Những chú chó cảm tử là chiến thuật được Liên Xô áp dụng để chống lại xe tăng đối phương từ những năm 1924, cách thức sử dụng những chú chó cảm tử này được xây dựng dựa trên nghiên cứu về phản xạ có điều kiện của nhà khoa học Nga tên Ivan Petrovich Pavlov từ năm 1890. Nguồn ảnh: Axis.Mỗi khóa huấn luyện chó diệt xe tăng sẽ kéo dài khoảng 6 tháng, những chú chó này được cho ăn dưới... gầm xe tăng Đức thu được từ ngoài mặt trận trong suốt 6 tháng, chúng được học cách nhảy qua chiến hào, nhảy qua dây thép gai để chui vào gầm xe tăng Đức-nơi đặt đồ ăn hàng ngày của chúng. Nguồn ảnh: Iout.Khi ra mặt trận, những chú chó cảm tử đánh xe tăng này sẽ được đeo một khối thuốc nổ khoảng 5 kg với một cần gạt nhô lên, khi những chú chó này chui vào gầm xe tăng địch để "tìm đồ ăn" cần gạt sẽ vướng vào gầm xe tăng và được gạt xuống, kích hoạt khối thuốc nổ 5kg ngay dưới gầm xe-nơi có lớp thép mỏng nhất trên tất cả các chiếc xe tăng thời đó. Nguồn ảnh: Dailymail.Thông thường, trước mỗi chiến dịch lớn những chú chó cảm tử này sẽ bị bỏ đói khoảng 4-5 ngày, khoảng thời gian bị bỏ đói đủ dài để chúng sẵn sàng chui rúc vào bất cứ gầm chiếc xe tăng Đức nào để "tìm đồ ăn" mỗi khi phát hiện ra mục tiêu, nhưng quãng thời gian nhịn đói đó cũng đủ ngắn để chúng có đủ sức chạy một cách "thần tốc" giữa chiến trường. Nguồn ảnh: Dailymail.Cách thức này hiệu quả đến nỗi trong thời kỳ cao điểm của cuộc chiến, đã có lúc các doanh trại huấn luyện chó cảm tử bị... thiếu chó liên tục do nhu cầu cực lớn ở ngoài mặt trận. Nguồn ảnh: Adventure.Mặc dù sau một vài lần bị đánh úp bởi hàng trăm con chó, phía Đức đã ra lệnh bắn chết bất cứ con chó nào trong tầm ngắm, tuy nhiên khả năng phát hiện mục tiêu trong bóng đêm và lần theo dấu vết của những chú chó này là quá giỏi và chúng được chuyển sang đánh trận vào buổi tối và gây không ít hoang mang cho các lực lượng thiết giáp của Đức Quốc Xã. Nguồn ảnh: Snowyswan.Không có thống kê chính thức trong toàn cuộc chiến đã có bao nhiêu chiếc xe tăng Đức bị những chú chó này tiêu diệt, tuy nhiên chỉ tính riêng trong trận vòng cung Kursk, 16 chú chó cảm tử đã "triệt hạ" 12 chiếc xe tăng Đức, một tỷ lệ cực lớn. Ảnh: Một chú chó cảm tử được trưng bày trong bảo tàng chiến tranh ở Moskva. Nguồn ảnh: Species.Sau chiến tranh, Liên Xô vẫn tiếp tục sử dụng chiến thuật chó cảm tử này cho đến những năm 1990. Ngoài việc diệt xe tăng, chó cảm tử còn có thể thực hiện các công việc khác như dò mìn, kích nổ mìn hay mang đồ cứu thương trên mặt trận. Hoàn toàn công bằng khi nói, chiến thắng vĩ đại của Hồng Quân có sự góp sức rất đáng kể của những chú chó cảm tử quân này. Nguồn ảnh: Britmodell.
Những chú chó cảm tử là chiến thuật được Liên Xô áp dụng để chống lại xe tăng đối phương từ những năm 1924, cách thức sử dụng những chú chó cảm tử này được xây dựng dựa trên nghiên cứu về phản xạ có điều kiện của nhà khoa học Nga tên Ivan Petrovich Pavlov từ năm 1890. Nguồn ảnh: Axis.
Mỗi khóa huấn luyện chó diệt xe tăng sẽ kéo dài khoảng 6 tháng, những chú chó này được cho ăn dưới... gầm xe tăng Đức thu được từ ngoài mặt trận trong suốt 6 tháng, chúng được học cách nhảy qua chiến hào, nhảy qua dây thép gai để chui vào gầm xe tăng Đức-nơi đặt đồ ăn hàng ngày của chúng. Nguồn ảnh: Iout.
Khi ra mặt trận, những chú chó cảm tử đánh xe tăng này sẽ được đeo một khối thuốc nổ khoảng 5 kg với một cần gạt nhô lên, khi những chú chó này chui vào gầm xe tăng địch để "tìm đồ ăn" cần gạt sẽ vướng vào gầm xe tăng và được gạt xuống, kích hoạt khối thuốc nổ 5kg ngay dưới gầm xe-nơi có lớp thép mỏng nhất trên tất cả các chiếc xe tăng thời đó. Nguồn ảnh: Dailymail.
Thông thường, trước mỗi chiến dịch lớn những chú chó cảm tử này sẽ bị bỏ đói khoảng 4-5 ngày, khoảng thời gian bị bỏ đói đủ dài để chúng sẵn sàng chui rúc vào bất cứ gầm chiếc xe tăng Đức nào để "tìm đồ ăn" mỗi khi phát hiện ra mục tiêu, nhưng quãng thời gian nhịn đói đó cũng đủ ngắn để chúng có đủ sức chạy một cách "thần tốc" giữa chiến trường. Nguồn ảnh: Dailymail.
Cách thức này hiệu quả đến nỗi trong thời kỳ cao điểm của cuộc chiến, đã có lúc các doanh trại huấn luyện chó cảm tử bị... thiếu chó liên tục do nhu cầu cực lớn ở ngoài mặt trận. Nguồn ảnh: Adventure.
Mặc dù sau một vài lần bị đánh úp bởi hàng trăm con chó, phía Đức đã ra lệnh bắn chết bất cứ con chó nào trong tầm ngắm, tuy nhiên khả năng phát hiện mục tiêu trong bóng đêm và lần theo dấu vết của những chú chó này là quá giỏi và chúng được chuyển sang đánh trận vào buổi tối và gây không ít hoang mang cho các lực lượng thiết giáp của Đức Quốc Xã. Nguồn ảnh: Snowyswan.
Không có thống kê chính thức trong toàn cuộc chiến đã có bao nhiêu chiếc xe tăng Đức bị những chú chó này tiêu diệt, tuy nhiên chỉ tính riêng trong trận vòng cung Kursk, 16 chú chó cảm tử đã "triệt hạ" 12 chiếc xe tăng Đức, một tỷ lệ cực lớn. Ảnh: Một chú chó cảm tử được trưng bày trong bảo tàng chiến tranh ở Moskva. Nguồn ảnh: Species.
Sau chiến tranh, Liên Xô vẫn tiếp tục sử dụng chiến thuật chó cảm tử này cho đến những năm 1990. Ngoài việc diệt xe tăng, chó cảm tử còn có thể thực hiện các công việc khác như dò mìn, kích nổ mìn hay mang đồ cứu thương trên mặt trận. Hoàn toàn công bằng khi nói, chiến thắng vĩ đại của Hồng Quân có sự góp sức rất đáng kể của những chú chó cảm tử quân này. Nguồn ảnh: Britmodell.