Loại trực thăng được Mỹ sử dụng phổ biến nhất trên Chiến trường Việt Nam đó là trực thăng UH-1. Đây là loại trực thăng đa năng có nhiệm vụ chính là vận tải nhưng vẫn có thể mang được vũ khí để thực hiện nhiệm vụ yểm trợ đường không cho bộ binh. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuỳ từng nhiệm vụ mà trực thăng UH-1 sẽ được mang theo cấu hình vũ khí khác nhau, trong đó có cấu hình phổ biến nhất và cổ điển nhất bao gồm 2 bệ phóng 12 ống pháo phản lực 70mm với mỗi quả có tầm bắn 3,5 km và sức công phá ngang 2 viên đạn B-41. Nguồn ảnh: Pinterest.Cấu hình vũ khí thứ hai có tên gọi M5 bao gồm một bệ pháo xiay đặt ngay dưới mũ máy bay cung cấp hoả lực 40mm M75 như trên trực thăng Cobra với dự trữ đạn 350 viên và bán kính sát thương 15 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.Cấu hình thứ ba không sử dụng hoả lực mạnh mà chỉ có súng máy với bốn khẩu M60 điều khiển từ xa được gắn cố định hai bên thân, mỗi khẩu có dự trữ đạn 1200 viên. Nguồn ảnh: Pinterest.Từ cấu hình súng máy kể trên, trực thăng UH-1 có thể lắp thêm mỗi bên một bệ phóng 7 quả pháo phản lực 70mm để tăng cường khả năng huỷ diệt mục tiêu cho chiếc trực thăng này. Nguồn ảnh: Pinterest.Để tối ưu hoá khả năng cung cấp hoả lực mạnh, quân đội Mỹ sẽ trang bị cho trực thăng UH-1 cấu hình M17 với 2 bệ phóng pháo phản lực 70mm Mighty Mouse hai bên với sức chứa lên tới 38 quả pháo phản lực. Nguồn ảnh: Pinterest.Tiếp đến là cấu hình đa nhiệm với mỗi bên máy bay 1 khẩu súng máy 6 nòng M134 Minigun với tốc độ bắn được giới hạn lại còn 3000 viên mỗi phút kèm theo cơ số đạn 4000 viên mỗi khẩu để cung cấp hoả lực áp chế cực mạnh với mục tiêu bộ binh. Nguồn ảnh: Pinterest.Cuối cùng là cấu hình chống tăng ít được sử dụng tại Việt Nam bao gồm tổng cộng 6 quả tên lửa dẫn đường bằng dây AGM-22 với tầm bắn 3 km và đầu đạn nặng 6,8 kg - đủ sức tiêu diệt mọi loại xe tăng của phía ta. Nguồn ảnh: Pinterest.Với trực thăng chiến đấu AH-1 Cobra - loại trực thăng chiến đấu phổ biến bậc nhất Chiến tranh Việt Nam cấu hình vũ khí cũng tương tự như trên trực thăng UH-1 nhưng lại có lợi thế hơn về độ cơ động và tốc độ. Nguồn ảnh: Pinterest.Cấu hình thường thấy của AH-1 Cobra bao gồm 2 khẩu 6 nòng M134 minigun với cơ số đạn 4000 viên hoặc 2 khẩu phóng lựu M129 với cơ số đạn 300 viên được đặt ở dưới mũi. Dàn vũ khí dưới mũi sẽ do sĩ quan điều khiển hoả lực ngồi phía trước máy bay phụ trách. Nguồn ảnh: Pinterest.Với hoả lực chính của AH-1 Cobra đặt dưới hai cánh treo hoả lực của máy bay, cấu hình vũ khí sẽ bao gồm 1 bệ phóng pháo phản lực cỡ 70mm cùng 1 khẩu 6 nòng M134 với 1500 viên đạn ở mỗi bên. Hệ thống vũ khí này do phi công lái chính của AH-1 ngồi ở ghế lái số hai điều khiển. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù được trang bị hoả lực tới "tận chân răng", tuy nhiên cả hai loại trực thăng kể trên đều "rụng" rất nhiều trên chiến trường Việt Nam không chỉ do hoả lực của quân giải phóng mà còn do tai nạn trong quá trình hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Trực thăng UH-1 của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Loại trực thăng được Mỹ sử dụng phổ biến nhất trên Chiến trường Việt Nam đó là trực thăng UH-1. Đây là loại trực thăng đa năng có nhiệm vụ chính là vận tải nhưng vẫn có thể mang được vũ khí để thực hiện nhiệm vụ yểm trợ đường không cho bộ binh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuỳ từng nhiệm vụ mà trực thăng UH-1 sẽ được mang theo cấu hình vũ khí khác nhau, trong đó có cấu hình phổ biến nhất và cổ điển nhất bao gồm 2 bệ phóng 12 ống pháo phản lực 70mm với mỗi quả có tầm bắn 3,5 km và sức công phá ngang 2 viên đạn B-41. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cấu hình vũ khí thứ hai có tên gọi M5 bao gồm một bệ pháo xiay đặt ngay dưới mũ máy bay cung cấp hoả lực 40mm M75 như trên trực thăng Cobra với dự trữ đạn 350 viên và bán kính sát thương 15 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cấu hình thứ ba không sử dụng hoả lực mạnh mà chỉ có súng máy với bốn khẩu M60 điều khiển từ xa được gắn cố định hai bên thân, mỗi khẩu có dự trữ đạn 1200 viên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Từ cấu hình súng máy kể trên, trực thăng UH-1 có thể lắp thêm mỗi bên một bệ phóng 7 quả pháo phản lực 70mm để tăng cường khả năng huỷ diệt mục tiêu cho chiếc trực thăng này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Để tối ưu hoá khả năng cung cấp hoả lực mạnh, quân đội Mỹ sẽ trang bị cho trực thăng UH-1 cấu hình M17 với 2 bệ phóng pháo phản lực 70mm Mighty Mouse hai bên với sức chứa lên tới 38 quả pháo phản lực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiếp đến là cấu hình đa nhiệm với mỗi bên máy bay 1 khẩu súng máy 6 nòng M134 Minigun với tốc độ bắn được giới hạn lại còn 3000 viên mỗi phút kèm theo cơ số đạn 4000 viên mỗi khẩu để cung cấp hoả lực áp chế cực mạnh với mục tiêu bộ binh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuối cùng là cấu hình chống tăng ít được sử dụng tại Việt Nam bao gồm tổng cộng 6 quả tên lửa dẫn đường bằng dây AGM-22 với tầm bắn 3 km và đầu đạn nặng 6,8 kg - đủ sức tiêu diệt mọi loại xe tăng của phía ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với trực thăng chiến đấu AH-1 Cobra - loại trực thăng chiến đấu phổ biến bậc nhất Chiến tranh Việt Nam cấu hình vũ khí cũng tương tự như trên trực thăng UH-1 nhưng lại có lợi thế hơn về độ cơ động và tốc độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cấu hình thường thấy của AH-1 Cobra bao gồm 2 khẩu 6 nòng M134 minigun với cơ số đạn 4000 viên hoặc 2 khẩu phóng lựu M129 với cơ số đạn 300 viên được đặt ở dưới mũi. Dàn vũ khí dưới mũi sẽ do sĩ quan điều khiển hoả lực ngồi phía trước máy bay phụ trách. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với hoả lực chính của AH-1 Cobra đặt dưới hai cánh treo hoả lực của máy bay, cấu hình vũ khí sẽ bao gồm 1 bệ phóng pháo phản lực cỡ 70mm cùng 1 khẩu 6 nòng M134 với 1500 viên đạn ở mỗi bên. Hệ thống vũ khí này do phi công lái chính của AH-1 ngồi ở ghế lái số hai điều khiển. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù được trang bị hoả lực tới "tận chân răng", tuy nhiên cả hai loại trực thăng kể trên đều "rụng" rất nhiều trên chiến trường Việt Nam không chỉ do hoả lực của quân giải phóng mà còn do tai nạn trong quá trình hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng UH-1 của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.