Pháo chống tăng 45mm M-42 là một trong những vũ khí chống tăng phổ biến nhất của Quân đội Liên Xô trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó là sự kế thừa của mẫu pháo chống tăng 53-K cùng cỡ 45mm với một số thay đổi cho phép M-42 vô hiệu hóa những chiếc xe tăng thế hệ mới của Đức vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: arms-expo.Sự ra đời của M-42 trong năm 1941-1942 được xem là giải pháp tình thế của Quân đội Liên Xô vào thời điểm đó, khi họ không sở hữu được bất kỳ loại vũ khí chống tăng nào có thể ngăn được bước tiến của các sư đoàn thiết giáp Panzer Đức. Trong khi đó nhu cầu vũ khí chống tăng từ chiến trường ngày càng lớn, còn các thiết kế sư Liên Xô cũng không thể cho ra một mẫu pháo chống tăng mới chỉ trong một sớm một chiều. Nguồn ảnh: arms-expo.Để giải quyết “bài toán” này nhà máy quân giới số 172 của Liên Xô đã lựa chọn giải pháp cải tiến mẫu pháo chống tăng kiểu cũ 53-K và trở thành M-42 sau này. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai mẫu pháo này chính là chiều dài nòng pháo, khi M-42 được trang bị nòng dài hơn hẳn. Nguồn ảnh: arms-expo.Việc tăng chiều dài của nòng pháo trên pháo chống tăng M-42 được cho là giúp nó có thể triển khai thêm nhiều loại đạn chống tăng thế hệ mới, bên cạnh đó còn là cải thiện độ chính xác cũng như mở rộng tầm bắn. Nhìn chung M-42 mới là mẫu vũ khí chống tăng đúng nghĩa khi hơn so với 53-K. Nguồn ảnh: broneboy.ru.Mặt khác nhà máy 172 cũng có một số cải tiến mở rộng trên M-42 như tăng độ dày tấm chắn chống đạn cho kíp chiến đấu (lên 7mm thay vì 4.5mm trên 53-K), bản thân tấm chấn này cũng có thể gấp lại được khi cần để tiện hơn trong việc quan sát mục tiêu. Ngoài ra các chi tiết trên M-42 cũng được tối ưu hóa để thuận tiện hơn trong việc sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Armyman.info.Bệ khóa nòng trên M-42 cũng được dời lùi hơn về phía sau so với 53-K nhằm tạo sự cân bằng với nòng pháo mới có chiều gần 3m. Dĩ nhiên trọng lượng của M-42 cũng sẽ lớn 53-K giữa mức 625kg với 560kg. Nguồn ảnh: arms-expo.Dù tăng chiều dài nòng pháo nhưng tầm bắn của M-42 không được cải thiện mấy khi nó có tầm bắn hiệu quả chỉ 4.500m so với 4.400m trên 53-K. Bù lại nó lại có lợi thế hơn trong cận chiến trong vòng 500m đổ lại nhờ được trang bị các loại đạn mới kết hợp với đó là tốc độ bắn nhanh hơn khoảng 25 phát/phút. Nguồn ảnh: arms-expo.Về kíp chiến đấu, M-42 chỉ cần từ 3-4 binh sĩ, trọng lượng chiến đấu của tổ hợp pháo chống tăng này là khoảng 1.2 tấn kể cả đạn. Trong ảnh là một khẩu M-42 với tấm chắn đạn được gấp lại nhằm mở rộng tầm quan sát cho kíp bắn. Nguồn ảnh: livejournal.com.Với thiết kế nhỏ gọn, khả năng cơ động cao và dễ triển khai. M-42 có thể được bố trí ở nhiều loại địa hình khác nhau từ chiến tuyến, rừng rậm cho đến cả trên đồi cao. Biến nó thành sự bổ sung hỏa lực tầm gần hiệu quả cho các đơn vị bộ binh Liên Xô trước các đơn vị cơ giới Đức. Nguồn ảnh: arms-expo.Mặc dù có nhiều cải tiến đáng giá hơn so với 53-K, nhưng tính hiệu quả của M-42 trên chiến trường ngày càng bị lu mờ khi quân Đức đưa vào trang bị các dòng xe tăng mới được trang bị giáp dày hơn như Tiger, Panther hay Panzer IV. Đạn chống tăng hay xuyên giáp 45mm trên M-42 gần như bị vô hiệu hóa. Nguồn ảnh: arms-expo.Theo đó các mẫu đạn chống tăng 45mm của M-42 có khả năng xuyên giáp hiệu quả chỉ từ 61-50mm ở tầm bắn 500-1.000m với góc bắn thẳng 90 độ, còn xe tăng hạng nặng của Đức lại được trang bị giáp trước dày tới 80mm bên hông cũng không kém từ 30mm trở lên. Do đó rất khó để M-42 có thể đối đầu trực diện với các mẫu xe tăng này. Nguồn ảnh: arms-expo.Như một kết quả tất yếu dù chỉ xuất hiện mới một năm (1942-1943) M-42 đã nhanh chóng trở nên lỗi thời, điều này buộc Quân đội Liên Xô phải đưa vào trang bị sớm các mẫu pháo chống tăng 57mm và 76mm đang được phát triển. Trong những năm sau đó M-42 vẫn tiếp tục phục vụ trong các đơn vị pháo binh Liên Xô và tỏ ra khá hiệu quả trong chiến tranh du kích cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nguồn ảnh: arms-expo.Có lịch sử phát triển và hoạt động khá chóng vánh nhưng M-42 cũng kịp góp phần vào chiến thắng chung của quân và dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Mặt khác nó cũng gián tiếp tạo nên khoảng thời gian cần thiết cho phép các thiết kế sư Liên Xô hoàn thiện các mẫu vũ khí chống tăng thế hệ mới tạo nên bước ngoặc làm thay đổi cục diện chiến trường. Nguồn ảnh: broneboy.ru.Trong giai đoạn từ năm 1942-1943, nhà máy 172 cũng đã cho ra đời hơn 4.000 khẩu M-42 bổ sung đáng kể vào kho vũ khí chống tăng vốn thiếu hụt của Quân đội Liên Xô trong giai đoạn đầu của cuộc chiến và duy trì cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Nguồn ảnh: arms-expo.
Pháo chống tăng 45mm M-42 là một trong những vũ khí chống tăng phổ biến nhất của Quân đội Liên Xô trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó là sự kế thừa của mẫu pháo chống tăng 53-K cùng cỡ 45mm với một số thay đổi cho phép M-42 vô hiệu hóa những chiếc xe tăng thế hệ mới của Đức vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: arms-expo.
Sự ra đời của M-42 trong năm 1941-1942 được xem là giải pháp tình thế của Quân đội Liên Xô vào thời điểm đó, khi họ không sở hữu được bất kỳ loại vũ khí chống tăng nào có thể ngăn được bước tiến của các sư đoàn thiết giáp Panzer Đức. Trong khi đó nhu cầu vũ khí chống tăng từ chiến trường ngày càng lớn, còn các thiết kế sư Liên Xô cũng không thể cho ra một mẫu pháo chống tăng mới chỉ trong một sớm một chiều. Nguồn ảnh: arms-expo.
Để giải quyết “bài toán” này nhà máy quân giới số 172 của Liên Xô đã lựa chọn giải pháp cải tiến mẫu pháo chống tăng kiểu cũ 53-K và trở thành M-42 sau này. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai mẫu pháo này chính là chiều dài nòng pháo, khi M-42 được trang bị nòng dài hơn hẳn. Nguồn ảnh: arms-expo.
Việc tăng chiều dài của nòng pháo trên pháo chống tăng M-42 được cho là giúp nó có thể triển khai thêm nhiều loại đạn chống tăng thế hệ mới, bên cạnh đó còn là cải thiện độ chính xác cũng như mở rộng tầm bắn. Nhìn chung M-42 mới là mẫu vũ khí chống tăng đúng nghĩa khi hơn so với 53-K. Nguồn ảnh: broneboy.ru.
Mặt khác nhà máy 172 cũng có một số cải tiến mở rộng trên M-42 như tăng độ dày tấm chắn chống đạn cho kíp chiến đấu (lên 7mm thay vì 4.5mm trên 53-K), bản thân tấm chấn này cũng có thể gấp lại được khi cần để tiện hơn trong việc quan sát mục tiêu. Ngoài ra các chi tiết trên M-42 cũng được tối ưu hóa để thuận tiện hơn trong việc sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Armyman.info.
Bệ khóa nòng trên M-42 cũng được dời lùi hơn về phía sau so với 53-K nhằm tạo sự cân bằng với nòng pháo mới có chiều gần 3m. Dĩ nhiên trọng lượng của M-42 cũng sẽ lớn 53-K giữa mức 625kg với 560kg. Nguồn ảnh: arms-expo.
Dù tăng chiều dài nòng pháo nhưng tầm bắn của M-42 không được cải thiện mấy khi nó có tầm bắn hiệu quả chỉ 4.500m so với 4.400m trên 53-K. Bù lại nó lại có lợi thế hơn trong cận chiến trong vòng 500m đổ lại nhờ được trang bị các loại đạn mới kết hợp với đó là tốc độ bắn nhanh hơn khoảng 25 phát/phút. Nguồn ảnh: arms-expo.
Về kíp chiến đấu, M-42 chỉ cần từ 3-4 binh sĩ, trọng lượng chiến đấu của tổ hợp pháo chống tăng này là khoảng 1.2 tấn kể cả đạn. Trong ảnh là một khẩu M-42 với tấm chắn đạn được gấp lại nhằm mở rộng tầm quan sát cho kíp bắn. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Với thiết kế nhỏ gọn, khả năng cơ động cao và dễ triển khai. M-42 có thể được bố trí ở nhiều loại địa hình khác nhau từ chiến tuyến, rừng rậm cho đến cả trên đồi cao. Biến nó thành sự bổ sung hỏa lực tầm gần hiệu quả cho các đơn vị bộ binh Liên Xô trước các đơn vị cơ giới Đức. Nguồn ảnh: arms-expo.
Mặc dù có nhiều cải tiến đáng giá hơn so với 53-K, nhưng tính hiệu quả của M-42 trên chiến trường ngày càng bị lu mờ khi quân Đức đưa vào trang bị các dòng xe tăng mới được trang bị giáp dày hơn như Tiger, Panther hay Panzer IV. Đạn chống tăng hay xuyên giáp 45mm trên M-42 gần như bị vô hiệu hóa. Nguồn ảnh: arms-expo.
Theo đó các mẫu đạn chống tăng 45mm của M-42 có khả năng xuyên giáp hiệu quả chỉ từ 61-50mm ở tầm bắn 500-1.000m với góc bắn thẳng 90 độ, còn xe tăng hạng nặng của Đức lại được trang bị giáp trước dày tới 80mm bên hông cũng không kém từ 30mm trở lên. Do đó rất khó để M-42 có thể đối đầu trực diện với các mẫu xe tăng này. Nguồn ảnh: arms-expo.
Như một kết quả tất yếu dù chỉ xuất hiện mới một năm (1942-1943) M-42 đã nhanh chóng trở nên lỗi thời, điều này buộc Quân đội Liên Xô phải đưa vào trang bị sớm các mẫu pháo chống tăng 57mm và 76mm đang được phát triển. Trong những năm sau đó M-42 vẫn tiếp tục phục vụ trong các đơn vị pháo binh Liên Xô và tỏ ra khá hiệu quả trong chiến tranh du kích cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nguồn ảnh: arms-expo.
Có lịch sử phát triển và hoạt động khá chóng vánh nhưng M-42 cũng kịp góp phần vào chiến thắng chung của quân và dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Mặt khác nó cũng gián tiếp tạo nên khoảng thời gian cần thiết cho phép các thiết kế sư Liên Xô hoàn thiện các mẫu vũ khí chống tăng thế hệ mới tạo nên bước ngoặc làm thay đổi cục diện chiến trường. Nguồn ảnh: broneboy.ru.
Trong giai đoạn từ năm 1942-1943, nhà máy 172 cũng đã cho ra đời hơn 4.000 khẩu M-42 bổ sung đáng kể vào kho vũ khí chống tăng vốn thiếu hụt của Quân đội Liên Xô trong giai đoạn đầu của cuộc chiến và duy trì cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Nguồn ảnh: arms-expo.