Trong những ngày qua, tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine đáng chú ý là việc Nga phóng tên lửa hành trình vào thành phố cảng Odessa. Cuộc tấn công này được thực hiện ngay sau khi thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc qua cảng Odessa được ký kết giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine.Theo thông tin Bộ quốc phòng Nga đăng tải, những tên lửa hành trình Kalibr của họ đã đánh trúng các mục tiêu quân sự tại cảng Odessa, đó là một tàu chiến đấu của Hải quân Ukraine và một kho tên lửa chống hạm Harpoon, mà phương Tây vừa viện trợ cho nước này.Tuy nhiên, khi theo dõi cuộc chiến Nga-Ukraine trong 5 tháng qua, giới quan sát thực sự không hiểu chiến thuật của Quân đội Nga, khi sử dụng tên lửa dẫn đường để tấn công các mục tiêu. Trên thực tế, ngay cả khi Nga thực sự muốn phá hủy cảng Odessa, họ chỉ dựa vào một vài tên lửa hành trình là chưa đủ.Xét cho cùng, Odessa là một cảng lớn, với lượng hàng hóa hàng năm là 40 triệu tấn và lượng hành khách qua cảng là hơn 4 triệu người, bao gồm 7 cảng với diện tích hơn 1 km vuông và có tới 38 cầu cảng. Nếu Nga muốn làm tê liệt cảng này, họ phải sử dụng nhiều tên lửa hơn nữa, để phá hủy các cơ sở trọng yếu trong cảng.Trước đó, Quân đội Nga không chỉ phóng "ví dụ" một vài tên lửa hành trình vào cảng Odessa, họ cũng chỉ phóng "một vài tên lửa" vào cây Cầu Dnepr, dẫn đến việc cây cầu vẫn chưa bị sập hoàn toàn.Quân đội Nga cũng đã dùng tên lửa hành trình tấn công hệ thống cung cấp năng lượng cho đường sắt. Kết quả là hệ thống cung cấp điện đường sắt, được Ukraine sửa chữa trong vòng vài ngày.Và quân đội Nga cũng tấn công thủ đô Kiev bằng một vài quả tên lửa, kết quả cũng không rõ ràng; Quân đội Nga cũng tấn công các sân bay quân sự của Ukraine, tuy nhiên máy bay quân sự của Ukraine, vẫn có thể cất cánh từ những sân bay này.Theo đánh giá của các chuyên gia, mỗi cuộc tấn công bằng tên lửa của Quân đội Nga như vậy, chỉ như "muối bỏ biển" và không gây nhiều thiệt hại quá nặng nề cho phía Ukraine. Việc tấn công không đủ cường độ và gây ra những thiệt hại không quá lớn, khiến Ukraine có thể khôi phục lại hoạt động của các cơ sở này, chỉ trong một thời gian ngắn.Ukraine xác nhận, chưa có sân bay nào của nước này bị phá hủy hoàn toàn, hệ thống đường sắt Ukraine vẫn không bị cản trở, thậm chí một số cây cầu quan trọng bắc qua sông Dnepr vẫn còn đó. Tổ hợp công nghiệp-quân sự khổng lồ ở Kharkov cũng đang hoạt động bình thường. Những đòn tấn công tầm xa của Quân đội Nga có cảm tưởng không gây ra tổn thất lớn nào cho Ukraine, và nó cũng gây lãng phí những tên lửa dẫn đường quý giá, loại vũ khí Quân đội Nga không phải là quá nhiều. Gần đây Quân đội Nga đã phải sử dụng cả tên lửa phòng không S-300 để tấn công các mục tiêu mặt đất. Về mặt kỹ thuật, chỉ cần thay đổi hệ thống dẫn đường bằng radar để đánh chặn mục tiêu trên không, sang phương pháp dẫn đường quán tính, thì họ hoàn toàn có thể sử dụng S-300 như một tên lửa Scud, để tấn công mục tiêu mặt đất. Việc Nga lấy những phiên bản đầu tiên của tên lửa phòng không S-300, để tấn công mục tiêu mặt đất, cũng là điều hết sức bình thường; vì xét cho cùng, một số lượng lớn các phiên bản đầu tiên của S-300, đều được sản xuất trong thập niên 1980. Giờ đây, hiệu suất phòng không là không đủ, nên biến nó thành tên lửa tấn công mặt đất là điều hợp lý. Tuy nhiên, S-300 là tên lửa phòng không, không tối ưu hóa cho tấn công mục tiêu mặt đất; trong khi đó, kíp trắc thủ tên lửa cũng chỉ được đào tạo đánh chặn mục tiêu trên không, chứ không chuyên về tấn công mặt đất. Do vậy hiệu suất tấn công bằng S-300 với mục tiêu mặt đất chắc chắn sẽ không thể cao.
Trong những ngày qua, tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine đáng chú ý là việc Nga phóng tên lửa hành trình vào thành phố cảng Odessa. Cuộc tấn công này được thực hiện ngay sau khi thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc qua cảng Odessa được ký kết giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine.
Theo thông tin Bộ quốc phòng Nga đăng tải, những tên lửa hành trình Kalibr của họ đã đánh trúng các mục tiêu quân sự tại cảng Odessa, đó là một tàu chiến đấu của Hải quân Ukraine và một kho tên lửa chống hạm Harpoon, mà phương Tây vừa viện trợ cho nước này.
Tuy nhiên, khi theo dõi cuộc chiến Nga-Ukraine trong 5 tháng qua, giới quan sát thực sự không hiểu chiến thuật của Quân đội Nga, khi sử dụng tên lửa dẫn đường để tấn công các mục tiêu. Trên thực tế, ngay cả khi Nga thực sự muốn phá hủy cảng Odessa, họ chỉ dựa vào một vài tên lửa hành trình là chưa đủ.
Xét cho cùng, Odessa là một cảng lớn, với lượng hàng hóa hàng năm là 40 triệu tấn và lượng hành khách qua cảng là hơn 4 triệu người, bao gồm 7 cảng với diện tích hơn 1 km vuông và có tới 38 cầu cảng. Nếu Nga muốn làm tê liệt cảng này, họ phải sử dụng nhiều tên lửa hơn nữa, để phá hủy các cơ sở trọng yếu trong cảng.
Trước đó, Quân đội Nga không chỉ phóng "ví dụ" một vài tên lửa hành trình vào cảng Odessa, họ cũng chỉ phóng "một vài tên lửa" vào cây Cầu Dnepr, dẫn đến việc cây cầu vẫn chưa bị sập hoàn toàn.
Quân đội Nga cũng đã dùng tên lửa hành trình tấn công hệ thống cung cấp năng lượng cho đường sắt. Kết quả là hệ thống cung cấp điện đường sắt, được Ukraine sửa chữa trong vòng vài ngày.
Và quân đội Nga cũng tấn công thủ đô Kiev bằng một vài quả tên lửa, kết quả cũng không rõ ràng; Quân đội Nga cũng tấn công các sân bay quân sự của Ukraine, tuy nhiên máy bay quân sự của Ukraine, vẫn có thể cất cánh từ những sân bay này.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mỗi cuộc tấn công bằng tên lửa của Quân đội Nga như vậy, chỉ như "muối bỏ biển" và không gây nhiều thiệt hại quá nặng nề cho phía Ukraine.
Việc tấn công không đủ cường độ và gây ra những thiệt hại không quá lớn, khiến Ukraine có thể khôi phục lại hoạt động của các cơ sở này, chỉ trong một thời gian ngắn.
Ukraine xác nhận, chưa có sân bay nào của nước này bị phá hủy hoàn toàn, hệ thống đường sắt Ukraine vẫn không bị cản trở, thậm chí một số cây cầu quan trọng bắc qua sông Dnepr vẫn còn đó. Tổ hợp công nghiệp-quân sự khổng lồ ở Kharkov cũng đang hoạt động bình thường.
Những đòn tấn công tầm xa của Quân đội Nga có cảm tưởng không gây ra tổn thất lớn nào cho Ukraine, và nó cũng gây lãng phí những tên lửa dẫn đường quý giá, loại vũ khí Quân đội Nga không phải là quá nhiều.
Gần đây Quân đội Nga đã phải sử dụng cả tên lửa phòng không S-300 để tấn công các mục tiêu mặt đất. Về mặt kỹ thuật, chỉ cần thay đổi hệ thống dẫn đường bằng radar để đánh chặn mục tiêu trên không, sang phương pháp dẫn đường quán tính, thì họ hoàn toàn có thể sử dụng S-300 như một tên lửa Scud, để tấn công mục tiêu mặt đất.
Việc Nga lấy những phiên bản đầu tiên của tên lửa phòng không S-300, để tấn công mục tiêu mặt đất, cũng là điều hết sức bình thường; vì xét cho cùng, một số lượng lớn các phiên bản đầu tiên của S-300, đều được sản xuất trong thập niên 1980. Giờ đây, hiệu suất phòng không là không đủ, nên biến nó thành tên lửa tấn công mặt đất là điều hợp lý.
Tuy nhiên, S-300 là tên lửa phòng không, không tối ưu hóa cho tấn công mục tiêu mặt đất; trong khi đó, kíp trắc thủ tên lửa cũng chỉ được đào tạo đánh chặn mục tiêu trên không, chứ không chuyên về tấn công mặt đất. Do vậy hiệu suất tấn công bằng S-300 với mục tiêu mặt đất chắc chắn sẽ không thể cao.