Hai lính Mỹ cuối cùng được ghi nhận thiệt mạng tại chiến trường Việt Nam, là Charles McMahon và Darwin Lee Judge. Cả hai binh lính này đều đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất, chịu trách nhiệm di tản người Mỹ khỏi Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.Từ ngày 28/4/1975, quân giải phóng đồng loạt nổ súng, khai hỏa pháo và pháo phản lực dội thẳng xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Theo nhiều nhân chứng, cả McMahon và Judge đã thiệt mạng ngay từ những đợt pháo của quân giải phóng vào sáng ngày 29/4.Mặc dù truyền thông Mỹ cho biết thi thể của hai lính Mỹ này đã được đồng đội đưa ra khỏi Sài Gòn, lên tàu chiến hải quân ngay sau đó và về nước. Tuy nhiên sự thật là, thi thể của cả hai người đều bị bỏ lại và chỉ được đưa về nước vào năm sau đó, sau thỏa thuận của Việt Nam và Mỹ.Bằng chứng là tới tận tháng 3/1975 - nghĩa là gần một năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam kết thúc - Judge mới được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Mỹ tại Marshalltown, Iowa.Quay trở lại với giờ khắc lịch sử 30/4/1975, sau khi sân bay Tân Sơn Nhất bị quân giải phóng tấn công, kế hoạch di tản bằng máy bay cánh bằng từ sân bay này của Mỹ, coi như đã chấm dứt.Mỹ chuyển sang phương án hai, đó là di tản nhân viên đại sứ quán cùng nhân viên tình báo khỏi Sài Gòn, bằng đường trực thăng.Những chiếc trực thăng cất cánh từ Sài Gòn được nhét đầy người di tản, bay thẳng ra Hạm đội 7 ngoài biển Đông. Theo ước tính, người Mỹ đã phải đẩy xuống biển Đông số lượng trực thăng tương đương 10 triệu USD, do không có chỗ đỗ trên tàu chiến.11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Sài Gòn chính thức được giải phóng, cuộc kháng chiến thống nhất đất nước của Việt Nam đã kết thúc sau hơn 20 năm.Với người Mỹ, đây là cuộc chiến tranh dai dẳng bậc nhất thế kỷ 20, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, chính trị cũng như danh tiếng của Washington.Tổng cộng, đã có 58.209 lính Mỹ thiệt mạng khi tham chiến tại Việt Nam, trong số này có 47.424 lính Mỹ thiệt mạng trực tiếp khi giao tranh với quân giải phóng hoặc dính bẫy của du kích địa phương.Ngoài ra, còn có 10.785 lính Mỹ thiệt mạng do những nguyên nhân ngoài chiến đấu, ví dụ như bị bệnh tật, tai nạn giao thông, bị động vật hoang dã tấn công,...Tổng cộng cũng có tới hơn 200.000 lính Mỹ bị thương trên chiến trường Việt Nam, trong số đó có rất nhiều người bị mắc hội chứng chiến tranh, khiến tâm thần họ bị hoảng loạn nhiều năm sau khi cuộc chiến kết thúc.Ngoài ra, còn có khoảng 1587 lính Mỹ mất tích tại Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho sự mất tích này, ví dụ như lạc đơn vị trong rừng, bị bom vùi lấp nên không tìm thấy thi thể,...Hơn 2,7 triệu lượt lính Mỹ đã có mặt tại miền Nam Việt Nam suốt những năm diễn ra cuộc chiến. Thời điểm quân Mỹ có mặt đông nhất ở Việt Nam là năm 1969, với quân số lên tới 543.000 lính.Tại chiến trường Việt Nam, lính Mỹ bị ám ảnh bởi rất nhiều thứ, từ việc đặc công của ta có thể tấn công bất cứ lúc nào, cho tới việc bị dính bẫy của du kích địa phương, hay thậm chí bị rắn độc, rết khổng lồ tấn công,...Về mặt lý thuyết, mỗi lính Mỹ sẽ phải phục vụ ít nhất 1 năm tại chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên một con số khá giật mình, đó là có tới 997 lính Mỹ đã tử nạn ngay trong ngày đầu tiên đặt chân tới Việt Nam.Lục quân Mỹ được coi là đơn vị có tỷ lệ thiệt mạng cao nhất khi tham chiến ở Việt Nam, ước tính có khoảng 38.000 binh lính thiệt mạng của Mỹ tới từ các đơn vị lục quân, trong khi đó Thủy quân Lục chiến có khoảng 15.000 lính tử nạn. Nguồn ảnh: TTXVN/Life. Những hình ảnh lịch sử khi Sài Gòn hoàn toàn giải phóng sau ngày 30/4/1975. Nguồn: Nhandan.
Hai lính Mỹ cuối cùng được ghi nhận thiệt mạng tại chiến trường Việt Nam, là Charles McMahon và Darwin Lee Judge. Cả hai binh lính này đều đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất, chịu trách nhiệm di tản người Mỹ khỏi Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.
Từ ngày 28/4/1975, quân giải phóng đồng loạt nổ súng, khai hỏa pháo và pháo phản lực dội thẳng xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Theo nhiều nhân chứng, cả McMahon và Judge đã thiệt mạng ngay từ những đợt pháo của quân giải phóng vào sáng ngày 29/4.
Mặc dù truyền thông Mỹ cho biết thi thể của hai lính Mỹ này đã được đồng đội đưa ra khỏi Sài Gòn, lên tàu chiến hải quân ngay sau đó và về nước. Tuy nhiên sự thật là, thi thể của cả hai người đều bị bỏ lại và chỉ được đưa về nước vào năm sau đó, sau thỏa thuận của Việt Nam và Mỹ.
Bằng chứng là tới tận tháng 3/1975 - nghĩa là gần một năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam kết thúc - Judge mới được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Mỹ tại Marshalltown, Iowa.
Quay trở lại với giờ khắc lịch sử 30/4/1975, sau khi sân bay Tân Sơn Nhất bị quân giải phóng tấn công, kế hoạch di tản bằng máy bay cánh bằng từ sân bay này của Mỹ, coi như đã chấm dứt.
Mỹ chuyển sang phương án hai, đó là di tản nhân viên đại sứ quán cùng nhân viên tình báo khỏi Sài Gòn, bằng đường trực thăng.
Những chiếc trực thăng cất cánh từ Sài Gòn được nhét đầy người di tản, bay thẳng ra Hạm đội 7 ngoài biển Đông. Theo ước tính, người Mỹ đã phải đẩy xuống biển Đông số lượng trực thăng tương đương 10 triệu USD, do không có chỗ đỗ trên tàu chiến.
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Sài Gòn chính thức được giải phóng, cuộc kháng chiến thống nhất đất nước của Việt Nam đã kết thúc sau hơn 20 năm.
Với người Mỹ, đây là cuộc chiến tranh dai dẳng bậc nhất thế kỷ 20, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, chính trị cũng như danh tiếng của Washington.
Tổng cộng, đã có 58.209 lính Mỹ thiệt mạng khi tham chiến tại Việt Nam, trong số này có 47.424 lính Mỹ thiệt mạng trực tiếp khi giao tranh với quân giải phóng hoặc dính bẫy của du kích địa phương.
Ngoài ra, còn có 10.785 lính Mỹ thiệt mạng do những nguyên nhân ngoài chiến đấu, ví dụ như bị bệnh tật, tai nạn giao thông, bị động vật hoang dã tấn công,...
Tổng cộng cũng có tới hơn 200.000 lính Mỹ bị thương trên chiến trường Việt Nam, trong số đó có rất nhiều người bị mắc hội chứng chiến tranh, khiến tâm thần họ bị hoảng loạn nhiều năm sau khi cuộc chiến kết thúc.
Ngoài ra, còn có khoảng 1587 lính Mỹ mất tích tại Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho sự mất tích này, ví dụ như lạc đơn vị trong rừng, bị bom vùi lấp nên không tìm thấy thi thể,...
Hơn 2,7 triệu lượt lính Mỹ đã có mặt tại miền Nam Việt Nam suốt những năm diễn ra cuộc chiến. Thời điểm quân Mỹ có mặt đông nhất ở Việt Nam là năm 1969, với quân số lên tới 543.000 lính.
Tại chiến trường Việt Nam, lính Mỹ bị ám ảnh bởi rất nhiều thứ, từ việc đặc công của ta có thể tấn công bất cứ lúc nào, cho tới việc bị dính bẫy của du kích địa phương, hay thậm chí bị rắn độc, rết khổng lồ tấn công,...
Về mặt lý thuyết, mỗi lính Mỹ sẽ phải phục vụ ít nhất 1 năm tại chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên một con số khá giật mình, đó là có tới 997 lính Mỹ đã tử nạn ngay trong ngày đầu tiên đặt chân tới Việt Nam.
Lục quân Mỹ được coi là đơn vị có tỷ lệ thiệt mạng cao nhất khi tham chiến ở Việt Nam, ước tính có khoảng 38.000 binh lính thiệt mạng của Mỹ tới từ các đơn vị lục quân, trong khi đó Thủy quân Lục chiến có khoảng 15.000 lính tử nạn. Nguồn ảnh: TTXVN/Life.
Những hình ảnh lịch sử khi Sài Gòn hoàn toàn giải phóng sau ngày 30/4/1975. Nguồn: Nhandan.