Câu chuyện về việc làm thế nào Trung Quốc có được con tàu sân bay đóng dở của Ukraine, đây là một vụ mua lại của Quân đội Trung Quốc; nhưng được che giấu bởi một vận động viên bóng rổ, người đã tuyên bố rằng, anh ta muốn mua chiếc tàu trên để xây dựng một sòng bạc nổi.Hải quân Trung Quốc mong muốn sở hữu tàu sân bay từ lâu, nhưng không ai có thể giúp Trung Quốc. Trong khi đó, chi phí và sự phức tạp trong phát triển tàu sân bay, vượt xa khả năng hạn chế của Quân đội Trung Quốc trong Chiến tranh Lạnh.Vào đầu thập niên 1980, Liên Xô bắt đầu đóng hai tàu sân bay theo đúng nghĩa; nhưng Liên Xô chưa thể có công nghệ máy phóng như tàu sân bay của Mỹ, mà sử dụng thiết kế đường băng kiểu nhảy cầu, cho phép các tiêm kích hạm có thể cất cánh với trọng tải vừa phải.Do chiến lược phát triển tàu sân bay của Hải quân Liên Xô cũng khác biệt với Mỹ, do vậy tàu sân bay mới của Nga vẫn được trang bị 12 hệ thống tên lửa chống hạm P-700 Granit cực mạnh, để tàu sân bay này vẫn có thể hoạt động ở Biển Đen, theo Công ước Montreux.Tuy nhiên, sự tan rã quá nhanh của Liên Xô, khiến con tàu thứ hai trong lớp của nó là Varyag, lúc này mới chỉ hoàn thiện được 2/3, còn thiếu vũ khí trang bị và hệ thống điện.Việc đóng tàu sân bay Varyag ngừng hẳn vào năm 1992 do chính phủ Ukraine thiếu tiền, nên đã không làm gì được, để hoàn thiện con tàu có lượng giãn nước 55 nghìn tấn và đành để bị rỉ sét trong nhà máy đóng tàu Mykolayiv của họ.Cơ hội không thể nào tốt hơn, để Trung Quốc có thể sở hữu tàu sân bay; một nhóm kỹ thuật của Quân đội Trung Quốc đã được đóng giả thành những thương nhân, tiếp cận Varyag để có kế hoạch mua lại con tàu này. Tuy nhiên kế hoạch phải tuyệt đối bí mật, đề phòng Mỹ và thậm chí cả là Nga ngăn cản.Vào năm 1996, Giám đốc cơ quan tình báo Hoa Nam, tướng Ji Shengde đã tiếp cận Xu Zengping, một cựu ngôi sao bóng rổ của Quân đội Trung Quốc, nhưng đã giải ngũ và trở thành một doanh nhân thành công trong việc tổ chức các sự kiện quốc tế.Ji Shengde đề xuất để Xu đứng lên mua Varyag với tư cách là một công ty tư nhân, bề ngoài là để làm một sòng bạc để tránh bị giám sát không mong muốn. Sau đó, Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng cho mục đích riêng của họ, khi Varyag về đến Trung Quốc.Yếu tố thuận lợi cho Trung Quốc để mua chiếc Varyag, là vào thời gian trước đó, các doanh nhân của nước này đã mua 2 chiếc tàu sân bay lai lớp Kiev, đã bị loại biên sau khi Liên Xô sụp đổ, để làm sòng bạc nổi. Điều này sẽ che giấu bản chất thật của Trung Quốc khi mua tàu sân bay Varyag.Vào tháng 1/1998, Xu đến Ukraine và gặp gỡ các lãnh đạo của Nhà máy đóng tàu. Sau bốn ngày đàm phán, trong đó Xu đã đưa những khoản hối lộ khổng lồ và năm mươi chai rượu Mao Đài, Xu đã đạt được thỏa thuận mua chiếc tàu sân bay Varyag với giá chỉ có 20 triệu USD.Không thể tin được, một chiếc tàu sân bay 50 nghìn tấn, hoàn thiện được 2/3, có giá thấp hơn nhiều so với giá của một chiếc máy bay chiến đấu phản lực hiện nay.Một số nhà quan sát quốc tế đã “đánh hơi” thấy điều gì đó không ổn trong thỏa thuận này, vì công ty của Xu thực sự không có giấy phép cờ bạc ở Ma Cao, cũng không có số điện thoại hoặc địa chỉ được công khai.Nhưng trớ trêu thay, một nhà phân tích của Tạp chí quốc phòng Jane's, khi được tờ Washington Post phỏng vấn vào thời điểm đó, khẳng định chắc nịch rằng, Hải quân Trung Quốc “dù có muốn”, cũng sẽ không thể sử dụng được tàu Varyag, do tình trạng hư hỏng và chưa hoàn thiện của nó.Đến tháng 6/2000, mọi thứ đã sẵn sàng; bốn động cơ của tàu Varyag được đóng gói trong niêm phong dầu mỡ (chúng vẫn chưa được lắp đặt), cùng vài tấn bản vẽ thiết kế, đã được gửi qua đường bộ tới Trung Quốc bằng xe lửa liên vận và một công ty lai dắt của Hà Lan đã sẵn sàng kéo con tàu dài 306 mét tới Trung Quốc.Rất nhiều khó khăn khi kéo tàu sân bay Varyag từ Ukraine về Trung Quốc, từ việc Thổ Nhĩ Kỳ gây khó dễ khi không cho qua eo biển Bosporus, đến việc Ai Cập không cho con tàu này qua kênh đào Suez, khiến nó phải vòng qua mũi Hảo Vọng của Nam Phi, với thời gian 6 tháng lênh đênh trên các đại dương với số tiền phí kéo lên tới 8.500 USD /ngày.Vào tháng 3/2002, tàu sân bay Varyag cuối cùng đã đến cảng Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh, và chiếc tàu này sau này mang tên tỉnh này của Trung Quốc. Sau ba năm nghiên cứu, Varyag được đưa vào ụ khô để thực hiện một quá trình tiếp tục hoàn thiện, bao gồm cả việc phun cát để loại bỏ tất cả các vết rỉ sét; khôi phục và lắp đặt động cơ vào năm 2011.Hải quân Trung Quốc cũng thay đổi mạnh thiết kế của chiếc Varyag, khi biến con tàu này như một tàu sân bay thuần túy, chứ không phải là một hỗn hợp tàu sân bay-tuần dương, vì vậy họ đã tháo các hệ thống tên lửa chống hạm khổng lồ ra khỏi tàu.Vũ khí chính của tàu là 24 tiêm kích hạm J-15 Flying Shark; đây là bản sao nội địa của máy bay chiến đấu Su-33 của Nga, một nguyên mẫu cũng được mua lại từ Ukraine vào năm 2001. Ngoài ra Liêu Ninh còn được trang bị 6 trực thăng chống ngầm Z-12F, 4 chiếc cảnh báo sớm trên không và 2 trực thăng cứu hộ Z-9.Tàu sân bay Liêu Ninh đã được Trung Quốc đưa vào hoạt động ngày 25/9/2012, và chiếc J-15 đầu tiên hạ cánh trên Liêu Ninh là một tháng sau đó. Tiếp sau đó, chiếc tàu sân bay Sơn Đông, dựa trên thiết kế Liêu Ninh được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc năm 2018.Lớp tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc khó có thể sánh ngang với tàu sân bay của Mỹ, ngoài số lượng máy bay ít hơn, tàu cũng không sử dụng động cơ hạt nhân, động cơ tuabin hơi nước của tàu rất dễ bị hỏng và đường băng kiểu nhảy cầu, hạn chế số vũ khí và nhiên liệu mà máy bay có thể mang theo.Tuy nhiên việc sở hữu Liêu Ninh, đã tạo cho Trung Quốc một bước tiến nhảy vọt trong chương trình xây dựng hải quân. Theo Xu Zengping, một sĩ quan hải quân Trung Quốc nói rằng, nhờ tàu Varyag, đã tiết kiệm cho Trung Quốc mười lăm năm nghiên cứu và phát triển. Nguồn ảnh: QQ. Sức mạnh đáng nể của tàu sân bay Liêu Ninh trong biên chế Hải quân Trung Quốc. Nguồn: CGTN.
Câu chuyện về việc làm thế nào Trung Quốc có được con tàu sân bay đóng dở của Ukraine, đây là một vụ mua lại của Quân đội Trung Quốc; nhưng được che giấu bởi một vận động viên bóng rổ, người đã tuyên bố rằng, anh ta muốn mua chiếc tàu trên để xây dựng một sòng bạc nổi.
Hải quân Trung Quốc mong muốn sở hữu tàu sân bay từ lâu, nhưng không ai có thể giúp Trung Quốc. Trong khi đó, chi phí và sự phức tạp trong phát triển tàu sân bay, vượt xa khả năng hạn chế của Quân đội Trung Quốc trong Chiến tranh Lạnh.
Vào đầu thập niên 1980, Liên Xô bắt đầu đóng hai tàu sân bay theo đúng nghĩa; nhưng Liên Xô chưa thể có công nghệ máy phóng như tàu sân bay của Mỹ, mà sử dụng thiết kế đường băng kiểu nhảy cầu, cho phép các tiêm kích hạm có thể cất cánh với trọng tải vừa phải.
Do chiến lược phát triển tàu sân bay của Hải quân Liên Xô cũng khác biệt với Mỹ, do vậy tàu sân bay mới của Nga vẫn được trang bị 12 hệ thống tên lửa chống hạm P-700 Granit cực mạnh, để tàu sân bay này vẫn có thể hoạt động ở Biển Đen, theo Công ước Montreux.
Tuy nhiên, sự tan rã quá nhanh của Liên Xô, khiến con tàu thứ hai trong lớp của nó là Varyag, lúc này mới chỉ hoàn thiện được 2/3, còn thiếu vũ khí trang bị và hệ thống điện.
Việc đóng tàu sân bay Varyag ngừng hẳn vào năm 1992 do chính phủ Ukraine thiếu tiền, nên đã không làm gì được, để hoàn thiện con tàu có lượng giãn nước 55 nghìn tấn và đành để bị rỉ sét trong nhà máy đóng tàu Mykolayiv của họ.
Cơ hội không thể nào tốt hơn, để Trung Quốc có thể sở hữu tàu sân bay; một nhóm kỹ thuật của Quân đội Trung Quốc đã được đóng giả thành những thương nhân, tiếp cận Varyag để có kế hoạch mua lại con tàu này. Tuy nhiên kế hoạch phải tuyệt đối bí mật, đề phòng Mỹ và thậm chí cả là Nga ngăn cản.
Vào năm 1996, Giám đốc cơ quan tình báo Hoa Nam, tướng Ji Shengde đã tiếp cận Xu Zengping, một cựu ngôi sao bóng rổ của Quân đội Trung Quốc, nhưng đã giải ngũ và trở thành một doanh nhân thành công trong việc tổ chức các sự kiện quốc tế.
Ji Shengde đề xuất để Xu đứng lên mua Varyag với tư cách là một công ty tư nhân, bề ngoài là để làm một sòng bạc để tránh bị giám sát không mong muốn. Sau đó, Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng cho mục đích riêng của họ, khi Varyag về đến Trung Quốc.
Yếu tố thuận lợi cho Trung Quốc để mua chiếc Varyag, là vào thời gian trước đó, các doanh nhân của nước này đã mua 2 chiếc tàu sân bay lai lớp Kiev, đã bị loại biên sau khi Liên Xô sụp đổ, để làm sòng bạc nổi. Điều này sẽ che giấu bản chất thật của Trung Quốc khi mua tàu sân bay Varyag.
Vào tháng 1/1998, Xu đến Ukraine và gặp gỡ các lãnh đạo của Nhà máy đóng tàu. Sau bốn ngày đàm phán, trong đó Xu đã đưa những khoản hối lộ khổng lồ và năm mươi chai rượu Mao Đài, Xu đã đạt được thỏa thuận mua chiếc tàu sân bay Varyag với giá chỉ có 20 triệu USD.
Không thể tin được, một chiếc tàu sân bay 50 nghìn tấn, hoàn thiện được 2/3, có giá thấp hơn nhiều so với giá của một chiếc máy bay chiến đấu phản lực hiện nay.
Một số nhà quan sát quốc tế đã “đánh hơi” thấy điều gì đó không ổn trong thỏa thuận này, vì công ty của Xu thực sự không có giấy phép cờ bạc ở Ma Cao, cũng không có số điện thoại hoặc địa chỉ được công khai.
Nhưng trớ trêu thay, một nhà phân tích của Tạp chí quốc phòng Jane's, khi được tờ Washington Post phỏng vấn vào thời điểm đó, khẳng định chắc nịch rằng, Hải quân Trung Quốc “dù có muốn”, cũng sẽ không thể sử dụng được tàu Varyag, do tình trạng hư hỏng và chưa hoàn thiện của nó.
Đến tháng 6/2000, mọi thứ đã sẵn sàng; bốn động cơ của tàu Varyag được đóng gói trong niêm phong dầu mỡ (chúng vẫn chưa được lắp đặt), cùng vài tấn bản vẽ thiết kế, đã được gửi qua đường bộ tới Trung Quốc bằng xe lửa liên vận và một công ty lai dắt của Hà Lan đã sẵn sàng kéo con tàu dài 306 mét tới Trung Quốc.
Rất nhiều khó khăn khi kéo tàu sân bay Varyag từ Ukraine về Trung Quốc, từ việc Thổ Nhĩ Kỳ gây khó dễ khi không cho qua eo biển Bosporus, đến việc Ai Cập không cho con tàu này qua kênh đào Suez, khiến nó phải vòng qua mũi Hảo Vọng của Nam Phi, với thời gian 6 tháng lênh đênh trên các đại dương với số tiền phí kéo lên tới 8.500 USD /ngày.
Vào tháng 3/2002, tàu sân bay Varyag cuối cùng đã đến cảng Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh, và chiếc tàu này sau này mang tên tỉnh này của Trung Quốc. Sau ba năm nghiên cứu, Varyag được đưa vào ụ khô để thực hiện một quá trình tiếp tục hoàn thiện, bao gồm cả việc phun cát để loại bỏ tất cả các vết rỉ sét; khôi phục và lắp đặt động cơ vào năm 2011.
Hải quân Trung Quốc cũng thay đổi mạnh thiết kế của chiếc Varyag, khi biến con tàu này như một tàu sân bay thuần túy, chứ không phải là một hỗn hợp tàu sân bay-tuần dương, vì vậy họ đã tháo các hệ thống tên lửa chống hạm khổng lồ ra khỏi tàu.
Vũ khí chính của tàu là 24 tiêm kích hạm J-15 Flying Shark; đây là bản sao nội địa của máy bay chiến đấu Su-33 của Nga, một nguyên mẫu cũng được mua lại từ Ukraine vào năm 2001. Ngoài ra Liêu Ninh còn được trang bị 6 trực thăng chống ngầm Z-12F, 4 chiếc cảnh báo sớm trên không và 2 trực thăng cứu hộ Z-9.
Tàu sân bay Liêu Ninh đã được Trung Quốc đưa vào hoạt động ngày 25/9/2012, và chiếc J-15 đầu tiên hạ cánh trên Liêu Ninh là một tháng sau đó. Tiếp sau đó, chiếc tàu sân bay Sơn Đông, dựa trên thiết kế Liêu Ninh được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc năm 2018.
Lớp tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc khó có thể sánh ngang với tàu sân bay của Mỹ, ngoài số lượng máy bay ít hơn, tàu cũng không sử dụng động cơ hạt nhân, động cơ tuabin hơi nước của tàu rất dễ bị hỏng và đường băng kiểu nhảy cầu, hạn chế số vũ khí và nhiên liệu mà máy bay có thể mang theo.
Tuy nhiên việc sở hữu Liêu Ninh, đã tạo cho Trung Quốc một bước tiến nhảy vọt trong chương trình xây dựng hải quân. Theo Xu Zengping, một sĩ quan hải quân Trung Quốc nói rằng, nhờ tàu Varyag, đã tiết kiệm cho Trung Quốc mười lăm năm nghiên cứu và phát triển. Nguồn ảnh: QQ.
Sức mạnh đáng nể của tàu sân bay Liêu Ninh trong biên chế Hải quân Trung Quốc. Nguồn: CGTN.