nga bị cách chức lần này, có thể coi là hành động tương đối “bất công” của Điện Kremlin; mặc dù ai ở vị trí như vậy, thì cũng sẽ phải gánh “lỗi” như ông mà thôi.
Tất nhiên, giống như việc Tổng thống Zelensky cách chức Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine trước đó, sự thay đổi lãnh đạo cấp cao nhất của Hải quân Nga lần này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy, Tổng thống Putin đang chuẩn bị thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn đối với Ukraine.
Trước đó, Ukraine đã thay thế Tổng tư lệnh Quân đội; rõ ràng nếu Kiev nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ và phương Tây, thì vào mùa hè này sẽ tung ra một “cuộc phản công lớn” khác trên chiến tuyến, với hy vọng giành lại tất cả những khu vực bị mất.
Trong binh pháp, việc thay tướng trước trận chiến là điều cấm kỵ đối với các chiến lược gia quân sự, Tổng thống Putin và các quan chức cấp cao khác của Nga đều biết điều này. Vì vậy, việc thay đổi Tư lệnh Hải quân trong giai đoạn này, có thể đồng nghĩa với việc Nga đang thực hiện những kế hoạch lớn hơn.
Ví dụ Nga sẽ phong tỏa hoàn toàn Biển Đen theo đúng nghĩa thực tế, để ngũ cốc Ukraine không thể được vận chuyển bằng đường biển. Hoặc dùng Hải quân phóng tên lửa tầm xa, để tăng cường khả năng phối hợp với lực lượng tấn công trên bộ.
Tóm lại, những điều chỉnh lớn gần đây về nhân sự cấp cao giữa Nga và Ukraine có thể đồng nghĩa với việc chiến trường Ukraine sẽ sớm phải đối mặt với những thay đổi lớn (Nguồn ảnh: Topwar, CNN, Ukrinform)
Tàu không người lái tự sát của Ukraine tấn công tàu tuần tra Sergey Kotov của Nga ngày 5/3. Nguồn: Ukrinform.