Tuần dương hạm hạng nặng Đô đốc Lazarev đã được kéo tới nhà máy đóng tàu số 30, chuẩn bị xong những công đoạn cuối cùng, trước khi bị rã sắt vụn.Từ tháng 2 năm nay, Đô đốc Lazarev đã thực hiện hành trình cuối cùng của đời mình, khi được kéo tới nhà máy đóng tàu để thực hiện việc rã sắt vụn.Theo nhiều nguồn tin, quá trình rã sắt vụn đối với tàu tuần dương Lazarev sẽ bắt đầu từ tháng 8 này, chi phí cho việc rã sắt vụn chiếc tàu tuần dương này, có thể lên tới 5 tỷ Rubble.Chưa hết, quá trình rã sắt vụn tàu Lazarev có thể sẽ kéo dài nhiều năm, dự kiến tới cuối năm 2025 mới hoàn thành.Được đặt ky đóng mới từ năm 1978, tàu Đô đốc Lazarev chính thức được hạ thủy năm 1981, nhập biên Hải quân Liên Xô cũ từ năm 1984.Sau khi Liên Xô tan rã, tuần dương hạm Lazarev tiếp tục được phục vụ trong biên chế Hải quân Nga, nằm trong hạm đội biển Đen.Tới năm 1999, để giảm tải gánh nặng tài chính cho hải quân Nga, Moscow đã rút tàu Lazarev ra khỏi biên chế. Trong 5 năm sau đó, Lazarev được đưa về Bolshoy Kamen để tháo bỏ lò phản ứng hạt nhân.Sau khi bị tháo bỏ lò phản ứng hạt nhân, tàu Lazarev đã chính thức trở thành cục sắt nặng 24.000 tấn, không còn khả năng hoạt động và chỉ còn chờ ngày bị rã sắt vụn.Thậm chí tới năm 2014, Lazarev còn phải trải qua đại tu thân vỏ, để nó có thể duy trì khả năng nổi trên mặt biển. Tới thời điểm này, số phận của chiếc Lazarev đã chính thức an bài.Năm 2015, kế hoạch rã sắt vụn tàu Lazarev đã được mang ra thảo luận. Tuy nhiên khi đó, các nhà máy đóng tàu của Nga ở khu vực Thái Bình Dương, không đủ khả năng tháo dỡ con tàu này.Việc kéo con tàu tới nhà máy đóng tàu Severodvinsk cũng được coi là bất khả thi. Do vậy, tàu Lazarev phải chờ tới tận thời điểm hiện tại, mới có thể chính thức bị khai tử.Tuần dương hạm Đô đốc Lazarev được đóng theo lớp Đề án 1144 Orlan. Dưới thời Liên Xô, tàu mang tên Frunze.Sau khi Liên Xô tan rã, chiếc tàu chiến này được gia nhập Hạm đội Hải quân Nga và được đổi tên thành Lazarev. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh sức mạnh của tuần dương hạm Lazarev khi còn phục vụt trong biên chế Hạm đội Hải quân Nga. Nguồn: AXX.
Tuần dương hạm hạng nặng Đô đốc Lazarev đã được kéo tới nhà máy đóng tàu số 30, chuẩn bị xong những công đoạn cuối cùng, trước khi bị rã sắt vụn.
Từ tháng 2 năm nay, Đô đốc Lazarev đã thực hiện hành trình cuối cùng của đời mình, khi được kéo tới nhà máy đóng tàu để thực hiện việc rã sắt vụn.
Theo nhiều nguồn tin, quá trình rã sắt vụn đối với tàu tuần dương Lazarev sẽ bắt đầu từ tháng 8 này, chi phí cho việc rã sắt vụn chiếc tàu tuần dương này, có thể lên tới 5 tỷ Rubble.
Chưa hết, quá trình rã sắt vụn tàu Lazarev có thể sẽ kéo dài nhiều năm, dự kiến tới cuối năm 2025 mới hoàn thành.
Được đặt ky đóng mới từ năm 1978, tàu Đô đốc Lazarev chính thức được hạ thủy năm 1981, nhập biên Hải quân Liên Xô cũ từ năm 1984.
Sau khi Liên Xô tan rã, tuần dương hạm Lazarev tiếp tục được phục vụ trong biên chế Hải quân Nga, nằm trong hạm đội biển Đen.
Tới năm 1999, để giảm tải gánh nặng tài chính cho hải quân Nga, Moscow đã rút tàu Lazarev ra khỏi biên chế. Trong 5 năm sau đó, Lazarev được đưa về Bolshoy Kamen để tháo bỏ lò phản ứng hạt nhân.
Sau khi bị tháo bỏ lò phản ứng hạt nhân, tàu Lazarev đã chính thức trở thành cục sắt nặng 24.000 tấn, không còn khả năng hoạt động và chỉ còn chờ ngày bị rã sắt vụn.
Thậm chí tới năm 2014, Lazarev còn phải trải qua đại tu thân vỏ, để nó có thể duy trì khả năng nổi trên mặt biển. Tới thời điểm này, số phận của chiếc Lazarev đã chính thức an bài.
Năm 2015, kế hoạch rã sắt vụn tàu Lazarev đã được mang ra thảo luận. Tuy nhiên khi đó, các nhà máy đóng tàu của Nga ở khu vực Thái Bình Dương, không đủ khả năng tháo dỡ con tàu này.
Việc kéo con tàu tới nhà máy đóng tàu Severodvinsk cũng được coi là bất khả thi. Do vậy, tàu Lazarev phải chờ tới tận thời điểm hiện tại, mới có thể chính thức bị khai tử.
Tuần dương hạm Đô đốc Lazarev được đóng theo lớp Đề án 1144 Orlan. Dưới thời Liên Xô, tàu mang tên Frunze.
Sau khi Liên Xô tan rã, chiếc tàu chiến này được gia nhập Hạm đội Hải quân Nga và được đổi tên thành Lazarev. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh của tuần dương hạm Lazarev khi còn phục vụt trong biên chế Hạm đội Hải quân Nga. Nguồn: AXX.