T-90 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu thế giới hiện nay, do Tập đoàn Uralvagonzavod (UVZ) của Liên bang Nga phát triển từ cuối những năm 1980, hoàn thiện và đưa vào trang bị từ năm 1993. Thời điểm nó xuất hiện, đây được xem là một trong 10 xe tăng hàng đầu thế giới, điều này vẫn còn ứng nghiệm tới tận hôm nay. Nguồn ảnh: sajeevpearljTương tự các dòng xe tăng chủ lực của Liên Xô và khắp thế giới, dòng xe tăng T-90 cũng được Uralvagonzavod phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau phục vụ cho cả chiến đấu và đảm bảo chiến đấu, phục vụ cho Quân đội Nga cũng như thị trường xuất khẩu. Nguồn ảnh: SputnikPhiên bản đầu tiên của dòng tăng hàng đầu này là T-90 (hay còn được gọi là Object 188 hoặc T-90 mod 1992). So với các thế hệ sau này, T-90 mod 1992 tồn tại nhiều khác biệt, ví dụ như nó chỉ được trang bị động cơ diesel V-84MS công suất 830 mã lực khiến tốc độ chỉ đạt 60km/h (phiên bản sau này đạt 65km/h), sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực 1A45T vốn cải tiến từ hệ thống Irtysh trên T-80U. Nguồn ảnh: WikipediaTổng cộng 122 chiếc T-90 mod 1992 đã được sản xuất và trang bị cho Quân khu Siberia. Một số chiếc T-90 1992 nay được viện trợ cho Quân đội Syria sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminĐược phát triển gần như cùng thời với T-90 là phiên bản chỉ huy T-90K được tích hợp thêm đài liên lạc R-163-50K và đài định vị TNA-4-3 dùng để chỉ huy tác chiến chiến trường. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin T-90KThấy được tiềm năng của dòng tăng T-90, Uralvagonzavod và Rosoboronexport (Tập đoàn quản lý xuất nhập khẩu vũ khí Nga) băt đầu lên phương án phát triển một phiên bản dành cho thị trường xuất khẩu. Năm 2001, 42 chiếc xe tăng T-90S (Object 188S) - phiên bản xuất khẩu của T-90 được chuyển giao cho Quân đội Ấn Độ. Nguồn ảnh: SinaSo với phiên bản T-90 mod 1992 dùng trong Quân đội Nga lúc bấy giờ, T-90S thậm chí được đánh giá cao hơn, trang bị tốt hơn hẳn. Cụ thể, nó được lắp đặt động cơ công suất 1.000 mã lực cho tốc độ cao hơn, sử dụng tháp pháo kiểu cải tiến. Mẫu này được các chuyên gia quân sự đánh giá là không hề thua kém các xe tăng cùng loại của các quốc gia khác, nhưng giá thành lại rẻ hơn 40-50%. Nguồn ảnh: SinaẤn Độ đã trở thành khách hàng lớn nhất của dòng xe tăng T-90S với 1.250 chiếc mua ở Nga và mua giấy phép chế tạo tại Ấn Độ. Nguồn ảnh: WikipediaVà tới đây, Việt Nam, Iraq cũng sẽ trở thành khách hàng mới sử dụng xe tăng T-90S. Ngoài ra, Việt Nam sẽ mua phiên bản chỉ huy T-90SK được tích hợp các hệ thống định vị - liên lạc chỉ huy chiến trường. Nó có thể được trang bị cả hệ thống điều khiển nổ từ xa Ainet sử dụng với đạn nổ phá mảnh. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, một số quốc gia khác cũng đã mua và đang sử dụng T-90S gồm: Algeria (572 chiếc T-90SA - một số chiếc được tích hợp hệ thống bảo vệ chủ động Shtora-1); 100 T-90S cho Azerbaijan; 44 T-90S cho Uganda và 10 T-90S cho Turkmenistan. Nguồn ảnh: AlgeriaNăm 2004, Quân đội Nga bắt đầu nhận trang bị phiên bản mới dòng tăng T-90 mang tên T-90A (Object 188A1). Điều gây ngạc nhiên là phiên bản T-90A vốn được thiết kế trên cơ sở phiên bản xuất khẩu T-90S gây tiếng vang lớn trên thị trường xuất khẩu. Cỗ xe tăng mới của Quân đội Nga khi đó trang bị động cơ 1.000 mã lực V-92S2, kính ngắm pháo thủ T01-K05 Buran-M (tích hợp kênh quan sát chủ động - bị động ban đêm), và giáp phản ứng nổ Kontakt-5 với lõi thuốc nổ 4S22. Nguồn ảnh: WikipediaNhững chiếc T-90A gồm hai phiên bản sản xuất gồm: 31 chiếc T-90A mod 2004 dùng kính ngắm pháo thủ ESSA do Belarus sản xuất và 217 T-90A mod 2006 tích hợp kênh ngắm ảnh nhiệt Catherine của Pháp cũng như giáp phản ứng nổ Kontakt-5 với gói thuốc nổ 4S23. Nguồn ảnh: WikipediaMột phiên bản mới của dòng tăng này dành cho Quân đội Nga là T-90M cũng đang được phát triển và hứa hẹn sẽ trang bị trong vài năm tới. T-90M sử dụng pháo chính 2A82-1M tương đương khẩu của T-14 Armata cùng hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina. Xe tăng được nâng cấp với hệ thống phòng vệ Afghanit và giáp phản ứng nổ Malachit. Nguồn ảnh: GurkhanTrong khi đó, đáp ứng cho thị trường xuất khẩu, Uralvagonzavod đã tung ra gói tăng hiện đại hóa T-90MS - phiên bản nâng cấp từ T-90S với một loạt các thay đổi. Ở một số khía cạnh nó còn vượt trội cả dòng tăng T-90A. Nguồn ảnh: Military To dayXe tăng T-90MS được tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp với kính ngắm pháo thủ PNM Sosna-U; động cơ 1.130 mã lực; giá điều khiển vũ khí tự động UDP T05BV-1 lắp đại liên 7,62mm; giáp phản ứng nổ Relikt (vượt trội Kontakt-5); cải tiến độ an toàn của kho đạn dược...Nguồn ảnh: SouthFrontNgoài các phiên bản chiến đấu, nhà sản xuất còn phát triển một số phiên bản đảm bảo chiến đấu dựa trên dòng tăng T-90. Ví dụ trong ảnh là phiên bản xe cứu kéo bọc thép BREM-1M, Vai trò chính của nó là để cứu kéo các xe tăng, thiết giáp bị hư hỏng trên chiến trường, sửa chữa các trang bị...Nguồn ảnh: PanoraminoXe chiến đấu công binh IMR-3M. Nguồn ảnh: depositphotosXe bắc cầu MTU-90 trang bị bộ cầu MLC-50 dài 25m, tải trọng 50 tấn, có thể thiết lập cầu cơ giới chỉ trong vòng 2-3 phút cho các xe tăng T-72, T-80 và T-90 hành quân. Nguồn ảnh: FirearmCentralXe rà phá bom mìn BMR-3M tích hợp khí tài rà phá mìn KTM-7. Nguồn ảnh: depositphotos
T-90 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu thế giới hiện nay, do Tập đoàn Uralvagonzavod (UVZ) của Liên bang Nga phát triển từ cuối những năm 1980, hoàn thiện và đưa vào trang bị từ năm 1993. Thời điểm nó xuất hiện, đây được xem là một trong 10 xe tăng hàng đầu thế giới, điều này vẫn còn ứng nghiệm tới tận hôm nay. Nguồn ảnh: sajeevpearlj
Tương tự các dòng xe tăng chủ lực của Liên Xô và khắp thế giới, dòng xe tăng T-90 cũng được Uralvagonzavod phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau phục vụ cho cả chiến đấu và đảm bảo chiến đấu, phục vụ cho Quân đội Nga cũng như thị trường xuất khẩu. Nguồn ảnh: Sputnik
Phiên bản đầu tiên của dòng tăng hàng đầu này là T-90 (hay còn được gọi là Object 188 hoặc T-90 mod 1992). So với các thế hệ sau này, T-90 mod 1992 tồn tại nhiều khác biệt, ví dụ như nó chỉ được trang bị động cơ diesel V-84MS công suất 830 mã lực khiến tốc độ chỉ đạt 60km/h (phiên bản sau này đạt 65km/h), sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực 1A45T vốn cải tiến từ hệ thống Irtysh trên T-80U. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tổng cộng 122 chiếc T-90 mod 1992 đã được sản xuất và trang bị cho Quân khu Siberia. Một số chiếc T-90 1992 nay được viện trợ cho Quân đội Syria sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Được phát triển gần như cùng thời với T-90 là phiên bản chỉ huy T-90K được tích hợp thêm đài liên lạc R-163-50K và đài định vị TNA-4-3 dùng để chỉ huy tác chiến chiến trường. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin T-90K
Thấy được tiềm năng của dòng tăng T-90, Uralvagonzavod và Rosoboronexport (Tập đoàn quản lý xuất nhập khẩu vũ khí Nga) băt đầu lên phương án phát triển một phiên bản dành cho thị trường xuất khẩu. Năm 2001, 42 chiếc xe tăng T-90S (Object 188S) - phiên bản xuất khẩu của T-90 được chuyển giao cho Quân đội Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sina
So với phiên bản T-90 mod 1992 dùng trong Quân đội Nga lúc bấy giờ, T-90S thậm chí được đánh giá cao hơn, trang bị tốt hơn hẳn. Cụ thể, nó được lắp đặt động cơ công suất 1.000 mã lực cho tốc độ cao hơn, sử dụng tháp pháo kiểu cải tiến. Mẫu này được các chuyên gia quân sự đánh giá là không hề thua kém các xe tăng cùng loại của các quốc gia khác, nhưng giá thành lại rẻ hơn 40-50%. Nguồn ảnh: Sina
Ấn Độ đã trở thành khách hàng lớn nhất của dòng xe tăng T-90S với 1.250 chiếc mua ở Nga và mua giấy phép chế tạo tại Ấn Độ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Và tới đây, Việt Nam, Iraq cũng sẽ trở thành khách hàng mới sử dụng xe tăng T-90S. Ngoài ra, Việt Nam sẽ mua phiên bản chỉ huy T-90SK được tích hợp các hệ thống định vị - liên lạc chỉ huy chiến trường. Nó có thể được trang bị cả hệ thống điều khiển nổ từ xa Ainet sử dụng với đạn nổ phá mảnh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng đã mua và đang sử dụng T-90S gồm: Algeria (572 chiếc T-90SA - một số chiếc được tích hợp hệ thống bảo vệ chủ động Shtora-1); 100 T-90S cho Azerbaijan; 44 T-90S cho Uganda và 10 T-90S cho Turkmenistan. Nguồn ảnh: Algeria
Năm 2004, Quân đội Nga bắt đầu nhận trang bị phiên bản mới dòng tăng T-90 mang tên T-90A (Object 188A1). Điều gây ngạc nhiên là phiên bản T-90A vốn được thiết kế trên cơ sở phiên bản xuất khẩu T-90S gây tiếng vang lớn trên thị trường xuất khẩu. Cỗ xe tăng mới của Quân đội Nga khi đó trang bị động cơ 1.000 mã lực V-92S2, kính ngắm pháo thủ T01-K05 Buran-M (tích hợp kênh quan sát chủ động - bị động ban đêm), và giáp phản ứng nổ Kontakt-5 với lõi thuốc nổ 4S22. Nguồn ảnh: Wikipedia
Những chiếc T-90A gồm hai phiên bản sản xuất gồm: 31 chiếc T-90A mod 2004 dùng kính ngắm pháo thủ ESSA do Belarus sản xuất và 217 T-90A mod 2006 tích hợp kênh ngắm ảnh nhiệt Catherine của Pháp cũng như giáp phản ứng nổ Kontakt-5 với gói thuốc nổ 4S23. Nguồn ảnh: Wikipedia
Một phiên bản mới của dòng tăng này dành cho Quân đội Nga là T-90M cũng đang được phát triển và hứa hẹn sẽ trang bị trong vài năm tới. T-90M sử dụng pháo chính 2A82-1M tương đương khẩu của T-14 Armata cùng hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina. Xe tăng được nâng cấp với hệ thống phòng vệ Afghanit và giáp phản ứng nổ Malachit. Nguồn ảnh: Gurkhan
Trong khi đó, đáp ứng cho thị trường xuất khẩu, Uralvagonzavod đã tung ra gói tăng hiện đại hóa T-90MS - phiên bản nâng cấp từ T-90S với một loạt các thay đổi. Ở một số khía cạnh nó còn vượt trội cả dòng tăng T-90A. Nguồn ảnh: Military To day
Xe tăng T-90MS được tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp với kính ngắm pháo thủ PNM Sosna-U; động cơ 1.130 mã lực; giá điều khiển vũ khí tự động UDP T05BV-1 lắp đại liên 7,62mm; giáp phản ứng nổ Relikt (vượt trội Kontakt-5); cải tiến độ an toàn của kho đạn dược...Nguồn ảnh: SouthFront
Ngoài các phiên bản chiến đấu, nhà sản xuất còn phát triển một số phiên bản đảm bảo chiến đấu dựa trên dòng tăng T-90. Ví dụ trong ảnh là phiên bản xe cứu kéo bọc thép BREM-1M, Vai trò chính của nó là để cứu kéo các xe tăng, thiết giáp bị hư hỏng trên chiến trường, sửa chữa các trang bị...Nguồn ảnh: Panoramino
Xe chiến đấu công binh IMR-3M. Nguồn ảnh: depositphotos
Xe bắc cầu MTU-90 trang bị bộ cầu MLC-50 dài 25m, tải trọng 50 tấn, có thể thiết lập cầu cơ giới chỉ trong vòng 2-3 phút cho các xe tăng T-72, T-80 và T-90 hành quân. Nguồn ảnh: FirearmCentral
Xe rà phá bom mìn BMR-3M tích hợp khí tài rà phá mìn KTM-7. Nguồn ảnh: depositphotos