Sau sự kiện Brexit, Vương quốc Anh đã trở thành một quốc gia “đơn độc” ở châu Âu và ảnh hưởng của Anh với châu Âu và thế giới đã suy giảm. Hơn nữa, có nhiều vấn đề trong nước như lạm phát, bầu cử và phát triển kinh tế yếu kém. Đặc biệt, Scotland, Bắc Ireland đang kêu gọi độc lập, khiến Thủ tướng Anh Sunak phải đau đầu."Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn” của châu Âu đã gặp rất nhiều rắc rối trong nước, nhưng Lodon nhất quyết đi theo cái gọi là "chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" của Mỹ, khi cùng với Washington và Canberra thành lập “Thỏa thuận AUKUS”, một liên minh giữa Mỹ, Australia và Anh.Chính phủ Anh vào ngày 10/4 thông báo rằng, Hải quân Hoàng gia Anh sẽ phái một nhóm tác chiến tàu sân bay với tàu sân bay "Prince Wales" làm nòng cốt để tới Nhật Bản tham gia diễn tập chung với Mỹ và Nhật Bản.Cũng kể từ năm 2025 trở đi, Hải quân Anh, Mỹ và Nhật Bản sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung thường xuyên ở khu vực quần đảo Nansei, phía tây nam Nhật Bản. Theo giới quan sát, việc một quốc gia nằm ngoài khu vực (trừ Mỹ) đưa tàu sân bay tới hoạt động ở Tây Thái Bình Dương là khá hiếm khi xảy ra.Nhưng trên thực tế, sức mạnh hải quân của Anh không còn như trước nữa. Khi Thủ tướng Boris Johnson còn đương nhiệm, ông từng phái nhóm tác chiến tàu sân bay với "Queen Elizabeth" làm nòng cốt đi qua vùng biển đầy bất ổn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Tuy nhiên, khi nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth cơ động sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hải quân Anh đã có đủ các tàu hộ tống cho tàu sân bay Queen Elizabeth; do vậy Anh đã phải “mượn” một tàu khu trục phòng không lớp Arleigh Burke và một khinh hạm chỉ huy phòng không từ các đồng minh để đi cùng.Hiện hai tàu sân bay của Hải quân Anh, mặc dù có lượng giãn nước 65.000 tấn, nhưng chỉ có máy bay cất hạ cánh thẳng đứng F-35B mới có thể cất hạ cánh, do thiếu các trang bị trên tàu sân bay; trong đó quan trọng nhất là máy phóng để giúp máy bay cất cánh. Sau khi Anh trang bị cho lực lượng hải quân của họ hai tàu sân bay, mặc dù tính năng kỹ chiến thuật kém xa tàu sân bay của Mỹ và thậm chí là với cả Trung Quốc, nhưng “sự tự tin” của Anh tăng lên chưa từng có. Thậm chí Anh còn phô trương sức mạnh hải quân sang tận khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Bây giờ, đã là những năm của thập niên 2020, nhưng người Anh vẫn đang mắc kẹt trong thời đại Victoria của thế kỷ 19. Họ chỉ không muốn thức dậy khỏi giấc mơ về “đế chế mặt trời không bao giờ lặn”, và họ không muốn đối mặt với sự suy giảm sức mạnh quốc gia và ảnh hưởng toàn cầu. Hiện tại, các tàu sân bay đang hoạt động của Hải quân Anh bao gồm hai tàu sân bay lớp "Queen Elizabeth" có lượng giãn nước toàn tải 65.000 tấn, sáu tàu khu trục phòng không Type 45 có lượng giãn nước 7.000 tấn và 11 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 23 có lượng giãn nước 4.000 tấn, tổng cộng có 19 tàu được coi là một tàu chiến có năng lực. Quy mô hạm đội mặt nước đang hoạt động của Hải quân Anh không còn có thể so sánh với hạm đội của “Đế chế mặt trời không bao giờ lặn” trước đây. Sự suy giảm dần dần của sức mạnh hải quân thực chất là sự suy giảm liên tục của sức mạnh quốc gia Anh, khi London không còn có những tờ tiền đầy màu sắc, để duy trì một sức mạnh hải quân đủ lớn.Điều này có thể được rút ra từ thực tế là số lượng tướng lĩnh và thuyền trưởng của Hải quân Anh vượt xa quy mô của số thiết giáp hạm chính hiện đang phục vụ. Sức mạnh hàng hải của Anh quả thực không còn như xưa và việc khôi phục lại vinh quang hải quân trước đây không phải là điều dễ dàng.Theo nguồn thông tin mở, nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh James Clappison mới đây đã công bố một thống kê trong một cuộc tranh luận tại Hạ viện. Hải quân Hoàng gia hiện có 119 tướng lĩnh (3 đô đốc, 9 trung tướng, 31 chuẩn đô đốc, 76 thiếu tướng) và 260 thuyền trưởng. Nếu số liệu về thuyền trưởng đang tại chức được các nhà lập pháp Anh tiết lộ là đúng, thì đối với Hải quân Anh, vốn chỉ có 19 tàu mặt nước đang hoạt động, điều đó có nghĩa là tỷ lệ 260 thuyền trưởng trên 19 tàu mặt nước chiến đấu chủ lực, với tỷ lệ đáng kinh ngạc là 14:1. Tức là 14 thuyền trưởng mới có một tàu mặt nước. Tương tự, Quân đội Anh có 119 tướng hải quân, trung bình có 6,26 tướng hải quân chỉ huy một thiết giáp hạm mặt nước. Tình hình hiện tại của Hải quân Hoàng gia Anh là có nhiều tướng lĩnh và thuyền trưởng như vậy, nhưng lại có ít hơn 20 thiết giáp hạm mặt nước.Hải quân Anh hiện chỉ còn 19 thiết giáp hạm mặt nước, nhưng có 260 thuyền trưởng và 119 tướng lĩnh. Không có gì ngạc nhiên khi Thượng nghị sĩ Clappison nói trong cuộc tranh luận: “Trước đây, giấc mơ của một thuyền trưởng hải quân là chỉ huy con tàu của chính mình. Ngày nay, giấc mơ của một thuyền trưởng hải quân là được lên một con tàu”.Có vẻ như Hải quân Anh, nơi có nhiều tướng hơn tàu chiến và Quân đội Anh, nơi có nhiều tướng hơn xe tăng, đang cạnh tranh với nhau. Về vấn đề này, một số cư dân mạng Anh đã chế giễu: “Ít tàu chiến cũng không sao, nhưng nhất định phải có nhiều tướng, nếu không thì làm sao có thể tiêu nhiều tiền ngân sách quân sự như vậy”. (Nguồn ảnh: Reuters, BBC, ABC News).
Sau sự kiện Brexit, Vương quốc Anh đã trở thành một quốc gia “đơn độc” ở châu Âu và ảnh hưởng của Anh với châu Âu và thế giới đã suy giảm. Hơn nữa, có nhiều vấn đề trong nước như lạm phát, bầu cử và phát triển kinh tế yếu kém. Đặc biệt, Scotland, Bắc Ireland đang kêu gọi độc lập, khiến Thủ tướng Anh Sunak phải đau đầu.
"Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn” của châu Âu đã gặp rất nhiều rắc rối trong nước, nhưng Lodon nhất quyết đi theo cái gọi là "chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" của Mỹ, khi cùng với Washington và Canberra thành lập “Thỏa thuận AUKUS”, một liên minh giữa Mỹ, Australia và Anh.
Chính phủ Anh vào ngày 10/4 thông báo rằng, Hải quân Hoàng gia Anh sẽ phái một nhóm tác chiến tàu sân bay với tàu sân bay "Prince Wales" làm nòng cốt để tới Nhật Bản tham gia diễn tập chung với Mỹ và Nhật Bản.
Cũng kể từ năm 2025 trở đi, Hải quân Anh, Mỹ và Nhật Bản sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung thường xuyên ở khu vực quần đảo Nansei, phía tây nam Nhật Bản. Theo giới quan sát, việc một quốc gia nằm ngoài khu vực (trừ Mỹ) đưa tàu sân bay tới hoạt động ở Tây Thái Bình Dương là khá hiếm khi xảy ra.
Nhưng trên thực tế, sức mạnh hải quân của Anh không còn như trước nữa. Khi Thủ tướng Boris Johnson còn đương nhiệm, ông từng phái nhóm tác chiến tàu sân bay với "Queen Elizabeth" làm nòng cốt đi qua vùng biển đầy bất ổn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, khi nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth cơ động sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hải quân Anh đã có đủ các tàu hộ tống cho tàu sân bay Queen Elizabeth; do vậy Anh đã phải “mượn” một tàu khu trục phòng không lớp Arleigh Burke và một khinh hạm chỉ huy phòng không từ các đồng minh để đi cùng.
Hiện hai tàu sân bay của Hải quân Anh, mặc dù có lượng giãn nước 65.000 tấn, nhưng chỉ có máy bay cất hạ cánh thẳng đứng F-35B mới có thể cất hạ cánh, do thiếu các trang bị trên tàu sân bay; trong đó quan trọng nhất là máy phóng để giúp máy bay cất cánh.
Sau khi Anh trang bị cho lực lượng hải quân của họ hai tàu sân bay, mặc dù tính năng kỹ chiến thuật kém xa tàu sân bay của Mỹ và thậm chí là với cả Trung Quốc, nhưng “sự tự tin” của Anh tăng lên chưa từng có. Thậm chí Anh còn phô trương sức mạnh hải quân sang tận khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bây giờ, đã là những năm của thập niên 2020, nhưng người Anh vẫn đang mắc kẹt trong thời đại Victoria của thế kỷ 19. Họ chỉ không muốn thức dậy khỏi giấc mơ về “đế chế mặt trời không bao giờ lặn”, và họ không muốn đối mặt với sự suy giảm sức mạnh quốc gia và ảnh hưởng toàn cầu.
Hiện tại, các tàu sân bay đang hoạt động của Hải quân Anh bao gồm hai tàu sân bay lớp "Queen Elizabeth" có lượng giãn nước toàn tải 65.000 tấn, sáu tàu khu trục phòng không Type 45 có lượng giãn nước 7.000 tấn và 11 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 23 có lượng giãn nước 4.000 tấn, tổng cộng có 19 tàu được coi là một tàu chiến có năng lực.
Quy mô hạm đội mặt nước đang hoạt động của Hải quân Anh không còn có thể so sánh với hạm đội của “Đế chế mặt trời không bao giờ lặn” trước đây. Sự suy giảm dần dần của sức mạnh hải quân thực chất là sự suy giảm liên tục của sức mạnh quốc gia Anh, khi London không còn có những tờ tiền đầy màu sắc, để duy trì một sức mạnh hải quân đủ lớn.
Điều này có thể được rút ra từ thực tế là số lượng tướng lĩnh và thuyền trưởng của Hải quân Anh vượt xa quy mô của số thiết giáp hạm chính hiện đang phục vụ. Sức mạnh hàng hải của Anh quả thực không còn như xưa và việc khôi phục lại vinh quang hải quân trước đây không phải là điều dễ dàng.
Theo nguồn thông tin mở, nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh James Clappison mới đây đã công bố một thống kê trong một cuộc tranh luận tại Hạ viện. Hải quân Hoàng gia hiện có 119 tướng lĩnh (3 đô đốc, 9 trung tướng, 31 chuẩn đô đốc, 76 thiếu tướng) và 260 thuyền trưởng.
Nếu số liệu về thuyền trưởng đang tại chức được các nhà lập pháp Anh tiết lộ là đúng, thì đối với Hải quân Anh, vốn chỉ có 19 tàu mặt nước đang hoạt động, điều đó có nghĩa là tỷ lệ 260 thuyền trưởng trên 19 tàu mặt nước chiến đấu chủ lực, với tỷ lệ đáng kinh ngạc là 14:1. Tức là 14 thuyền trưởng mới có một tàu mặt nước.
Tương tự, Quân đội Anh có 119 tướng hải quân, trung bình có 6,26 tướng hải quân chỉ huy một thiết giáp hạm mặt nước. Tình hình hiện tại của Hải quân Hoàng gia Anh là có nhiều tướng lĩnh và thuyền trưởng như vậy, nhưng lại có ít hơn 20 thiết giáp hạm mặt nước.
Hải quân Anh hiện chỉ còn 19 thiết giáp hạm mặt nước, nhưng có 260 thuyền trưởng và 119 tướng lĩnh. Không có gì ngạc nhiên khi Thượng nghị sĩ Clappison nói trong cuộc tranh luận: “Trước đây, giấc mơ của một thuyền trưởng hải quân là chỉ huy con tàu của chính mình. Ngày nay, giấc mơ của một thuyền trưởng hải quân là được lên một con tàu”.
Có vẻ như Hải quân Anh, nơi có nhiều tướng hơn tàu chiến và Quân đội Anh, nơi có nhiều tướng hơn xe tăng, đang cạnh tranh với nhau. Về vấn đề này, một số cư dân mạng Anh đã chế giễu: “Ít tàu chiến cũng không sao, nhưng nhất định phải có nhiều tướng, nếu không thì làm sao có thể tiêu nhiều tiền ngân sách quân sự như vậy”. (Nguồn ảnh: Reuters, BBC, ABC News).