Trả lời phỏng vấn Sputnik, đại diện Tập đoàn chế tạo Trực thăng Nga (Russian Helicopters) đã xác nhận rằng đề án phát triển và chế tạo biến thể hải quân của trực thăng tấn công Ka-52 Alligator hay còn được biết tới với cái tên Ka-52K đang là ưu tiên hàng đầu dành cho Hải quân Nga. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Ka-52K hay còn có biệt danh Katran là một trong những dòng trực thăng tấn công hiện đại nhất của Quân đội Nga hiện nay, nó sở hữu nhiều công nghệ khác biệt so với trực thăng Mi-28 và Ka-52 nguyên bản. Và sự khác biệt của Ka-52K chính là việc nó có thể hoạt động trên biển như một “cỗ xe tăng bay”. Nguồn ảnh: rusvesna.su.Ban đầu biến thể hải quân Ka-52 này được phát triển để trang bị trên các tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp được Nga đặt mua từ năm 2010. Thiết kế của Ka-52K cũng được tiêu chuẩn hóa cho tác chiến trên biển với phần cánh quạt nâng đồng trục có thể gấp gọn lại được, hệ thống hổ trợ sự sống dành cho phi hành đoàn và hệ thống điều khiển hỏa lực đặc biệt phù hợp cho nhiệm vụ tác chiến chống hạm. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Theo chuyên gia phân tích quân sự Andrey Kotz đánh giá về Ka-52K, biến thể hải quân của Ka-52 được thiết kế lại một phần khung thân giúp nâng cao khả năng sống sót của phi hành đoàn trong trường hợp khẩn cấp, cũng như cho phép nó hoạt động ở môi trường biển có độ ăn mòn cao. Thiết kế kính buồng lái cũng được thay đổi giúp phi công có tầm quan sát rộng hơn kết hợp với đó là hệ thống thoát khí mới. Nguồn ảnh: Warships.Trong thời gian khủng hoảng chính trị tại Ukraine, trước sức ép chính trị từ Mỹ, Pháp đã phải hủy hợp đồng cung cấp tàu đổ bộ lớp Mistral cho Nga. Ai Cập sau khi mua lại các tàu đổ này vẫn chọn trực thăng Ka-52K của Nga. Tuy nhiên, số phận của dòng trực thăng hải quân này tại Nga trở nên khó đoán hơn do thời Hải quân Nga chưa có các tàu đổ bộ chuyên dụng hạng nặng để tận dụng hết tính năng của Ka-52K. Nguồn ảnh: stroicar.com.Với khả năng chiến đấu mà các nguyên mẫu trực thăng tấn công Ka-52K thể hiện, giới chuyên gia quân sự đánh giá, phiên bản trực thăng tấn công hải quân này có tính năng vượt trội so với nguyên bản trang bị cho không quân. Nguồn ảnh: Defence.Ru.Cụ thể, biến thể Ka-52K có hệ thống dẫn đường tầm ngắn bằng định vị sóng vô tuyến không hề có trên nguyên bản Ka-52. Khi trong tác chiến trên biển không phải lúc nào phi công cũng có thể tìm thấy một điểm tham chiếu hay bản đồ hình sao để nhận biết vị trí trong đêm tối. Với hệ thống dẫn đường mới Ka-52K có thể dễ dàng hoạt động trên biển trong mọi loại điều kiện. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Hơn nữa, Ka-52K cũng là biến thể trực thăng tấn công hải quân đầu tiên của Nga được trang bị tổ hợp radar tác chiến độc lập với tổ hợp radar mảng pha quét chủ động Zhuk-A, tương tự như trên các biến thể mới nhất của dòng tiêm kích đa năng Su-27 hay tiêm kích hạng nặng MiG-35 của Không quân Nga. Zhuk-A cho phép Ka-52K có thể theo dõi cùng lúc 30 mục tiêu, dẫn bắn vào 8 mục tiêu ở khoảng cách 200km. Nguồn ảnh: airwar.ru.Cùng với đó, trực thăng Ka-52K cũng được trang bị đạn tên lửa chống tăng thế hệ mới Hermes-A có tầm bắn tới 20km, lớn hơn đáng kể so với các dòng tên lửa chống tăng Vikhr (tầm bắn 10km) và Ataka (6km) trên nguyên bản Ka-52 và Mi-28. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Kotz nhận định, “Ka-52K không cần phải tiếp cận vào khu vực tác chiến của đối phương có thể đánh trả và nó chỉ cần đứng từ xa để tung đòn tấn công bất ngờ. Ka-52K thực sự đã biến đổi từ một cỗ xe tăng bay trên Ka-52 sang thành xạ thủ bắn tỉa theo đúng nghĩa,”. Nguồn ảnh: komotoz.ru.Cùng với hỏa lực mạnh, trực thăng tấn công Ka-52K còn có hệ thống bảo vệ tuyệt vời dành cho phi công. Buồng lái bọc giáp chống được đạn cỡ 20mm, hệ thống ghế phóng thoát hiểm đặc biệt. Cơ cấu cánh quạt đồng trục cũng giúp trực thăng Ka-52K hoạt động tốt ở điều kiện gió tạt và nhiễu động không khí mạnh. Nguồn ảnh: poradumo.Hiện tại, Hải quân Nga mới chỉ trang bị một phi đội Ka-52K thuộc lô sản xuất thử nghiệm và quá trình sản xuất hàng loạt chúng sẽ bắt đầu từ năm 2020. Do thiếu tàu đổ bộ hạng nặng chuyên biệt, Hải quân Nga hiện vẫn chưa tận dụng hết được tính năng đặc biệt trên trực thăng Katran. Nguồn ảnh: sgvavia.ru.Tuy nhiên, những thể hiện trên chiến trường tại Syria, khi trực thăng Ka-52K hoạt động trên tàu khu trục Đô đốc Gorshkov và tàu sân bay máy bay Đô đốc Kuznetsov , đã khẳng định rõ những ưu thế của mẫu trực thăng tấn công hải quân này. Nguồn ảnh: Reddit.Hơn nữa, Hải quân Nga cũng dự kiến sẽ đưa vào trang bị 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Priboy do nước này tự đóng mới trong năm 2025. Theo như tuyên bố của Hải quân Nga các tàu đổ bộ Priboy có khả năng chuyên chở tới 500 lính thủy đánh bộ, 50 phương tiện chiến đấu; 15 trực thăng vận tải Ka-29, trực thăng săn ngầm Ka-27 và trực thăng Ka-52K, đảm bảo tương lai của Katran đã được khẳng định. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, đại diện Tập đoàn chế tạo Trực thăng Nga (Russian Helicopters) đã xác nhận rằng đề án phát triển và chế tạo biến thể hải quân của trực thăng tấn công Ka-52 Alligator hay còn được biết tới với cái tên Ka-52K đang là ưu tiên hàng đầu dành cho Hải quân Nga. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Ka-52K hay còn có biệt danh Katran là một trong những dòng trực thăng tấn công hiện đại nhất của Quân đội Nga hiện nay, nó sở hữu nhiều công nghệ khác biệt so với trực thăng Mi-28 và Ka-52 nguyên bản. Và sự khác biệt của Ka-52K chính là việc nó có thể hoạt động trên biển như một “cỗ xe tăng bay”. Nguồn ảnh: rusvesna.su.
Ban đầu biến thể hải quân Ka-52 này được phát triển để trang bị trên các tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp được Nga đặt mua từ năm 2010. Thiết kế của Ka-52K cũng được tiêu chuẩn hóa cho tác chiến trên biển với phần cánh quạt nâng đồng trục có thể gấp gọn lại được, hệ thống hổ trợ sự sống dành cho phi hành đoàn và hệ thống điều khiển hỏa lực đặc biệt phù hợp cho nhiệm vụ tác chiến chống hạm. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Theo chuyên gia phân tích quân sự Andrey Kotz đánh giá về Ka-52K, biến thể hải quân của Ka-52 được thiết kế lại một phần khung thân giúp nâng cao khả năng sống sót của phi hành đoàn trong trường hợp khẩn cấp, cũng như cho phép nó hoạt động ở môi trường biển có độ ăn mòn cao. Thiết kế kính buồng lái cũng được thay đổi giúp phi công có tầm quan sát rộng hơn kết hợp với đó là hệ thống thoát khí mới. Nguồn ảnh: Warships.
Trong thời gian khủng hoảng chính trị tại Ukraine, trước sức ép chính trị từ Mỹ, Pháp đã phải hủy hợp đồng cung cấp tàu đổ bộ lớp Mistral cho Nga. Ai Cập sau khi mua lại các tàu đổ này vẫn chọn trực thăng Ka-52K của Nga. Tuy nhiên, số phận của dòng trực thăng hải quân này tại Nga trở nên khó đoán hơn do thời Hải quân Nga chưa có các tàu đổ bộ chuyên dụng hạng nặng để tận dụng hết tính năng của Ka-52K. Nguồn ảnh: stroicar.com.
Với khả năng chiến đấu mà các nguyên mẫu trực thăng tấn công Ka-52K thể hiện, giới chuyên gia quân sự đánh giá, phiên bản trực thăng tấn công hải quân này có tính năng vượt trội so với nguyên bản trang bị cho không quân. Nguồn ảnh: Defence.Ru.
Cụ thể, biến thể Ka-52K có hệ thống dẫn đường tầm ngắn bằng định vị sóng vô tuyến không hề có trên nguyên bản Ka-52. Khi trong tác chiến trên biển không phải lúc nào phi công cũng có thể tìm thấy một điểm tham chiếu hay bản đồ hình sao để nhận biết vị trí trong đêm tối. Với hệ thống dẫn đường mới Ka-52K có thể dễ dàng hoạt động trên biển trong mọi loại điều kiện. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Hơn nữa, Ka-52K cũng là biến thể trực thăng tấn công hải quân đầu tiên của Nga được trang bị tổ hợp radar tác chiến độc lập với tổ hợp radar mảng pha quét chủ động Zhuk-A, tương tự như trên các biến thể mới nhất của dòng tiêm kích đa năng Su-27 hay tiêm kích hạng nặng MiG-35 của Không quân Nga. Zhuk-A cho phép Ka-52K có thể theo dõi cùng lúc 30 mục tiêu, dẫn bắn vào 8 mục tiêu ở khoảng cách 200km. Nguồn ảnh: airwar.ru.
Cùng với đó, trực thăng Ka-52K cũng được trang bị đạn tên lửa chống tăng thế hệ mới Hermes-A có tầm bắn tới 20km, lớn hơn đáng kể so với các dòng tên lửa chống tăng Vikhr (tầm bắn 10km) và Ataka (6km) trên nguyên bản Ka-52 và Mi-28. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Kotz nhận định, “Ka-52K không cần phải tiếp cận vào khu vực tác chiến của đối phương có thể đánh trả và nó chỉ cần đứng từ xa để tung đòn tấn công bất ngờ. Ka-52K thực sự đã biến đổi từ một cỗ xe tăng bay trên Ka-52 sang thành xạ thủ bắn tỉa theo đúng nghĩa,”. Nguồn ảnh: komotoz.ru.
Cùng với hỏa lực mạnh, trực thăng tấn công Ka-52K còn có hệ thống bảo vệ tuyệt vời dành cho phi công. Buồng lái bọc giáp chống được đạn cỡ 20mm, hệ thống ghế phóng thoát hiểm đặc biệt. Cơ cấu cánh quạt đồng trục cũng giúp trực thăng Ka-52K hoạt động tốt ở điều kiện gió tạt và nhiễu động không khí mạnh. Nguồn ảnh: poradumo.
Hiện tại, Hải quân Nga mới chỉ trang bị một phi đội Ka-52K thuộc lô sản xuất thử nghiệm và quá trình sản xuất hàng loạt chúng sẽ bắt đầu từ năm 2020. Do thiếu tàu đổ bộ hạng nặng chuyên biệt, Hải quân Nga hiện vẫn chưa tận dụng hết được tính năng đặc biệt trên trực thăng Katran. Nguồn ảnh: sgvavia.ru.
Tuy nhiên, những thể hiện trên chiến trường tại Syria, khi trực thăng Ka-52K hoạt động trên tàu khu trục Đô đốc Gorshkov và tàu sân bay máy bay Đô đốc Kuznetsov , đã khẳng định rõ những ưu thế của mẫu trực thăng tấn công hải quân này. Nguồn ảnh: Reddit.
Hơn nữa, Hải quân Nga cũng dự kiến sẽ đưa vào trang bị 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Priboy do nước này tự đóng mới trong năm 2025. Theo như tuyên bố của Hải quân Nga các tàu đổ bộ Priboy có khả năng chuyên chở tới 500 lính thủy đánh bộ, 50 phương tiện chiến đấu; 15 trực thăng vận tải Ka-29, trực thăng săn ngầm Ka-27 và trực thăng Ka-52K, đảm bảo tương lai của Katran đã được khẳng định. Nguồn ảnh: Sputnik.