Đội hình không quân phổ biến nhất khi bay hành trình là đội hình đan xen theo kiểu tam giác. Đội hình này được các phi công không quân học hỏi từ cách loài chim bay theo đàn. Theo đó, những chiếc máy bay bay phía sau sẽ tốn ít nhiên liệu hơn do tận dụng được lực đẩy không khí từ những chiếc bay phía trước theo đội hình. Nguồn ảnh: Wiki.Đội hình kiểu này rất thích hợp khi bay hành trình trong vùng không có địch. Trong trường hợp địch tấn công bất ngờ, đội hình sẽ xé lẻ và tản ra nhanh chóng thành nhiều nhóm nhỏ, quay lại hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, đội hình kiểu này ít được sử dụng khi bay vào khu vực có hệ thống phòng không của đối phương do các phi cơ bay quá sát nhau, dễ bị "chết chùm" do dính hỏa lực phòng không hoặc đâm nhau khi tránh hỏa lực đối phương. Nguồn ảnh: Falcon.Trong trường hợp có ít các máy bay trong một phi đội thì đội hình một hàng chéo cũng được tận dụng triệt để để tiết kiệm nhiên liệu, lợi dụng lực nâng không khí của các máy bay bay cạnh nhau. Nguồn ảnh: Warthog.Phổ biến nhất vẫn là đội hình chữ V đúng với đội hình của một... đàn chim trong tự nhiên. Với kiểu đội hình máy bay này, số lượng máy bay trong phi đội là vừa đủ để vừa tấn công mặt đất, vừa yểm trợ trên không cho nhau. Nguồn ảnh: Aviation.Khi bay hộ tống, các máy bay tiêm kích sẽ bay song song giữ khoảng cách tốt với các máy bay ném bom. Do các máy bay ném bom có khả năng cơ động rất kém nên các máy bay hộ tống sẽ có nhiệm vụ dánh chặn tất cả các máy bay địch có ý định tiếp cận mục tiêu. Nguồn ảnh: Pixa.Tùy từng đội hình hộ tống khác nhau mà các tốp máy bay hộ tống sẽ có nhiệm vụ bảo vệ các hướng khác nhau cho phi cơ ném bom. Việc phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho các phi công là để tránh trường hợp nôn nóng, muốn lập công tự ý tách đội hình đánh chặn địch gây rối toàn đội hình hoặc thậm chí va quệt, đâm vào nhau trên không do không hiểu ý nhau. Nguồn ảnh: Wiki.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, các máy bay tiêm kích hộ tống của Mỹ đã phạm phải rất nhiều sai lầm nên đã nhiều lần để "lọt" máy bay của Không quân Việt Nam vào trong đội hình bay, khi đó, các máy bay của ta có thể thoải mái vùng vẫy trong đội hình địch, xả mọi loại hỏa lực vào những chiếc B-52 dẫn đầu đội hình của đối phương trong khi các máy bay hộ tống của địch đang bị rối loạn đội hình, buộc phải cơ động né tránh. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong trường hợp tiêm kích tấn công làm nhiệm vụ tấn công mặt đất, việc bay sát nhau và bổ nhào thành nhiều đợt, đợt sau yểm trợ đợt trước là điều tối quan trọng. Ví dụ như khi bay theo đội hình chuẩn có cự ly giãn cách hẹp, một loạt pháo mồi nhử được triển khai từ chỉ một máy bay cũng có thể bảo vệ cho toàn phi đội trước hỏa lực tên lửa phòng không của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.Đặc biệt, khi tham gia tấn công mặt đất, ngoài việc phải giữ vững đội hình còn phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật về góc tấn công, góc tiếp cận, góc thoát và hướng thoát hiểm khẩn cấp để đảm bảo an toàn nhất cho mỗi pha bổ nhào. Nguồn ảnh: Airspace.
Đội hình không quân phổ biến nhất khi bay hành trình là đội hình đan xen theo kiểu tam giác. Đội hình này được các phi công không quân học hỏi từ cách loài chim bay theo đàn. Theo đó, những chiếc máy bay bay phía sau sẽ tốn ít nhiên liệu hơn do tận dụng được lực đẩy không khí từ những chiếc bay phía trước theo đội hình. Nguồn ảnh: Wiki.
Đội hình kiểu này rất thích hợp khi bay hành trình trong vùng không có địch. Trong trường hợp địch tấn công bất ngờ, đội hình sẽ xé lẻ và tản ra nhanh chóng thành nhiều nhóm nhỏ, quay lại hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, đội hình kiểu này ít được sử dụng khi bay vào khu vực có hệ thống phòng không của đối phương do các phi cơ bay quá sát nhau, dễ bị "chết chùm" do dính hỏa lực phòng không hoặc đâm nhau khi tránh hỏa lực đối phương. Nguồn ảnh: Falcon.
Trong trường hợp có ít các máy bay trong một phi đội thì đội hình một hàng chéo cũng được tận dụng triệt để để tiết kiệm nhiên liệu, lợi dụng lực nâng không khí của các máy bay bay cạnh nhau. Nguồn ảnh: Warthog.
Phổ biến nhất vẫn là đội hình chữ V đúng với đội hình của một... đàn chim trong tự nhiên. Với kiểu đội hình máy bay này, số lượng máy bay trong phi đội là vừa đủ để vừa tấn công mặt đất, vừa yểm trợ trên không cho nhau. Nguồn ảnh: Aviation.
Khi bay hộ tống, các máy bay tiêm kích sẽ bay song song giữ khoảng cách tốt với các máy bay ném bom. Do các máy bay ném bom có khả năng cơ động rất kém nên các máy bay hộ tống sẽ có nhiệm vụ dánh chặn tất cả các máy bay địch có ý định tiếp cận mục tiêu. Nguồn ảnh: Pixa.
Tùy từng đội hình hộ tống khác nhau mà các tốp máy bay hộ tống sẽ có nhiệm vụ bảo vệ các hướng khác nhau cho phi cơ ném bom. Việc phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho các phi công là để tránh trường hợp nôn nóng, muốn lập công tự ý tách đội hình đánh chặn địch gây rối toàn đội hình hoặc thậm chí va quệt, đâm vào nhau trên không do không hiểu ý nhau. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, các máy bay tiêm kích hộ tống của Mỹ đã phạm phải rất nhiều sai lầm nên đã nhiều lần để "lọt" máy bay của Không quân Việt Nam vào trong đội hình bay, khi đó, các máy bay của ta có thể thoải mái vùng vẫy trong đội hình địch, xả mọi loại hỏa lực vào những chiếc B-52 dẫn đầu đội hình của đối phương trong khi các máy bay hộ tống của địch đang bị rối loạn đội hình, buộc phải cơ động né tránh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong trường hợp tiêm kích tấn công làm nhiệm vụ tấn công mặt đất, việc bay sát nhau và bổ nhào thành nhiều đợt, đợt sau yểm trợ đợt trước là điều tối quan trọng. Ví dụ như khi bay theo đội hình chuẩn có cự ly giãn cách hẹp, một loạt pháo mồi nhử được triển khai từ chỉ một máy bay cũng có thể bảo vệ cho toàn phi đội trước hỏa lực tên lửa phòng không của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đặc biệt, khi tham gia tấn công mặt đất, ngoài việc phải giữ vững đội hình còn phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật về góc tấn công, góc tiếp cận, góc thoát và hướng thoát hiểm khẩn cấp để đảm bảo an toàn nhất cho mỗi pha bổ nhào. Nguồn ảnh: Airspace.