Trong chiến tranh Thế giới lần thứ II, mỗi loại vũ khí - khí tài của các quốc gia, các phe tham chiến có những đặc điểm riêng và Mỹ cũng vậy. Người Mỹ luôn tự hào rằng họ là quốc gia hàng đầu về khoa học và công nghệ, vì vậy những trang bị được sử dụng cho người lính của họ cũng đương nhiên là tốt bậc nhất thế giới. Một trong những đặc điểm nổi bật của binh sĩ nước này trong cuộc chiến là chiếc mũ sắt M1 được bọc lưới.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ với mũ sắt M1.Tại thời điểm đó, khái niệm về những lực lượng đặc nhiệm chưa được phát triển. Do đó, khi thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, người ta sẽ lựa chọn những người lính tài năng nhất, tập hợp họ thành một đội để thực hiện việc này. Các binh sĩ thường sẽ phải đi sâu vào phía trong vùng kiểm soát của kẻ thù, chiến đấu một mình xa nơi tập trung binh lực quân ta, không có sự yểm trợ để hoàn thành công việc được giao phó. Vì vậy, các trang bị cho họ cũng phải được phát triển tinh vi, và mũ sắt M1 bọc lưới cũng là một trong số đó.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ sử dụng súng Bazooka trong thế chiến II. Mũ sắt M1 bọc lưới đóng vai trò ngụy trang với thiên nhiên xung quanh, được xem như tương đồng với các loại quân phục họa tiết ngụy trang (dù trong thời điểm đó loại quân phục này chưa được phổ biến). Việc này giúp cho các binh sĩ đặc nhiệm có thể ẩn nấp tốt hơn, lưới trùm sẽ được làm sao cho hòa hợp với màu sắc thiên nhiên xung quanh, làm giảm khả năng phát hiện của kẻ thù.
Ảnh: Lính bắn tỉa Mỹ trong thế chiến II với chiếc mũ M1 bọc lưới.Ngoài ra, lưới trùm bên ngoài mũ sắt còn giúp mũ giảm đáng kể khả năng phản chiếu ánh sáng bởi mũ được làm từ sắt, khi bị đèn chiếu qua trong đêm hay các tia nắng bên ngày làm lộ vị trí của người lính. Dù cho quân đội Mỹ đã nghiên cứu phát triển loại mũ trận bằng vật liệu đặc biệt để không bị phản chiếu ánh sáng, tuy nhiên do chi phí quá đắt đỏ, việc dùng lưới trùm bên ngoài mũ sắt bình thường là phương án rẻ tiền hơn rất nhiều và mang lại hiệu quả cao.
Ảnh: Một tiểu đội lính Mỹ nghỉ ngơi trên chiến trường Châu Âu trong thế chiến II.Hơn nữa, lưới trùm bên ngoài còn cho phép người lính có thể sử dụng cây lá xung quanh để cài vào mũ sắt, tạo một hiệu quả ngụy trang rất cao, dễ dàng tùy biến qua nhiều loại địa hình khác nhau. Nếu với một chiếc mũ sắt thông thường, không thể gắn các loại cây lá lên mũ.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ với khẩu súng trường M1 Garand và mũ sắt M1 với lưới trùm được gắn thêm lá.Theo thống kê từ chiến tranh thế giới thứ II, loại lưới đơn giản trùm bên ngoài mũ sắt này đã hoạt động vô cùng hiệu quả, cải thiện rất lớn về chỉ số an toàn của Quân đội Mỹ, giúp cứu sống gần 100.000 lính trong chiến tranh.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ chăm sóc đồng đội bị thương trong thế chiến II.Dù Mỹ ban đầu đã có ý định phát triển mũ trận bằng vật liệu chống phản chiếu đắt tiền, nhưng nó lại không mang lại hiệu quả cao. Khi nó bị ma sát và trầy xước, lớp chống phản chiếu bên ngoài bị ăn mòn và mũ vẫn bị chiếu sáng bởi ánh nắng mặt trời như thường. Khi bị khúc xạ ánh sáng tác động, người lính bị lộ vị trí và đối phương sẽ nhanh chóng kết liễu anh ta.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ bắt một lính Đức đầu hàng trong thế chiến II.Vì vậy, sau khi được trang bị cho một số lực lượng đặc biệt đã cho thấy rõ tính hiệu quả của tấm lưới trùm bên ngoài mũ sắt, thiết kế này đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi cho nhiều binh sĩ trong toàn quân, giảm tỉ lệ thương vong rất cao.
Ảnh: Lính Mỹ sử dụng súng Bazooka chống tăng trong thế chiến II.Trong khi đó, lính Phát xít Nhật trong thế chiến II hầu hết lại đội mũ sắt với một mảnh vải quanh tai và gáy. Mặc dù nó có tác dụng lau mồ hôi bất cứ lúc nào cũng như chống muỗi hiệu quả, nhưng nó lại không hề có tính ngụy trang và đôi khi còn làm cản trở tầm nhìn của binh sĩ.
Ảnh: Lính Nhật trong một bộ phim do Trung Quốc sản xuất.Kết thúc chiến trang thế giới thứ II, lính Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng mũ sắt M1 cho đến những năm 1980, tuy nhiên kể từ Chiến tranh Việt Nam trở đi, sự phổ biến của quân phục họa tiết ngụy trang cũng dẫn đến việc người ta loại bỏ lớp lưới bên ngoài và dùng vải để bọc mũ sắt, nhằm tăng tính ẩn nấp cũng như khó phát hiện hơn. Tuy nhiên, lớp lưới này đã phát huy một vai trò vô cùng hiệu quả của mình đã được kiểm chứng qua thực chiến.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ tuần tra trong rừng rậm tại chiến trường Việt Nam - Nguồn ảnh: TL Video Trải nghiệm quá trình ra lò chiếc mũ mà tất cả lính Mỹ sẽ đội - Nguồn: QPVN
Trong chiến tranh Thế giới lần thứ II, mỗi loại vũ khí - khí tài của các quốc gia, các phe tham chiến có những đặc điểm riêng và Mỹ cũng vậy. Người Mỹ luôn tự hào rằng họ là quốc gia hàng đầu về khoa học và công nghệ, vì vậy những trang bị được sử dụng cho người lính của họ cũng đương nhiên là tốt bậc nhất thế giới. Một trong những đặc điểm nổi bật của binh sĩ nước này trong cuộc chiến là chiếc mũ sắt M1 được bọc lưới.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ với mũ sắt M1.
Tại thời điểm đó, khái niệm về những lực lượng đặc nhiệm chưa được phát triển. Do đó, khi thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, người ta sẽ lựa chọn những người lính tài năng nhất, tập hợp họ thành một đội để thực hiện việc này. Các binh sĩ thường sẽ phải đi sâu vào phía trong vùng kiểm soát của kẻ thù, chiến đấu một mình xa nơi tập trung binh lực quân ta, không có sự yểm trợ để hoàn thành công việc được giao phó. Vì vậy, các trang bị cho họ cũng phải được phát triển tinh vi, và mũ sắt M1 bọc lưới cũng là một trong số đó.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ sử dụng súng Bazooka trong thế chiến II.
Mũ sắt M1 bọc lưới đóng vai trò ngụy trang với thiên nhiên xung quanh, được xem như tương đồng với các loại quân phục họa tiết ngụy trang (dù trong thời điểm đó loại quân phục này chưa được phổ biến). Việc này giúp cho các binh sĩ đặc nhiệm có thể ẩn nấp tốt hơn, lưới trùm sẽ được làm sao cho hòa hợp với màu sắc thiên nhiên xung quanh, làm giảm khả năng phát hiện của kẻ thù.
Ảnh: Lính bắn tỉa Mỹ trong thế chiến II với chiếc mũ M1 bọc lưới.
Ngoài ra, lưới trùm bên ngoài mũ sắt còn giúp mũ giảm đáng kể khả năng phản chiếu ánh sáng bởi mũ được làm từ sắt, khi bị đèn chiếu qua trong đêm hay các tia nắng bên ngày làm lộ vị trí của người lính. Dù cho quân đội Mỹ đã nghiên cứu phát triển loại mũ trận bằng vật liệu đặc biệt để không bị phản chiếu ánh sáng, tuy nhiên do chi phí quá đắt đỏ, việc dùng lưới trùm bên ngoài mũ sắt bình thường là phương án rẻ tiền hơn rất nhiều và mang lại hiệu quả cao.
Ảnh: Một tiểu đội lính Mỹ nghỉ ngơi trên chiến trường Châu Âu trong thế chiến II.
Hơn nữa, lưới trùm bên ngoài còn cho phép người lính có thể sử dụng cây lá xung quanh để cài vào mũ sắt, tạo một hiệu quả ngụy trang rất cao, dễ dàng tùy biến qua nhiều loại địa hình khác nhau. Nếu với một chiếc mũ sắt thông thường, không thể gắn các loại cây lá lên mũ.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ với khẩu súng trường M1 Garand và mũ sắt M1 với lưới trùm được gắn thêm lá.
Theo thống kê từ chiến tranh thế giới thứ II, loại lưới đơn giản trùm bên ngoài mũ sắt này đã hoạt động vô cùng hiệu quả, cải thiện rất lớn về chỉ số an toàn của Quân đội Mỹ, giúp cứu sống gần 100.000 lính trong chiến tranh.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ chăm sóc đồng đội bị thương trong thế chiến II.
Dù Mỹ ban đầu đã có ý định phát triển mũ trận bằng vật liệu chống phản chiếu đắt tiền, nhưng nó lại không mang lại hiệu quả cao. Khi nó bị ma sát và trầy xước, lớp chống phản chiếu bên ngoài bị ăn mòn và mũ vẫn bị chiếu sáng bởi ánh nắng mặt trời như thường. Khi bị khúc xạ ánh sáng tác động, người lính bị lộ vị trí và đối phương sẽ nhanh chóng kết liễu anh ta.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ bắt một lính Đức đầu hàng trong thế chiến II.
Vì vậy, sau khi được trang bị cho một số lực lượng đặc biệt đã cho thấy rõ tính hiệu quả của tấm lưới trùm bên ngoài mũ sắt, thiết kế này đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi cho nhiều binh sĩ trong toàn quân, giảm tỉ lệ thương vong rất cao.
Ảnh: Lính Mỹ sử dụng súng Bazooka chống tăng trong thế chiến II.
Trong khi đó, lính Phát xít Nhật trong thế chiến II hầu hết lại đội mũ sắt với một mảnh vải quanh tai và gáy. Mặc dù nó có tác dụng lau mồ hôi bất cứ lúc nào cũng như chống muỗi hiệu quả, nhưng nó lại không hề có tính ngụy trang và đôi khi còn làm cản trở tầm nhìn của binh sĩ.
Ảnh: Lính Nhật trong một bộ phim do Trung Quốc sản xuất.
Kết thúc chiến trang thế giới thứ II, lính Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng mũ sắt M1 cho đến những năm 1980, tuy nhiên kể từ Chiến tranh Việt Nam trở đi, sự phổ biến của quân phục họa tiết ngụy trang cũng dẫn đến việc người ta loại bỏ lớp lưới bên ngoài và dùng vải để bọc mũ sắt, nhằm tăng tính ẩn nấp cũng như khó phát hiện hơn. Tuy nhiên, lớp lưới này đã phát huy một vai trò vô cùng hiệu quả của mình đã được kiểm chứng qua thực chiến.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ tuần tra trong rừng rậm tại chiến trường Việt Nam - Nguồn ảnh: TL
Video Trải nghiệm quá trình ra lò chiếc mũ mà tất cả lính Mỹ sẽ đội - Nguồn: QPVN