Xe tăng Merkava IV của Israel nổi tiếng với thiết kế độc đáo, vừa bảo vệ kíp chiến đấu cực tốt vừa có thể mang theo lính như xe chở quân. Tuy nhiên ít ai chú ý tới sức mạnh diệt tăng của chiếc xe tăng này với loại tên lửa LAHAT chống tăng bắn qua nòng pháo cực kỳ hiện đại. Nguồn ảnh: Wiki.Giống nhiều loại tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo khác trên thế giới, tên lửa chống tăng LAHAT (Laser Homing Attack hoặc Laser Homing Anti-Tank) được thiết kế để có thể phóng một cách đơn giản qua nòng pháo cỡ 120mm của chiếc xe tăng Merkava IV do Israel sản xuất. Nguồn ảnh: Wiki.Để có thể làm được điều đó, tên lửa LAHAT được thiết kế như một viên đạn pháo, nó có trọng lượng chỉ 13 kg, trong đó trọng lượng đầu đạn nặng 4,5 kg. Tầm bắn của loại tên lửa này là từ 6000 tới 8000 mét trong điều kiện lý tưởng và nó có độ chính xác cực kỳ cao. Nguồn ảnh: Wiki.Cụ thể, ở khoảng cách xa nhất là 8000 mét, tên lửa chống tăng LAHAT có khả năng lệch mục tiêu chỉ 0,7 mét và tốn 28 giây để di chuyển hết tầm với tốc đọ khoảng 300 mét/giây. Nguồn ảnh: Missile.Đây là loại tên lửa có thể được phóng cả từ dưới mặt đất lẫn trên không. Điểm đặc biệt của LAHAT là nó tương thích với gần như mọi loại pháo xe tăng hiện tại khi nó có thể sử dụng được với gần như tất cả các loại pháo có cỡ nòng từ 105mm tới tối đa 120mm. Nguồn ảnh: Deagel.Và mặt dù được coi là loại tên lửa phóng qua nòng xe tăng, thực chất LAHAT còn không tới nòng xe tăng để có thể được triển khai, nó có thể được đặt trên các giá phóng bên ngoài xe tăng và phóng đi một cách đơn giản sau khi khóa được mục tiêu của mình. Nguồn ảnh: Newsisraeli.Được sản xuất từ năm 1992 tới nay, loại tên lửa chống tăng này hiện đã phổ biến ở một vài nước trên thế giới, bao gồm cả Ấn Độ. Có giá khoản 30.000 USD cho mỗi phát bắn, rõ ràng loại tên lửa này là một khoản đầu tư rất "hời" khi nó có thể tiêu diệt gọn gàng chiếc xe tăng giá nhiều triệu USD của đối phương. Nguồn ảnh: Javis.Cận cảnh trực thăng Mi-17 với hai giá phóng bao gồm tổng cộng 8 quả tên lửa chống tăng LAHAT. Khi phóng từ trên không, loại tên lửa này có thể phóng được tối đa 13.000 mét. Nguồn ảnh: Aviaton.Cấu tạo của một viên đạn LAHAT khi phóng ra từ nòng pháo xe tăng (dưới cùng), hình ảnh quả tên lửa LAHAT khi bay (trên cùng) và cấu tạo chi tiết của nó (từ trái qua: Đầu dẫn hướng, hệ thống điện tử, pin, đầu đạn, trục xoay, hệ thống nhiên liệu đẩy, cánh đuôi và hệ thống điều khiển). Nguồn ảnh: Document.Trên thế giới hiện tại có tổng cộng 6 quốc gia đang sử dụng loại tên lửa đầy uy lực này, trong đó có cả Đức - một quốc gia nổi tiếng với trình độ khoa học kỹ thuật quân sự tiên tiến cũng nhập loại tên lửa này về để sử dụng với xe tăng Leopard 2 của mình. Nguồn ảnh: Gifstache. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tên lửa LAHAT được phóng đi từ trực thăng chiến đấu.
Xe tăng Merkava IV của Israel nổi tiếng với thiết kế độc đáo, vừa bảo vệ kíp chiến đấu cực tốt vừa có thể mang theo lính như xe chở quân. Tuy nhiên ít ai chú ý tới sức mạnh diệt tăng của chiếc xe tăng này với loại tên lửa LAHAT chống tăng bắn qua nòng pháo cực kỳ hiện đại. Nguồn ảnh: Wiki.
Giống nhiều loại tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo khác trên thế giới, tên lửa chống tăng LAHAT (Laser Homing Attack hoặc Laser Homing Anti-Tank) được thiết kế để có thể phóng một cách đơn giản qua nòng pháo cỡ 120mm của chiếc xe tăng Merkava IV do Israel sản xuất. Nguồn ảnh: Wiki.
Để có thể làm được điều đó, tên lửa LAHAT được thiết kế như một viên đạn pháo, nó có trọng lượng chỉ 13 kg, trong đó trọng lượng đầu đạn nặng 4,5 kg. Tầm bắn của loại tên lửa này là từ 6000 tới 8000 mét trong điều kiện lý tưởng và nó có độ chính xác cực kỳ cao. Nguồn ảnh: Wiki.
Cụ thể, ở khoảng cách xa nhất là 8000 mét, tên lửa chống tăng LAHAT có khả năng lệch mục tiêu chỉ 0,7 mét và tốn 28 giây để di chuyển hết tầm với tốc đọ khoảng 300 mét/giây. Nguồn ảnh: Missile.
Đây là loại tên lửa có thể được phóng cả từ dưới mặt đất lẫn trên không. Điểm đặc biệt của LAHAT là nó tương thích với gần như mọi loại pháo xe tăng hiện tại khi nó có thể sử dụng được với gần như tất cả các loại pháo có cỡ nòng từ 105mm tới tối đa 120mm. Nguồn ảnh: Deagel.
Và mặt dù được coi là loại tên lửa phóng qua nòng xe tăng, thực chất LAHAT còn không tới nòng xe tăng để có thể được triển khai, nó có thể được đặt trên các giá phóng bên ngoài xe tăng và phóng đi một cách đơn giản sau khi khóa được mục tiêu của mình. Nguồn ảnh: Newsisraeli.
Được sản xuất từ năm 1992 tới nay, loại tên lửa chống tăng này hiện đã phổ biến ở một vài nước trên thế giới, bao gồm cả Ấn Độ. Có giá khoản 30.000 USD cho mỗi phát bắn, rõ ràng loại tên lửa này là một khoản đầu tư rất "hời" khi nó có thể tiêu diệt gọn gàng chiếc xe tăng giá nhiều triệu USD của đối phương. Nguồn ảnh: Javis.
Cận cảnh trực thăng Mi-17 với hai giá phóng bao gồm tổng cộng 8 quả tên lửa chống tăng LAHAT. Khi phóng từ trên không, loại tên lửa này có thể phóng được tối đa 13.000 mét. Nguồn ảnh: Aviaton.
Cấu tạo của một viên đạn LAHAT khi phóng ra từ nòng pháo xe tăng (dưới cùng), hình ảnh quả tên lửa LAHAT khi bay (trên cùng) và cấu tạo chi tiết của nó (từ trái qua: Đầu dẫn hướng, hệ thống điện tử, pin, đầu đạn, trục xoay, hệ thống nhiên liệu đẩy, cánh đuôi và hệ thống điều khiển). Nguồn ảnh: Document.
Trên thế giới hiện tại có tổng cộng 6 quốc gia đang sử dụng loại tên lửa đầy uy lực này, trong đó có cả Đức - một quốc gia nổi tiếng với trình độ khoa học kỹ thuật quân sự tiên tiến cũng nhập loại tên lửa này về để sử dụng với xe tăng Leopard 2 của mình. Nguồn ảnh: Gifstache.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tên lửa LAHAT được phóng đi từ trực thăng chiến đấu.