Theo kênh Quốc phòng Việt Nam, mới đây, tại buổi kiểm tra và làm việc với Nhà máy A34, Cục Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ, Thượng tướng Bế Xuân Trường - Thứ trưởng BQP yêu cầu trong thời gian tới ngoài nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật để hiện đại hóa vũ khí khí tài phòng không tầm thấp, Nhà máy A34 cần tiếp tục phát huy vai trò là cơ sở duy nhất trong việc nghiên cứu sửa chữa, cải tiến và sản xuất vật tư. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tế vũ khí trang bị kỹ thuật. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐây là một thông tin rất vui với Quân đội Nhân dân Việt Nam, thay vì phải tiêu tốn ngân sách đặt hàng nước ngoài nâng cấp, việc chúng ta hiện đại hóa được tổ hợp tên lửa phòng không, pháo phòng không trong nước hứa hẹn tiết kiệm đáng kể nguồn ngân sách. Không những thế, sau nâng cấp chúng ta có thể tự làm chủ khâu sửa chữa, cũng như tự huấn luyện cán bộ vận hành những tổ hợp vũ khí công nghệ mới. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo những hình ảnh được kênh Quốc phòng Việt Nam công bố, Nhà máy A34 đang thực hiện việc cải tiến tổ hợp tên lửa vác vai A72 (định danh của Việt Nam dành cho loại tên lửa 9K32 Strela-2 của Liên Xô mà NATO thường gọi là SA-7). Việc cải tiến dường như là thiết kế bệ phóng tự hành, lắp 2 ống phóng A72. Kiểu thiết kế này xem ra có thể tích hợp A72 trên các phương tiện cơ giới hay tàu chiến bên cạnh việc đặt cố định trên mặt đất. Nguồn ảnh: Kênh QPVNHiện vẫn chưa rõ là chúng ta có những cải tiến gì thêm trên đạn tên lửa A72. Vì ra đời từ những năm 1960, công nghệ đầu dẫn hồng ngoại của A72 tới nay bị coi là lạc hậu, dễ bị gây nhiễu. Việc nâng cấp đầu tự dẫn tầm nhiệt cho khả năng bắt bám mục tiêu tốt hơn, khó bị gây nhiễu đánh chặn hơn, nâng cao hiệu quả tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Kênh QPVN9K32 Strela-2 là tổ hợp tên lửa vác vai phòng không tầm thấp do Liên Xô phát triển và trang bị từ năm 1968. Đưa vào trang bị không lâu, Liên Xô đã chuyển giao sớm ngay từ đầu những năm 1970 cho Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Các tài liệu nước ngoài ghi nhận, Việt Nam sử dụng rất thành công Strela-2, tiêu diệt 204 máy bay Mỹ-VNCH từ 1972-1975 với 589 quả đạn được phóng đi. Từ tháng 1/1972 tới tháng 1/1973, các xạ thủ A72 đã diệt 29 máy bay Mỹ bao gồm cả loại tiêm kích F-4 Phantom hiện đại. Nguồn ảnh: QĐNDTên lửa Strela-2 đạt tầm bắn 3,7km (tăng lên 4,2km phiên bản Strela-2M), lắp đầu nổ phá mảnh nặng 1,15kg với 370g thuốc nổ, trần bắn 50m tới 1,5km (tăng lên 2,3km Strela-2M). Nguồn ảnh: QĐNDNgoài A72, có vẻ như nhà máy A34 cũng đang tiếp tục thực hiện nâng cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp tự hành 9K35 Strela-10 cũng do Liên Xô sản xuất. Ở Việt Nam loại vũ khí này được định danh là tên lửa A89. Nguồn ảnh: Kênh QPVN9K35 Strela-10 do Phòng Thiết kế Cơ khí Chính xác Tochmash KB nghiên cứu phát triển từ đầu những năm 1970, chính thức biên chế năm 1976. Toàn bộ hệ thống được kết cấu đơn giản, được triển khai trên khung gầm xe bọc thép đa dụng bánh xích MT-LB. Trên xe lắp đặt đài radar trinh sát 9S86 được lắp giữa 2 cặp hộp chứa tên lửa trên phương tiện phóng. Bên trong xe là cabin điều khiển với kíp trắc thủ 3 người. Trong ảnh, tên lửa A89 đang được công nhân nhà máy A34 sửa chữa cải tiến. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQTrong ảnh, tổ hợp tên lửa A89 sau hiện đại hóa đang chuẩn bị cuộc bắn thử tại thao trường TB1. Các hình ảnh ống phóng màu vàng cho thấy có vẻ như tên lửa đã được cải tiến. Nguồn ảnh: VOVNguyên bản, 9K35 Strela-10 trang bị giá phóng lắp 4 hộp chứa đạn 9M37 - dài 2,2m, nặng 40kg với đầu đạn nặng 3,5 kg. Tên lửa lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10-3.500m. Nguồn ảnh: VOVĐạn tên lửa 9M37 của hệ thống Strela 10 sử dụng 2 phương pháp dẫn đường gồm: tương phản ảnh (nghĩa là đầu tự dẫn quang – truyền hình trên tên lửa nhận diện mục tiêu và dẫn đường thụ động cho tên lửa) và tự dẫn hồng ngoại (bám theo nguồn nhiệt cao do mục tiêu phát ra). Nguồn ảnh: Báo VNQĐLoại vũ khí phòng không tiếp theo mà Nhà máy A34 có thể thực hiện nâng cấp quy mô trong thời gian tới là tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-23-4M. Đây là một trong những loại vũ khí phòng không cơ động tốt nhất trong mạng lưới phòng không tầm thấp của Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVNZSU-23-4 Shilka là hệ thống pháo phòng không tự hành duy nhất có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay. Pháo được trang bị 4 nòng súng tự động 23mm 2A7 có tốc độ bắn ước tính 3.400-4.000 phát/phút với tầm bắn hiệu quả khoảng 2,5km, tối đa lên đến 7km, được trang bị radar dẫn bắn có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 20km. Pháo được dẫn bắn bằng radar điều khiển hỏa lực RPK-2 Tobol có thể phát hiện mục tiêu máy bay ở cự ly xa 20km.Tuy được đánh giá ở một số khía cạnh, nhưng nhìn chung ZSU-23-4 hôm nay đã bị coi là lạc hậu, tồn tại nhiều điểm yếu. Mà lớn nhất là từ hệ thống điều khiển hỏa lực, radar RPK-2 Tobol dễ bị gây nhiễu, khó hoạt động trong điều kiện thời tiết nhiễu động. Bên cạnh đó, tầm bắn hiệu quả của ZSU-23-4 chỉ giới hạn ở 2,5km, càng tăng thì độ chính xác, tản mát của đạn càng cao. Do đó nhu cầu nâng cấp ZSU-23-4 với Việt Nam là rất lớn. Nguồn ảnh: QĐND OnlineHiện nay vẫn chưa rõ Việt Nam sẽ nâng cấp những gì trên ZSU-23-4, cũng có khả năng chúng ta sẽ đi theo phương án nâng cấp phổ biến mà nước ngoài thực hiện. Cụ thể, người ta sẽ trang bị thêm cho ZSU-23-4 các tên lửa vác vai tầm thấp tích hợp bệ phóng tự hành, bổ sung kênh ngắm bắn quang – điện, TV. Trong ảnh, phiên bản nâng cấp hiện đại do Nga thực hiện, ZSU-23-4M4 Shilka-M4. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Theo kênh Quốc phòng Việt Nam, mới đây, tại buổi kiểm tra và làm việc với Nhà máy A34, Cục Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ, Thượng tướng Bế Xuân Trường - Thứ trưởng BQP yêu cầu trong thời gian tới ngoài nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật để hiện đại hóa vũ khí khí tài phòng không tầm thấp, Nhà máy A34 cần tiếp tục phát huy vai trò là cơ sở duy nhất trong việc nghiên cứu sửa chữa, cải tiến và sản xuất vật tư. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tế vũ khí trang bị kỹ thuật. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đây là một thông tin rất vui với Quân đội Nhân dân Việt Nam, thay vì phải tiêu tốn ngân sách đặt hàng nước ngoài nâng cấp, việc chúng ta hiện đại hóa được tổ hợp tên lửa phòng không, pháo phòng không trong nước hứa hẹn tiết kiệm đáng kể nguồn ngân sách. Không những thế, sau nâng cấp chúng ta có thể tự làm chủ khâu sửa chữa, cũng như tự huấn luyện cán bộ vận hành những tổ hợp vũ khí công nghệ mới. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo những hình ảnh được kênh Quốc phòng Việt Nam công bố, Nhà máy A34 đang thực hiện việc cải tiến tổ hợp tên lửa vác vai A72 (định danh của Việt Nam dành cho loại tên lửa 9K32 Strela-2 của Liên Xô mà NATO thường gọi là SA-7). Việc cải tiến dường như là thiết kế bệ phóng tự hành, lắp 2 ống phóng A72. Kiểu thiết kế này xem ra có thể tích hợp A72 trên các phương tiện cơ giới hay tàu chiến bên cạnh việc đặt cố định trên mặt đất. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Hiện vẫn chưa rõ là chúng ta có những cải tiến gì thêm trên đạn tên lửa A72. Vì ra đời từ những năm 1960, công nghệ đầu dẫn hồng ngoại của A72 tới nay bị coi là lạc hậu, dễ bị gây nhiễu. Việc nâng cấp đầu tự dẫn tầm nhiệt cho khả năng bắt bám mục tiêu tốt hơn, khó bị gây nhiễu đánh chặn hơn, nâng cao hiệu quả tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
9K32 Strela-2 là tổ hợp tên lửa vác vai phòng không tầm thấp do Liên Xô phát triển và trang bị từ năm 1968. Đưa vào trang bị không lâu, Liên Xô đã chuyển giao sớm ngay từ đầu những năm 1970 cho Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Các tài liệu nước ngoài ghi nhận, Việt Nam sử dụng rất thành công Strela-2, tiêu diệt 204 máy bay Mỹ-VNCH từ 1972-1975 với 589 quả đạn được phóng đi. Từ tháng 1/1972 tới tháng 1/1973, các xạ thủ A72 đã diệt 29 máy bay Mỹ bao gồm cả loại tiêm kích F-4 Phantom hiện đại. Nguồn ảnh: QĐND
Tên lửa Strela-2 đạt tầm bắn 3,7km (tăng lên 4,2km phiên bản Strela-2M), lắp đầu nổ phá mảnh nặng 1,15kg với 370g thuốc nổ, trần bắn 50m tới 1,5km (tăng lên 2,3km Strela-2M). Nguồn ảnh: QĐND
Ngoài A72, có vẻ như nhà máy A34 cũng đang tiếp tục thực hiện nâng cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp tự hành 9K35 Strela-10 cũng do Liên Xô sản xuất. Ở Việt Nam loại vũ khí này được định danh là tên lửa A89. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
9K35 Strela-10 do Phòng Thiết kế Cơ khí Chính xác Tochmash KB nghiên cứu phát triển từ đầu những năm 1970, chính thức biên chế năm 1976. Toàn bộ hệ thống được kết cấu đơn giản, được triển khai trên khung gầm xe bọc thép đa dụng bánh xích MT-LB. Trên xe lắp đặt đài radar trinh sát 9S86 được lắp giữa 2 cặp hộp chứa tên lửa trên phương tiện phóng. Bên trong xe là cabin điều khiển với kíp trắc thủ 3 người. Trong ảnh, tên lửa A89 đang được công nhân nhà máy A34 sửa chữa cải tiến. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQ
Trong ảnh, tổ hợp tên lửa A89 sau hiện đại hóa đang chuẩn bị cuộc bắn thử tại thao trường TB1. Các hình ảnh ống phóng màu vàng cho thấy có vẻ như tên lửa đã được cải tiến. Nguồn ảnh: VOV
Nguyên bản, 9K35 Strela-10 trang bị giá phóng lắp 4 hộp chứa đạn 9M37 - dài 2,2m, nặng 40kg với đầu đạn nặng 3,5 kg. Tên lửa lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10-3.500m. Nguồn ảnh: VOV
Đạn tên lửa 9M37 của hệ thống Strela 10 sử dụng 2 phương pháp dẫn đường gồm: tương phản ảnh (nghĩa là đầu tự dẫn quang – truyền hình trên tên lửa nhận diện mục tiêu và dẫn đường thụ động cho tên lửa) và tự dẫn hồng ngoại (bám theo nguồn nhiệt cao do mục tiêu phát ra). Nguồn ảnh: Báo VNQĐ
Loại vũ khí phòng không tiếp theo mà Nhà máy A34 có thể thực hiện nâng cấp quy mô trong thời gian tới là tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-23-4M. Đây là một trong những loại vũ khí phòng không cơ động tốt nhất trong mạng lưới phòng không tầm thấp của Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN
ZSU-23-4 Shilka là hệ thống pháo phòng không tự hành duy nhất có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay. Pháo được trang bị 4 nòng súng tự động 23mm 2A7 có tốc độ bắn ước tính 3.400-4.000 phát/phút với tầm bắn hiệu quả khoảng 2,5km, tối đa lên đến 7km, được trang bị radar dẫn bắn có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 20km. Pháo được dẫn bắn bằng radar điều khiển hỏa lực RPK-2 Tobol có thể phát hiện mục tiêu máy bay ở cự ly xa 20km.
Tuy được đánh giá ở một số khía cạnh, nhưng nhìn chung ZSU-23-4 hôm nay đã bị coi là lạc hậu, tồn tại nhiều điểm yếu. Mà lớn nhất là từ hệ thống điều khiển hỏa lực, radar RPK-2 Tobol dễ bị gây nhiễu, khó hoạt động trong điều kiện thời tiết nhiễu động. Bên cạnh đó, tầm bắn hiệu quả của ZSU-23-4 chỉ giới hạn ở 2,5km, càng tăng thì độ chính xác, tản mát của đạn càng cao. Do đó nhu cầu nâng cấp ZSU-23-4 với Việt Nam là rất lớn. Nguồn ảnh: QĐND Online
Hiện nay vẫn chưa rõ Việt Nam sẽ nâng cấp những gì trên ZSU-23-4, cũng có khả năng chúng ta sẽ đi theo phương án nâng cấp phổ biến mà nước ngoài thực hiện. Cụ thể, người ta sẽ trang bị thêm cho ZSU-23-4 các tên lửa vác vai tầm thấp tích hợp bệ phóng tự hành, bổ sung kênh ngắm bắn quang – điện, TV. Trong ảnh, phiên bản nâng cấp hiện đại do Nga thực hiện, ZSU-23-4M4 Shilka-M4. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin