Michael Wittmann là hình mẫu tiêu chuẩn về một anh hùng chiến tranh đi ra từ thực tế chiến trường cho đến cả những giai thoại, và ở một khía cạnh nào đó Wittmann là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng đến lịch sử chiến tranh bọc thép, nơi những chiếc xe tăng thống trị chiến trường. Trong ảnh là Michael Wittmann (giơ tay chào đứng ngoài cùng) với kíp chiến đấu trên chiếc Tiger của mình, ảnh được chụp vào năm 1944. Nguồn ảnh: International Scale Modeller.Với tài năng thiên bẩm của mình, Michael Wittmann được biết đến như chỉ huy xe tăng thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai (tính cả hai phe). Ông gia nhập Quân đội Đức từ năm 1934, với cấp hàm đầu tiên có được là hạ sĩ vào năm 1936. Tuy nhiên tên tuổi của Wittmann chỉ mới thực sự được biết đến khi ông gia nhập sư đoàn thiết giáp số 1 LSSAH (Leibstandarte SS Adolf Hitler) nơi ông được đạo tào trở thành sĩ quan thiết giáp. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong quá trình phục vụ tại LSSAH, Wittmann đã bộc lộ tài năng thiên bẩm về khả năng chỉ huy các phương tiện bọc thép của mình và bản thân ông cũng có niềm đam mê to lớn dành cho loại vũ khí này và một trong số đó chính là xe tăng. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm chiến đấu, Wittmann chỉ được giao chỉ huy một chiếc Sd.Kfz.232 và đây cũng là phương tiện bọc thép của đầu tiên của Wittmann. Nguồn ảnh: World War Photos.Trong giai đoạn đầu của CTTG 2, sư đoàn LSSAH được thành lập như một đơn vị cận vệ vũ trang dành riêng cho Hitler và các đơn vị thiếp giáp của nó là nơi tập hợp những cá nhân ưu tú nhất trong Quân đội Đức. Ngoài Wittmann, LSSAH còn có sự phục vụ của Hannes Philipsen và Helmut Wendorff hai trong nhiều ACE Tiger nổi tiếng của Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau thành tích xuất sắc của mình tại chiến trường Ba Lan trong năm 1940, Wittmann được cử về Berlin để đào tạo thêm về chỉ huy các đơn vị thiết giáp. Đó cũng là thời điểm Wittmann gặp chiếc xe tăng đầu tiên trong đời mình, chiếc Sturmgeschütz III (StuG III), một mẫu pháo tự hành chống tăng phổ biến của Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Wikimedia.Cùng với chiếc StuG III, Wittmann đã nhanh chóng thể khả năng chỉ huy thiếp giáp thiên bẩm của mình tại chiến trường Balkan (đặc biệt là tại Hy Lạp). Đến năm 1941, đơn vị của Wittmann được lệnh chuyển đến Mặt trận phía Đông và chỉ sau một tháng tham chiến Michael Wittmann đã nhận huân chương Chữ thập sắt hạng hai đầu tiên của mình. Nguồn ảnh: International Scale Modeller.Chữ thập sắt trên cổ áo của Wittmann nhanh chóng được đổi màu với Chữ thập sắt hạng nhất, khi ông cùng kíp chiến đấu bắn hạ 6 xe tăng Liên Xô trong một đợt xuất kích. Cũng kể từ đó thời đại của ACE Tiger - Michael Wittmann cũng chính thức bắt đầu khi ông tiếp nhận chiếc xe tăng hạng nặng Tiger PzKpfw VI đầu tiên. Nguồn ảnh: WordPress.com.Sau khi tiếp nhận Tiger, Wittmann trở lại chiến trường vào năm 1943 và tham gia trực tiếp vào trận vòng cung Kursk hay còn được gọi là chiến dịch Citadel. Dù có thành tích chiến đấu xuất sắc tại đây nhưng những chiến thắng đó của Wittmann cũng không giúp quân Đức có được một chiến thắng về mặt chiến lược. Khởi đầu cho sự thoái trào của Đức ở Mặt trận phía Đông. Nguồn ảnh: Pinterest.Riêng trong trận Kursk, Wittmann đã bắn hạ được 12 chiếc T-34 của Liên Xô ngay trong ngày đầu tiên cho đến khi chiến dịch này kết thúc ông bắn hạ được khoảng 30 xe tăng và 28 pháo tự hành chống tăng. Một thành tích chiến đấu không phải ACE Tiger nào cũng có thể làm được. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên Wittmann không phải là người duy nhất đóng góp cho những chiến thắng đó mà còn có cả các thành viên khác trong cùng kíp chiến đấu. Trong suốt thời gian phục vụ của mình, Wittmann từng nhiều lần thay đổi thành viên kíp chiến đấu nhưng chỉ có duy nhất một người luôn chiến đấu bên cạnh ông đó chính là xạ thủ Balthasar "Bobby" Woll, một trong những anh hùng của lực lượng tăng thiết giáp Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Pinterest.Bộ đôi Wittmann và Woll, được ví như tay và mắt trên chiếc Tiger của họ. Khả năng xác định và tiêu diệt mục tiêu của Woll được xem là độc nhất vô nhị trong Quân đội Đức khi đó. Và với Woll trên chiến trường không có bất kỳ giới hạn nào ngay cả khi đó là một mục tiêu di động. Woll chính thức trở thành chỉ huy xe tăng vào năm 1994 sau khi nhận huân chương Thập tự Hiệp sĩ vào cùng năm. Trong ảnh là Wittmann (bên trái) và Woll khi còn chiến đấu cùng nhau. Nguồn ảnh: blogspot.com.Sau trận Kursk, các đơn vị thiết giáp Đức gần như bị người Nga vô hiệu hóa tuy nhiên điều này lại không xảy ra với các đơn vị do Wittmann chỉ huy. Thành tích trên chiến trường của Wittmann vẫn không hề giảm mà còn tăng lên, đỉnh điểm là còn số 88 xe tăng và pháo tự hành chống tăng bị Wittmann tiêu diệt mang về cho ông huân chương Thập tự Hiệp sĩ. Nguồn ảnh: Tank Encyclopedia.Wittmann không chỉ nổi tiếng trong Quân đội Đức mà còn ở cả phía bên kia chiến tuyến, khi ông nhiều lần cứu các kíp chiến đấu xe tăng Liên Xô khỏi chết cháy do chính tay ông bắn hạ. Bản thân Wittmann còn có một biệt danh khác trên chiến trường là The Black Baron dựa theo biệt danh “Nam tước Đỏ” của Manfred von Richthofen. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong tất cả các chiến thắng của Wittmann, thì trận Villers-Bocage có lẽ là chiến thắng vinh quang nhất. Khi kíp chiến đấu của ông đối đầu với quân Đồng Minh tại Pháp vào năm 1944, cùng với 5 chiếc Tiger khác Wittmann và đồng đội đã bảo vệ thành công phòng tuyến của quân Đức tại Villers-Bocage trước một sư đoàn thiết giáp đồng minh. Nguồn ảnh: Pinterest.Với yếu tố bất ngờ Wittmann đã bẻ gãy các đợt tấn công của quân Đồng Mình tại Villers-Bocage tiêu diệt hàng chục xe tăng và phương tiện cơ giới và chịu thiệt hại tối thiểu chỉ trong 15 phút. Đây cũng được xem là chiến thắng cuối cùng của Wittmann trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau những chiến thắng vang dội của mình, Michael Wittmann được Đức quốc xã sử dụng như một hình mẫu anh hùng lý tưởng của dân tộc Đức bên cạnh các anh hùng chiến tranh khác. Dù vậy với tài năng lẫn việc được trang bị loại vũ khí mạnh nhất của lực lượng thiết giáp Đức cũng không thể giúp Wittmann có được một kết thúc trọn vẹn. Nguồn ảnh: Pinterest.Cho đến nay cái chết của Michael Wittmann vẫn chưa mấy thực sự rõ ràng, khi chiếc Tiger mang số hiệu “007” của ông bị quân Đồng Minh phục kích gần thị trấn Saint-Aignan-de-Cramesnil vào ngày 8/8/1945. Và chiếc xe tăng bắn hạ ACE Tiger huyền thoại của Đức chỉ là một chiếc Sherman Firefly do xạ thủ Joe Ekins thuộc Trung đoàn Bộ binh Hoàng gia số 144 của Anh điều khiển. Nguồn ảnh: Wikipedia.Trong suốt 10 năm phục vụ trong Quân đội Đức, Michael Wittmann đã thể hiện mình là một chỉ huy thiết giáp tài ba nhất mà người Đức có được trong CTTG 2. Với thành tích bắn hạ 130 xe tăng, 132 vũ khí chống tăng và hàng trăm phương tiện cơ giới khác điều mà không phải ACE Tiger nào của Đức hay chỉ huy xe tăng Đồng Minh cũng có thể làm được. Nguồn ảnh: Pinterest.
Michael Wittmann là hình mẫu tiêu chuẩn về một anh hùng chiến tranh đi ra từ thực tế chiến trường cho đến cả những giai thoại, và ở một khía cạnh nào đó Wittmann là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng đến lịch sử chiến tranh bọc thép, nơi những chiếc xe tăng thống trị chiến trường. Trong ảnh là Michael Wittmann (giơ tay chào đứng ngoài cùng) với kíp chiến đấu trên chiếc Tiger của mình, ảnh được chụp vào năm 1944. Nguồn ảnh: International Scale Modeller.
Với tài năng thiên bẩm của mình, Michael Wittmann được biết đến như chỉ huy xe tăng thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai (tính cả hai phe). Ông gia nhập Quân đội Đức từ năm 1934, với cấp hàm đầu tiên có được là hạ sĩ vào năm 1936. Tuy nhiên tên tuổi của Wittmann chỉ mới thực sự được biết đến khi ông gia nhập sư đoàn thiết giáp số 1 LSSAH (Leibstandarte SS Adolf Hitler) nơi ông được đạo tào trở thành sĩ quan thiết giáp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong quá trình phục vụ tại LSSAH, Wittmann đã bộc lộ tài năng thiên bẩm về khả năng chỉ huy các phương tiện bọc thép của mình và bản thân ông cũng có niềm đam mê to lớn dành cho loại vũ khí này và một trong số đó chính là xe tăng. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm chiến đấu, Wittmann chỉ được giao chỉ huy một chiếc Sd.Kfz.232 và đây cũng là phương tiện bọc thép của đầu tiên của Wittmann. Nguồn ảnh: World War Photos.
Trong giai đoạn đầu của CTTG 2, sư đoàn LSSAH được thành lập như một đơn vị cận vệ vũ trang dành riêng cho Hitler và các đơn vị thiếp giáp của nó là nơi tập hợp những cá nhân ưu tú nhất trong Quân đội Đức. Ngoài Wittmann, LSSAH còn có sự phục vụ của Hannes Philipsen và Helmut Wendorff hai trong nhiều ACE Tiger nổi tiếng của Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau thành tích xuất sắc của mình tại chiến trường Ba Lan trong năm 1940, Wittmann được cử về Berlin để đào tạo thêm về chỉ huy các đơn vị thiết giáp. Đó cũng là thời điểm Wittmann gặp chiếc xe tăng đầu tiên trong đời mình, chiếc Sturmgeschütz III (StuG III), một mẫu pháo tự hành chống tăng phổ biến của Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Cùng với chiếc StuG III, Wittmann đã nhanh chóng thể khả năng chỉ huy thiếp giáp thiên bẩm của mình tại chiến trường Balkan (đặc biệt là tại Hy Lạp). Đến năm 1941, đơn vị của Wittmann được lệnh chuyển đến Mặt trận phía Đông và chỉ sau một tháng tham chiến Michael Wittmann đã nhận huân chương Chữ thập sắt hạng hai đầu tiên của mình. Nguồn ảnh: International Scale Modeller.
Chữ thập sắt trên cổ áo của Wittmann nhanh chóng được đổi màu với Chữ thập sắt hạng nhất, khi ông cùng kíp chiến đấu bắn hạ 6 xe tăng Liên Xô trong một đợt xuất kích. Cũng kể từ đó thời đại của ACE Tiger - Michael Wittmann cũng chính thức bắt đầu khi ông tiếp nhận chiếc xe tăng hạng nặng Tiger PzKpfw VI đầu tiên. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Sau khi tiếp nhận Tiger, Wittmann trở lại chiến trường vào năm 1943 và tham gia trực tiếp vào trận vòng cung Kursk hay còn được gọi là chiến dịch Citadel. Dù có thành tích chiến đấu xuất sắc tại đây nhưng những chiến thắng đó của Wittmann cũng không giúp quân Đức có được một chiến thắng về mặt chiến lược. Khởi đầu cho sự thoái trào của Đức ở Mặt trận phía Đông. Nguồn ảnh: Pinterest.
Riêng trong trận Kursk, Wittmann đã bắn hạ được 12 chiếc T-34 của Liên Xô ngay trong ngày đầu tiên cho đến khi chiến dịch này kết thúc ông bắn hạ được khoảng 30 xe tăng và 28 pháo tự hành chống tăng. Một thành tích chiến đấu không phải ACE Tiger nào cũng có thể làm được. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên Wittmann không phải là người duy nhất đóng góp cho những chiến thắng đó mà còn có cả các thành viên khác trong cùng kíp chiến đấu. Trong suốt thời gian phục vụ của mình, Wittmann từng nhiều lần thay đổi thành viên kíp chiến đấu nhưng chỉ có duy nhất một người luôn chiến đấu bên cạnh ông đó chính là xạ thủ Balthasar "Bobby" Woll, một trong những anh hùng của lực lượng tăng thiết giáp Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bộ đôi Wittmann và Woll, được ví như tay và mắt trên chiếc Tiger của họ. Khả năng xác định và tiêu diệt mục tiêu của Woll được xem là độc nhất vô nhị trong Quân đội Đức khi đó. Và với Woll trên chiến trường không có bất kỳ giới hạn nào ngay cả khi đó là một mục tiêu di động. Woll chính thức trở thành chỉ huy xe tăng vào năm 1994 sau khi nhận huân chương Thập tự Hiệp sĩ vào cùng năm. Trong ảnh là Wittmann (bên trái) và Woll khi còn chiến đấu cùng nhau. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Sau trận Kursk, các đơn vị thiết giáp Đức gần như bị người Nga vô hiệu hóa tuy nhiên điều này lại không xảy ra với các đơn vị do Wittmann chỉ huy. Thành tích trên chiến trường của Wittmann vẫn không hề giảm mà còn tăng lên, đỉnh điểm là còn số 88 xe tăng và pháo tự hành chống tăng bị Wittmann tiêu diệt mang về cho ông huân chương Thập tự Hiệp sĩ. Nguồn ảnh: Tank Encyclopedia.
Wittmann không chỉ nổi tiếng trong Quân đội Đức mà còn ở cả phía bên kia chiến tuyến, khi ông nhiều lần cứu các kíp chiến đấu xe tăng Liên Xô khỏi chết cháy do chính tay ông bắn hạ. Bản thân Wittmann còn có một biệt danh khác trên chiến trường là The Black Baron dựa theo biệt danh “Nam tước Đỏ” của Manfred von Richthofen. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong tất cả các chiến thắng của Wittmann, thì trận Villers-Bocage có lẽ là chiến thắng vinh quang nhất. Khi kíp chiến đấu của ông đối đầu với quân Đồng Minh tại Pháp vào năm 1944, cùng với 5 chiếc Tiger khác Wittmann và đồng đội đã bảo vệ thành công phòng tuyến của quân Đức tại Villers-Bocage trước một sư đoàn thiết giáp đồng minh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với yếu tố bất ngờ Wittmann đã bẻ gãy các đợt tấn công của quân Đồng Mình tại Villers-Bocage tiêu diệt hàng chục xe tăng và phương tiện cơ giới và chịu thiệt hại tối thiểu chỉ trong 15 phút. Đây cũng được xem là chiến thắng cuối cùng của Wittmann trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau những chiến thắng vang dội của mình, Michael Wittmann được Đức quốc xã sử dụng như một hình mẫu anh hùng lý tưởng của dân tộc Đức bên cạnh các anh hùng chiến tranh khác. Dù vậy với tài năng lẫn việc được trang bị loại vũ khí mạnh nhất của lực lượng thiết giáp Đức cũng không thể giúp Wittmann có được một kết thúc trọn vẹn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cho đến nay cái chết của Michael Wittmann vẫn chưa mấy thực sự rõ ràng, khi chiếc Tiger mang số hiệu “007” của ông bị quân Đồng Minh phục kích gần thị trấn Saint-Aignan-de-Cramesnil vào ngày 8/8/1945. Và chiếc xe tăng bắn hạ ACE Tiger huyền thoại của Đức chỉ là một chiếc Sherman Firefly do xạ thủ Joe Ekins thuộc Trung đoàn Bộ binh Hoàng gia số 144 của Anh điều khiển. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trong suốt 10 năm phục vụ trong Quân đội Đức, Michael Wittmann đã thể hiện mình là một chỉ huy thiết giáp tài ba nhất mà người Đức có được trong CTTG 2. Với thành tích bắn hạ 130 xe tăng, 132 vũ khí chống tăng và hàng trăm phương tiện cơ giới khác điều mà không phải ACE Tiger nào của Đức hay chỉ huy xe tăng Đồng Minh cũng có thể làm được. Nguồn ảnh: Pinterest.