Cụ thể trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941 –1945) đã có rất nhiều binh lính các nước trên thế giới đã sát cánh chiến đấu bên cạnh lực lượng Hồng quân Liên Xô. Trong đó nhiều nhất vẫn là binh lính tới từ Romania, Ba Lan, Nam Tư, Pháp, Tiệp Khắc, Hungaria,... Nguồn ảnh: Rbth.Tính tới hết chiến tranh, tổng cộng đã có tới nửa triệu quân lính đa quốc tịch phục vụ trong Hồng quân Liên Xô. Sau khi cuộc chiến kết thúc, những người lính quả cảm này được chọn trở về quê hương hoặc ở lại Liên Xô sinh sống và được nhập quốc tịch Liên Xô cho những công lao của họ trên chiến trường. Nguồn ảnh: Rbth.Đoàn xe vận tải của Slovakia ở gần khu vực Kelemes, Liên Xô. Đây là lực lượng quân sự bao gồm toàn người Slovakia nằm dưới sự chỉ huy của Hồng quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Rbth.Sư đoàn bộ binh số một của Ba Lan với trang bị hoàn toàn được Liên Xô cung cấp đang tiến vào tiền tuyến sau khi được tái tổ chức và tái huấn luyện lại. Ảnh chụp năm 1943. Nguồn ảnh: Rbth.Sĩ quan của Hồng quân Liên Xô bên cạnh những người lính thuộc sư đoàn Tiệp Khắc sau khi họ cùng nhau giải phóng được đất nước này. Nguồn ảnh: Rbth.Một đơn vị lính Liên Xô gặp một đơn vị lính Ba Lan trên chiến trường. Tiếng Nga là một ngôn ngữ kỳ diệu, khi mà người Ba Lan, Ukraine dù không nói tiếng Nga nhưng có thể hiểu được tương đối những gì người Nga nói. Nguồn ảnh: Rbth.Một đơn vị lính bao gồm những người gốc Á phục vụ trong Hồng quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Rbth.Lính Hồng quân người Mông Cổ phục vụ trong Hồng quân Liên Xô ngoài mặt trận. Theo ước tính, Mông Cổ đã gửi tới Nga khoảng vài nghìn quân trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Baavar.Binh lính thuộc đại đội Tiệp Khắc nằm dưới sự chỉ huy của người Liên Xô quay lại giải phóng quê hương cửa mình. Nguồn ảnh: Rbth.Những người lính này phần lớn đã bỏ chạy khỏi Tiệp Khắc sang phía Liên Xô để tránh rơi vào tay quân Phát xít. Sau khi được tái tổ chức và huấn luyện lại, chính những người lính từng bại trận này đã quay lại giải phóng quê hương của mình. Nguồn ảnh: Rbth.Nữ quân y người Tiệp Khắc phục vụ cho các đơn vị của Hồng quân trên chiến trường. Nguồn ảnh: Rbth.Mặc dù chiến tranh thế giới đã kết thúc được hơn 70 năm, tuy nhiên tới tận ngày nay vẫn chưa có thống kê chính xác số lượng lính người nước ngoài đã từng hy sinh để bảo vệ đất mẹ Liên Xô vĩ đại. Nguồn ảnh: Rbth. Mời độc giả xem Video: Lính Liên Xô tấn công xáp lá cà với lính Đức. Trích phim: Pháo đài Brest.
Cụ thể trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941 –1945) đã có rất nhiều binh lính các nước trên thế giới đã sát cánh chiến đấu bên cạnh lực lượng Hồng quân Liên Xô. Trong đó nhiều nhất vẫn là binh lính tới từ Romania, Ba Lan, Nam Tư, Pháp, Tiệp Khắc, Hungaria,... Nguồn ảnh: Rbth.
Tính tới hết chiến tranh, tổng cộng đã có tới nửa triệu quân lính đa quốc tịch phục vụ trong Hồng quân Liên Xô. Sau khi cuộc chiến kết thúc, những người lính quả cảm này được chọn trở về quê hương hoặc ở lại Liên Xô sinh sống và được nhập quốc tịch Liên Xô cho những công lao của họ trên chiến trường. Nguồn ảnh: Rbth.
Đoàn xe vận tải của Slovakia ở gần khu vực Kelemes, Liên Xô. Đây là lực lượng quân sự bao gồm toàn người Slovakia nằm dưới sự chỉ huy của Hồng quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Rbth.
Sư đoàn bộ binh số một của Ba Lan với trang bị hoàn toàn được Liên Xô cung cấp đang tiến vào tiền tuyến sau khi được tái tổ chức và tái huấn luyện lại. Ảnh chụp năm 1943. Nguồn ảnh: Rbth.
Sĩ quan của Hồng quân Liên Xô bên cạnh những người lính thuộc sư đoàn Tiệp Khắc sau khi họ cùng nhau giải phóng được đất nước này. Nguồn ảnh: Rbth.
Một đơn vị lính Liên Xô gặp một đơn vị lính Ba Lan trên chiến trường. Tiếng Nga là một ngôn ngữ kỳ diệu, khi mà người Ba Lan, Ukraine dù không nói tiếng Nga nhưng có thể hiểu được tương đối những gì người Nga nói. Nguồn ảnh: Rbth.
Một đơn vị lính bao gồm những người gốc Á phục vụ trong Hồng quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Rbth.
Lính Hồng quân người Mông Cổ phục vụ trong Hồng quân Liên Xô ngoài mặt trận. Theo ước tính, Mông Cổ đã gửi tới Nga khoảng vài nghìn quân trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Baavar.
Binh lính thuộc đại đội Tiệp Khắc nằm dưới sự chỉ huy của người Liên Xô quay lại giải phóng quê hương cửa mình. Nguồn ảnh: Rbth.
Những người lính này phần lớn đã bỏ chạy khỏi Tiệp Khắc sang phía Liên Xô để tránh rơi vào tay quân Phát xít. Sau khi được tái tổ chức và huấn luyện lại, chính những người lính từng bại trận này đã quay lại giải phóng quê hương của mình. Nguồn ảnh: Rbth.
Nữ quân y người Tiệp Khắc phục vụ cho các đơn vị của Hồng quân trên chiến trường. Nguồn ảnh: Rbth.
Mặc dù chiến tranh thế giới đã kết thúc được hơn 70 năm, tuy nhiên tới tận ngày nay vẫn chưa có thống kê chính xác số lượng lính người nước ngoài đã từng hy sinh để bảo vệ đất mẹ Liên Xô vĩ đại. Nguồn ảnh: Rbth.
Mời độc giả xem Video: Lính Liên Xô tấn công xáp lá cà với lính Đức. Trích phim: Pháo đài Brest.