Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Indonesia là khách hàng quân sự lớn của Nga. Họ đã mua sắm rất nhiều chiến đấu cơ thuộc họ Sukhoi bao gồm Su-27SKM, Su-30MK và Su-30MK2.Theo kế hoạch hiện đại hóa không quân, Indonesia đã công bố việc ký kết hợp đồng với Nga để mua tiếp 11 tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S để làm chủ lực cho lực lượng tác chiến.Phía Indonesia từng cho biết họ đánh giá rất cao tính năng của Su-35S, đây sẽ là sự tiếp nối phù hợp cho các tiêm kích Su-27/30 mà không quân nước này đang khai thác.Nga và Indonesia từng thông báo sẽ bàn giao tiêm kích Su-35S đầu tiên cho quốc gia vạn đảo ngay trong năm 2019 để kịp phục vụ lễ duyệt binh, nhưng bất ngờ đã có diễn biến không như ý.Phía Mỹ đã tuyên bố sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt lên Indonesia theo đúng Đạo luật CAATSA, điều này đã khiến Jakarta phải trì hoãn thương vụ với Nga, thậm chí xem xét hủy bỏ.Mới đây nhất, giới quân sự nước này bất ngờ lên tiếng phàn nàn về tính năng cũng như hiệu suất của Su-35S trên các phương tiện truyền thông, dấu hiệu rõ ràng cho thấy thương vụ sắp bị đình chỉ.Indonesia đã chỉ trích mạnh mẽ máy bay chiến đấu của Nga, nhấn mạnh rằng chúng không chỉ rất đắt tiền mà còn hoàn toàn vô dụng trong chiến đấu trên không.Theo dữ liệu từ trang Indo Aviation của Indonesia, vấn đề đầu tiên đó là cho tới thời điểm hiện tại, giá thành của Su-35 đã cao hơn hẳn so với F-35 của Mỹ, ước tính trên 85 triệu USD.Ngoài ra, Su-35 còn rất nhiều thiếu sót, đó là có kích thước rất lớn khiến diện tích phản xạ radar tăng vọt vì không áp dụng công nghệ tàng hình, vẫn sử dụng radar mảng pha quét thụ động lạc hậu... khiến nó mất ưu thế trước F-35.Thậm chí so sánh với các chiến đấu cơ do Trung Quốc chế tạo gần đây như chiếc J-16 thì Su-35S của Nga cũng đã tỏ ra thua kém, đây là điều mà Indonesia cần cân nhắc kỹ.Những chỉ trích như vậy đối với một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất của Nga với tính năng có lẽ chỉ thua kém tiêm kích thế hệ 5 Su-57 đã đặt ra nhiều câu hỏi lớn.Giới chuyên gia quân sự Nga đã đưa ra bình luận liên quan đến việc Indonesia có thực sự giữ vững ý định mua máy bay chiến đấu của Nga hay không, hay họ đã ngả sang phía Mỹ?Theo trang Avia của Nga thì "những lời chỉ trích như vậy thường xuất hiện với ý định của đối tác khi họ có ý định từ bỏ việc mua sắm máy bay chiến đấu của Nga"."Tất nhiên, Nga có thể mất một hợp đồng với lợi nhuận cao, tuy nhiên trong trường hợp này Indonesia sẽ mất nhiều hơn mà không thu được bất cứ điều gì đổi lại", chuyên gia quân sự Nga nói.Về phía Indonesia, có lẽ họ cũng đã có sự chuẩn bị sẵn nếu như từ chối mua Su-35S của Nga, phương án được nhắc tới nhiều nhất chính là tiến thẳng lên tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ.
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Indonesia là khách hàng quân sự lớn của Nga. Họ đã mua sắm rất nhiều chiến đấu cơ thuộc họ Sukhoi bao gồm Su-27SKM, Su-30MK và Su-30MK2.
Theo kế hoạch hiện đại hóa không quân, Indonesia đã công bố việc ký kết hợp đồng với Nga để mua tiếp 11 tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S để làm chủ lực cho lực lượng tác chiến.
Phía Indonesia từng cho biết họ đánh giá rất cao tính năng của Su-35S, đây sẽ là sự tiếp nối phù hợp cho các tiêm kích Su-27/30 mà không quân nước này đang khai thác.
Nga và Indonesia từng thông báo sẽ bàn giao tiêm kích Su-35S đầu tiên cho quốc gia vạn đảo ngay trong năm 2019 để kịp phục vụ lễ duyệt binh, nhưng bất ngờ đã có diễn biến không như ý.
Phía Mỹ đã tuyên bố sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt lên Indonesia theo đúng Đạo luật CAATSA, điều này đã khiến Jakarta phải trì hoãn thương vụ với Nga, thậm chí xem xét hủy bỏ.
Mới đây nhất, giới quân sự nước này bất ngờ lên tiếng phàn nàn về tính năng cũng như hiệu suất của Su-35S trên các phương tiện truyền thông, dấu hiệu rõ ràng cho thấy thương vụ sắp bị đình chỉ.
Indonesia đã chỉ trích mạnh mẽ máy bay chiến đấu của Nga, nhấn mạnh rằng chúng không chỉ rất đắt tiền mà còn hoàn toàn vô dụng trong chiến đấu trên không.
Theo dữ liệu từ trang Indo Aviation của Indonesia, vấn đề đầu tiên đó là cho tới thời điểm hiện tại, giá thành của Su-35 đã cao hơn hẳn so với F-35 của Mỹ, ước tính trên 85 triệu USD.
Ngoài ra, Su-35 còn rất nhiều thiếu sót, đó là có kích thước rất lớn khiến diện tích phản xạ radar tăng vọt vì không áp dụng công nghệ tàng hình, vẫn sử dụng radar mảng pha quét thụ động lạc hậu... khiến nó mất ưu thế trước F-35.
Thậm chí so sánh với các chiến đấu cơ do Trung Quốc chế tạo gần đây như chiếc J-16 thì Su-35S của Nga cũng đã tỏ ra thua kém, đây là điều mà Indonesia cần cân nhắc kỹ.
Những chỉ trích như vậy đối với một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất của Nga với tính năng có lẽ chỉ thua kém tiêm kích thế hệ 5 Su-57 đã đặt ra nhiều câu hỏi lớn.
Giới chuyên gia quân sự Nga đã đưa ra bình luận liên quan đến việc Indonesia có thực sự giữ vững ý định mua máy bay chiến đấu của Nga hay không, hay họ đã ngả sang phía Mỹ?
Theo trang Avia của Nga thì "những lời chỉ trích như vậy thường xuất hiện với ý định của đối tác khi họ có ý định từ bỏ việc mua sắm máy bay chiến đấu của Nga".
"Tất nhiên, Nga có thể mất một hợp đồng với lợi nhuận cao, tuy nhiên trong trường hợp này Indonesia sẽ mất nhiều hơn mà không thu được bất cứ điều gì đổi lại", chuyên gia quân sự Nga nói.
Về phía Indonesia, có lẽ họ cũng đã có sự chuẩn bị sẵn nếu như từ chối mua Su-35S của Nga, phương án được nhắc tới nhiều nhất chính là tiến thẳng lên tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ.