Núi Suribachi nằm ở phía nam đảo Iwo Jima đã được quân Nhật xây dựng thành một hệ thống địa đạo vô cùng phức tạp gồm bảy tầng, gia cố bằng những tường năng xây bằng bê-tông rồi được trát vữa mặt ngoài, thêm hệ thống thoát nước thải và đường ống dẫn không khí, điện, nước và hơi nước.Có 1.300 lính bộ binh và 640 lính hải quân bố trí khắp các địa đạo và gian phòng. Dọc theo chân núi là những boongke và giao thông hào cho bộ binh Nhật. Các lỗ châu mai được đặt theo nhiều hướng sao cho lính Nhật có thể quan sát lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau bằng hỏa lực súng máy.Ngày 20/2/1945, lúc 7 giờ 40 phút sáng, các hải pháo Mỹ lại tiến hành bắn phá chuẩn bị cho đợt tấn công. 50 phút sau, thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến lên. Một trung đoàn nhận mục tiêu tấn công núi Suribachi còn ba trung đoàn khác nhắm vào mục tiêu là cao nguyên Motoyama.Đến trưa ngày hôm đó, Trung đoàn 28 thuộc Sư đoàn 5 đã tiến sâu thêm được 300 mét còn Sư đoàn 4 đã đến sân bay số 1, hoàn thành mục tiêu đã định. Quân khuyển cùng thủy quân lục chiến lên bờ đi tìm những nơi quân Nhật còn kháng cự.Giờ đây núi Suribachi đã bị cô lập với phần còn lại của đảo. Tuy nhiên lính Nhật ở đây chiến đấu với tinh thần quyết tử nên cả hai phải giành giật nhau từng mét vuông đất. Để chống lại hệ thống địa đạo của người Nhật, lính Mỹ tập trung sử dụng lựu đạn và súng phun lửa.Giờ đây núi Suribachi đã bị cô lập với phần còn lại của đảo. Tuy nhiên lính Nhật ở đây chiến đấu với tinh thần quyết tử nên cả hai phải giành giật nhau từng mét vuông đất. Để chống lại hệ thống địa đạo của người Nhật, lính Mỹ tập trung sử dụng lựu đạn và súng phun lửa.Trong ngày này, Sư đoàn 4 và 5 chưa tiến lên được 2 km vào bên trong hòn đảo trong khi Sư đoàn 5 phải chịu 1.500 thương vong và Sư đoàn 4 khoảng 2.000. Vào ban đêm, các tuần dương hạm và khu trục hạm thả pháo sáng soi rõ trận địa cho lính Mỹ và tiếp tục nã pháo vào nhiều mục tiêu trên đảo.Đến ngày 21/2, hải pháo cũng bắt đầu bắn phá vào lúc 7 giờ 40 phút sáng. Suốt ngày hôm đó, nơi thâm nhập sâu nhất của thủy quân lục chiến Mỹ là 1.000 mét, nơi kém nhất là 500 mét. Sau ngày thứ ba, thương vong của Sư đoàn 4 lên đến 2.517 người và Sư đoàn 5 là 2.057 người.Cũng trong đêm hôm đó, Đài phát thanh Tokyo báo tin Mỹ tấn công Iwo Jima. Chuẩn đô đốc Richmond Kelly Turner, tư lệnh lực lượng đổ bộ đã bị đài phát thanh này cảnh cáo: “Turner, người chịu trách nhiệm về cái chết của hàng ngàn binh sĩ chúng ta, sẽ không bao giờ trở về được. Chúng ta sẽ giết ông ta, tế các vong hồn chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc Đại Nhật Bản”.Ngày 22/2, ngày thứ tư của cuộc đổ bộ, Sư đoàn thủy quân lục chiến số 4 đã chịu quá nhiều tổn thất trong việc đánh chiếm cao nguyên Motoyama đã được thay thế bằng Sư đoàn 3. Trong khi đó Sư đoàn 5 vẫn tiếp tục mục tiêu đánh chiếm Suribachi và Mỹ đã thành công trong việc bao vây chân núi, ngoại trừ khoảng trống rộng gần 400 m trên bờ biển phía tây.Viên đại tá chỉ huy quân trú phòng ở Suribachi đã xin chỉ huy đảo Kuribayashi thực hiện một cuộc tấn công tự sát nhưng bị từ chối tuy nhiên một số người lính vẫn tự ý rời bỏ vị trí để tham gia tấn công. Những cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt ở từng địa đạo.Trong số những lính Nhật tử trận tại Suribachi có trung tá Takeichi Nishi, người đã giành huy chương vàng môn cưỡi ngựa tại Thế vận hội mùa hè 1932 Los Angeles. Cái chết của ông giống như Kuribayashi sau này, vẫn là một điều bí ẩn. Có nhiều giả thuyết cho rằng ông bị lính Mỹ giết, tự sát hoặc chết trong khi chiến đấu. Sau khi chết, ông được truy phong quân hàm đại tá.Trong khi đó, 150 lính Nhật đã xông ra khỏi quả núi để đến với những đơn vị quân Nhật ở phía Bắc nhưng phần lớn đã bị bắn gục trên đường bởi thủy quân lục chiến Mỹ. Chỉ có khoảng 25 lính Nhật chạy thoát. Tuy nhiên, khi chạy đến bộ chỉ huy của lực lượng phòng vệ hải quân Nhật, họ đã không được đồng đội mình tại đây chào đón tử tế.Đại úy Samaji Inouye, sĩ quan phụ trách bộ chỉ huy, đã lên án trung úy của họ là phản quốc và rút gươm định chặt đầu ông này nhưng một sĩ quan cấp dưới đã ngăn đại úy Samaji lại.Ngày 23/2, Sư đoàn 5 thủy quân lục chiến Mỹ đã tiến lên được đỉnh ngọn núi lửa và những cuộc giáp lá cà lẻ tẻ đã diễn ra trong các hang động. Nhiều tốp lính Nhật đã tổ chức tự sát tập thể. Lúc 10 giờ 15 phút, lá cờ Mỹ đã tung bay trên đỉnh Suribachi, trở thành lá cờ ngoại quốc đầu tiên cắm trên lãnh thổ Nhật Bản.Ảnh ngọn cờ thứ nhất này đã được chụp bởi Louis R. Lowery, trung sĩ nhất thủy quân lục chiến, làm nhiệm vụ phóng viên nhiếp ảnh cho tạp chí Leatherneck Magazine của thủy quân lục chiến Mỹ. Khi lá cờ được cắm cũng là lúc bộ trưởng hải quân Mỹ James Forrestal vừa đổ bộ lên bờ tại chân núi Suribachi.Sau đó đại tá Chandler Johnson, người đã trao lá cờ cho đơn vị cắm cờ, cá nhân ông tin rằng lá cờ này thuộc về Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 28 dưới quyền ông nên ông đã cử trung sĩ Mike Strank lấy một lá cờ lớn hơn thay thế lá cờ cũ. Lá cờ thứ hai dài 2,4 m và rộng 1,4 m, lớn hơn nhiều so với lá cờ đang tung bay trên đỉnh núi.Khi lá cờ thứ hai vừa được cắm lên thì nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal, người đang săn tin về cuộc đổ bộ cho hãng tin Associated Press (AP), đã chụp được bức ảnh nổi tiếng "Raising the Flag on Iwo Jima". Trong bức ảnh của Rosenthal, có năm thủy quân lục chiến và một quân y hải quân.Bức ảnh đạt giải Pulitzer về nhiếp ảnh trong cùng năm đó. Nó cũng trở thành biểu tượng cho trận đánh và được sao chép lại rất nhiều. Lá cờ thứ hai này tung bay trong vòng ba tuần lễ trước khi bị gió thổi bay mất. Đến thời điểm này, người Mỹ đã làm chủ được 1/3 phía nam đảo từ đỉnh Suribachi đến sân bay số 1.Mất Suribachi, người Nhật co về giữ phòng tuyến thứ nhất của họ chạy dài gần 3 km từ bờ phía tây qua góc phía nam sân bay số 2 đến bờ đông của đảo. Hệ thống phòng thủ của quân Nhật ở đây còn rất mạnh và thậm chí còn hơn cả khu vực phía Nam mà quân Mỹ vừa chiếm được. Nguồn ảnh: Warhistory.
Núi Suribachi nằm ở phía nam đảo Iwo Jima đã được quân Nhật xây dựng thành một hệ thống địa đạo vô cùng phức tạp gồm bảy tầng, gia cố bằng những tường năng xây bằng bê-tông rồi được trát vữa mặt ngoài, thêm hệ thống thoát nước thải và đường ống dẫn không khí, điện, nước và hơi nước.
Có 1.300 lính bộ binh và 640 lính hải quân bố trí khắp các địa đạo và gian phòng. Dọc theo chân núi là những boongke và giao thông hào cho bộ binh Nhật. Các lỗ châu mai được đặt theo nhiều hướng sao cho lính Nhật có thể quan sát lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau bằng hỏa lực súng máy.
Ngày 20/2/1945, lúc 7 giờ 40 phút sáng, các hải pháo Mỹ lại tiến hành bắn phá chuẩn bị cho đợt tấn công. 50 phút sau, thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến lên. Một trung đoàn nhận mục tiêu tấn công núi Suribachi còn ba trung đoàn khác nhắm vào mục tiêu là cao nguyên Motoyama.
Đến trưa ngày hôm đó, Trung đoàn 28 thuộc Sư đoàn 5 đã tiến sâu thêm được 300 mét còn Sư đoàn 4 đã đến sân bay số 1, hoàn thành mục tiêu đã định. Quân khuyển cùng thủy quân lục chiến lên bờ đi tìm những nơi quân Nhật còn kháng cự.
Giờ đây núi Suribachi đã bị cô lập với phần còn lại của đảo. Tuy nhiên lính Nhật ở đây chiến đấu với tinh thần quyết tử nên cả hai phải giành giật nhau từng mét vuông đất. Để chống lại hệ thống địa đạo của người Nhật, lính Mỹ tập trung sử dụng lựu đạn và súng phun lửa.
Giờ đây núi Suribachi đã bị cô lập với phần còn lại của đảo. Tuy nhiên lính Nhật ở đây chiến đấu với tinh thần quyết tử nên cả hai phải giành giật nhau từng mét vuông đất. Để chống lại hệ thống địa đạo của người Nhật, lính Mỹ tập trung sử dụng lựu đạn và súng phun lửa.
Trong ngày này, Sư đoàn 4 và 5 chưa tiến lên được 2 km vào bên trong hòn đảo trong khi Sư đoàn 5 phải chịu 1.500 thương vong và Sư đoàn 4 khoảng 2.000. Vào ban đêm, các tuần dương hạm và khu trục hạm thả pháo sáng soi rõ trận địa cho lính Mỹ và tiếp tục nã pháo vào nhiều mục tiêu trên đảo.
Đến ngày 21/2, hải pháo cũng bắt đầu bắn phá vào lúc 7 giờ 40 phút sáng. Suốt ngày hôm đó, nơi thâm nhập sâu nhất của thủy quân lục chiến Mỹ là 1.000 mét, nơi kém nhất là 500 mét. Sau ngày thứ ba, thương vong của Sư đoàn 4 lên đến 2.517 người và Sư đoàn 5 là 2.057 người.
Cũng trong đêm hôm đó, Đài phát thanh Tokyo báo tin Mỹ tấn công Iwo Jima. Chuẩn đô đốc Richmond Kelly Turner, tư lệnh lực lượng đổ bộ đã bị đài phát thanh này cảnh cáo: “Turner, người chịu trách nhiệm về cái chết của hàng ngàn binh sĩ chúng ta, sẽ không bao giờ trở về được. Chúng ta sẽ giết ông ta, tế các vong hồn chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc Đại Nhật Bản”.
Ngày 22/2, ngày thứ tư của cuộc đổ bộ, Sư đoàn thủy quân lục chiến số 4 đã chịu quá nhiều tổn thất trong việc đánh chiếm cao nguyên Motoyama đã được thay thế bằng Sư đoàn 3. Trong khi đó Sư đoàn 5 vẫn tiếp tục mục tiêu đánh chiếm Suribachi và Mỹ đã thành công trong việc bao vây chân núi, ngoại trừ khoảng trống rộng gần 400 m trên bờ biển phía tây.
Viên đại tá chỉ huy quân trú phòng ở Suribachi đã xin chỉ huy đảo Kuribayashi thực hiện một cuộc tấn công tự sát nhưng bị từ chối tuy nhiên một số người lính vẫn tự ý rời bỏ vị trí để tham gia tấn công. Những cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt ở từng địa đạo.
Trong số những lính Nhật tử trận tại Suribachi có trung tá Takeichi Nishi, người đã giành huy chương vàng môn cưỡi ngựa tại Thế vận hội mùa hè 1932 Los Angeles. Cái chết của ông giống như Kuribayashi sau này, vẫn là một điều bí ẩn. Có nhiều giả thuyết cho rằng ông bị lính Mỹ giết, tự sát hoặc chết trong khi chiến đấu. Sau khi chết, ông được truy phong quân hàm đại tá.
Trong khi đó, 150 lính Nhật đã xông ra khỏi quả núi để đến với những đơn vị quân Nhật ở phía Bắc nhưng phần lớn đã bị bắn gục trên đường bởi thủy quân lục chiến Mỹ. Chỉ có khoảng 25 lính Nhật chạy thoát. Tuy nhiên, khi chạy đến bộ chỉ huy của lực lượng phòng vệ hải quân Nhật, họ đã không được đồng đội mình tại đây chào đón tử tế.
Đại úy Samaji Inouye, sĩ quan phụ trách bộ chỉ huy, đã lên án trung úy của họ là phản quốc và rút gươm định chặt đầu ông này nhưng một sĩ quan cấp dưới đã ngăn đại úy Samaji lại.
Ngày 23/2, Sư đoàn 5 thủy quân lục chiến Mỹ đã tiến lên được đỉnh ngọn núi lửa và những cuộc giáp lá cà lẻ tẻ đã diễn ra trong các hang động. Nhiều tốp lính Nhật đã tổ chức tự sát tập thể. Lúc 10 giờ 15 phút, lá cờ Mỹ đã tung bay trên đỉnh Suribachi, trở thành lá cờ ngoại quốc đầu tiên cắm trên lãnh thổ Nhật Bản.
Ảnh ngọn cờ thứ nhất này đã được chụp bởi Louis R. Lowery, trung sĩ nhất thủy quân lục chiến, làm nhiệm vụ phóng viên nhiếp ảnh cho tạp chí Leatherneck Magazine của thủy quân lục chiến Mỹ. Khi lá cờ được cắm cũng là lúc bộ trưởng hải quân Mỹ James Forrestal vừa đổ bộ lên bờ tại chân núi Suribachi.
Sau đó đại tá Chandler Johnson, người đã trao lá cờ cho đơn vị cắm cờ, cá nhân ông tin rằng lá cờ này thuộc về Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 28 dưới quyền ông nên ông đã cử trung sĩ Mike Strank lấy một lá cờ lớn hơn thay thế lá cờ cũ. Lá cờ thứ hai dài 2,4 m và rộng 1,4 m, lớn hơn nhiều so với lá cờ đang tung bay trên đỉnh núi.
Khi lá cờ thứ hai vừa được cắm lên thì nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal, người đang săn tin về cuộc đổ bộ cho hãng tin Associated Press (AP), đã chụp được bức ảnh nổi tiếng "Raising the Flag on Iwo Jima". Trong bức ảnh của Rosenthal, có năm thủy quân lục chiến và một quân y hải quân.
Bức ảnh đạt giải Pulitzer về nhiếp ảnh trong cùng năm đó. Nó cũng trở thành biểu tượng cho trận đánh và được sao chép lại rất nhiều. Lá cờ thứ hai này tung bay trong vòng ba tuần lễ trước khi bị gió thổi bay mất. Đến thời điểm này, người Mỹ đã làm chủ được 1/3 phía nam đảo từ đỉnh Suribachi đến sân bay số 1.
Mất Suribachi, người Nhật co về giữ phòng tuyến thứ nhất của họ chạy dài gần 3 km từ bờ phía tây qua góc phía nam sân bay số 2 đến bờ đông của đảo. Hệ thống phòng thủ của quân Nhật ở đây còn rất mạnh và thậm chí còn hơn cả khu vực phía Nam mà quân Mỹ vừa chiếm được. Nguồn ảnh: Warhistory.