Buồng lái tiêm kích Su-30 cũng như tất cả các loại chiến đấu cơ phổ biến hiện nay thường có hệ thống điều khiển rất phức tạp với nhiều bảng đồng hồ hiển thị nhiều thông số cùng một lúc đòi hỏi các phi công phải thật tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh để thu thập được những thông tin quan trọng nhất trên hệ thống bảng điều khiển này. Nguồn ảnh: Militarytoday.Với các chiến đấu cơ Su-30 đời đầu, bảng điều khiển máy bay bao gồm 3 màn hình lớn hiển thị các thông số về tên lửa, mục tiêu, đường bay và rada cảnh báo sớm, ngoài ra còn có các đồng hồ hiển thị thông số máy bay. Nguồn ảnh: Airliners.Phiên bản nâng cấp Su-30 MKI và Su-30 MKII thậm chí còn hiện đại hơn nữa khi loại bỏ gần như tất cả các đồng hồ thông số bay theo kiểu cơ học mà đưa tất cả chúng vào trong 3 bảng điện tử trong khoang lái. Nguồn ảnh: Airlines.Tuy nhiên, dù hiển thị theo cách này thì cũng có 6 loại đồng hồ bay quan trọng nhất mà bất cứ phi cơ nào cũng đều phải có bất kể đó là máy bay dân sự hay quân sự. Từ trái qua, trên xuống: Đồng hồ tốc độ, đồng hồ đường chân trời, đồng hồ độ cao, đồng hồ độ nghiêng (lượn), đồng hồ hướng bay, đồng hồ tốc độ leo. Nguồn ảnh: Digitalpilot.Đầu tiên, đồng hồ hiển thị tốc độ bay, tùy thuộc vào tùy tường đơn vị đo tốc độ khác nhau mà đồng hồ hiển thị tốc độ sẽ có đơn vị khác nhau như dặm hay km/h. Tuy nhiên tất cả các đồng hồ đó đều có khả năng hiển thị đơn vị Knots hay còn gọi là hải lí. Nguồn ảnh: Wikimedia.Đồng hồ hiển thị đường chân trời, dùng để theo dõi hướng mũi máy bay so với đường chân trời của trái đất để các phi công biết chính xác độ nâng-hạ của mũi so với mặt đất. Ngoài ra đồng hồ đường chân trời còn rất có tác dụng trong các pha không chiến khi các phi công lộn nhào và lượn liên tục giữa mây, khi đó phi công gần như không phân biệt được đâu là trời đâu là đất nếu thiếu đi chiếc đồng hồ này. Nguồn ảnh: Tradingforex.Đồng hồ hiển thị độ cao, thường sẽ có 2 kim trong đó 1 kim hiển thị độ cao theo đơn vị "nghìn mét" một kim còn lại hiển thị độ cao theo đơn vị "trăm mét". Với loại 3 kim còn có thêm khả năng hiển thị độ cao theo đơn vị "mét". Một phi công dày dặn kinh nghiệm chỉ cần nhìn lướt qua sẽ đọc được độ cao của phi cơ. Nguồn ảnh: Iseek.Đồng hồ hiển thị độ lượn của máy bay cho phép phi công nhận biết máy bay đang nghiêng sang hướng nào so với mặt đất. Thông thường khi bay với tốc độ cao các phi công sẽ bị ấn chặt vào ghế và nếu bay trong đêm hoặc trong mây họ sẽ không thể nhận biết được độ nghiêng của máy bay do không có vật chuẩn làm mốc. Nguồn ảnh: Mingda.Đồng hồ hiển thị hướng bay, đây chính là chiếc la bàn trên mỗi máy bay, ngày nay dù các máy bay đã có hệ thống dẫn đường GPS tuy nhiên chiếc la bàn này vẫn là thứ không thể thiếu trong buồng lái. Dẫu vậy, thay vì hiển thị theo hướng đông-tây-nam-bắc thì đồng hồ này lại hiển thị theo số với hướng chính bắc là 0 độ, 90 độ là hướng đông, 180 độ là hướng nam và 260 độ là hướng tây. Nguồn ảnh: Professonal.Cuối cùng là đồng hồ báo tốc độ leo, các phi công dùng đồng hồ này để xác định tốc độ leo lên cao hoặc xuống thấp của máy bay mỗi phút. Nguồn ảnh: Spitfire.
Buồng lái tiêm kích Su-30 cũng như tất cả các loại chiến đấu cơ phổ biến hiện nay thường có hệ thống điều khiển rất phức tạp với nhiều bảng đồng hồ hiển thị nhiều thông số cùng một lúc đòi hỏi các phi công phải thật tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh để thu thập được những thông tin quan trọng nhất trên hệ thống bảng điều khiển này. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Với các chiến đấu cơ Su-30 đời đầu, bảng điều khiển máy bay bao gồm 3 màn hình lớn hiển thị các thông số về tên lửa, mục tiêu, đường bay và rada cảnh báo sớm, ngoài ra còn có các đồng hồ hiển thị thông số máy bay. Nguồn ảnh: Airliners.
Phiên bản nâng cấp Su-30 MKI và Su-30 MKII thậm chí còn hiện đại hơn nữa khi loại bỏ gần như tất cả các đồng hồ thông số bay theo kiểu cơ học mà đưa tất cả chúng vào trong 3 bảng điện tử trong khoang lái. Nguồn ảnh: Airlines.
Tuy nhiên, dù hiển thị theo cách này thì cũng có 6 loại đồng hồ bay quan trọng nhất mà bất cứ phi cơ nào cũng đều phải có bất kể đó là máy bay dân sự hay quân sự. Từ trái qua, trên xuống: Đồng hồ tốc độ, đồng hồ đường chân trời, đồng hồ độ cao, đồng hồ độ nghiêng (lượn), đồng hồ hướng bay, đồng hồ tốc độ leo. Nguồn ảnh: Digitalpilot.
Đầu tiên, đồng hồ hiển thị tốc độ bay, tùy thuộc vào tùy tường đơn vị đo tốc độ khác nhau mà đồng hồ hiển thị tốc độ sẽ có đơn vị khác nhau như dặm hay km/h. Tuy nhiên tất cả các đồng hồ đó đều có khả năng hiển thị đơn vị Knots hay còn gọi là hải lí. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Đồng hồ hiển thị đường chân trời, dùng để theo dõi hướng mũi máy bay so với đường chân trời của trái đất để các phi công biết chính xác độ nâng-hạ của mũi so với mặt đất. Ngoài ra đồng hồ đường chân trời còn rất có tác dụng trong các pha không chiến khi các phi công lộn nhào và lượn liên tục giữa mây, khi đó phi công gần như không phân biệt được đâu là trời đâu là đất nếu thiếu đi chiếc đồng hồ này. Nguồn ảnh: Tradingforex.
Đồng hồ hiển thị độ cao, thường sẽ có 2 kim trong đó 1 kim hiển thị độ cao theo đơn vị "nghìn mét" một kim còn lại hiển thị độ cao theo đơn vị "trăm mét". Với loại 3 kim còn có thêm khả năng hiển thị độ cao theo đơn vị "mét". Một phi công dày dặn kinh nghiệm chỉ cần nhìn lướt qua sẽ đọc được độ cao của phi cơ. Nguồn ảnh: Iseek.
Đồng hồ hiển thị độ lượn của máy bay cho phép phi công nhận biết máy bay đang nghiêng sang hướng nào so với mặt đất. Thông thường khi bay với tốc độ cao các phi công sẽ bị ấn chặt vào ghế và nếu bay trong đêm hoặc trong mây họ sẽ không thể nhận biết được độ nghiêng của máy bay do không có vật chuẩn làm mốc. Nguồn ảnh: Mingda.
Đồng hồ hiển thị hướng bay, đây chính là chiếc la bàn trên mỗi máy bay, ngày nay dù các máy bay đã có hệ thống dẫn đường GPS tuy nhiên chiếc la bàn này vẫn là thứ không thể thiếu trong buồng lái. Dẫu vậy, thay vì hiển thị theo hướng đông-tây-nam-bắc thì đồng hồ này lại hiển thị theo số với hướng chính bắc là 0 độ, 90 độ là hướng đông, 180 độ là hướng nam và 260 độ là hướng tây. Nguồn ảnh: Professonal.
Cuối cùng là đồng hồ báo tốc độ leo, các phi công dùng đồng hồ này để xác định tốc độ leo lên cao hoặc xuống thấp của máy bay mỗi phút. Nguồn ảnh: Spitfire.