Ở hai bên "nách" của chiến đấu cơ J-20, ngay phía sau họng hút gió động cơ có hai hệ thống cảm biến hình lục giác rất lớn, đường kính lên tới 30 cm. Nguồn ảnh: Projectsuk.Đây được cho là hệ thống liên kết dữ liệu đa chức năng (MADL), vốn được Mỹ trang bị đầu tiên trên những chiến đấu cơ thế hệ năm F-35 của nước này. Nguồn ảnh: Projectsuk.Hệ thống cho phép các chiến đấu cơ tàng hình liên lạc với nhau và nhìn thấy nhau trên màn hình radar. Hiện tại, Mỹ mới chỉ triển khai hệ thống này trên tiêm kích F-35 và máy bay ném bom B-2 Spirit, việc triển khai MADL lên tiêm kích F-22 Raptor đã bị huỷ từ năm 2010. Nguồn ảnh: Projectsuk.Theo những hình ảnh về chiến đấu cơ J-20 được Trung Quốc công bố, có thể thấy hệ thống này được đặt ở cả hai bên phải và trái của máy bay và có kích thước lớn đến kỳ lạ - lớn hơn nhiều các hệ thống thông thường trên F-35 của Mỹ. Nguồn ảnh: Projectsuk.Hệ thống MADL này có thiết kế để liên lạc với độ trễ cực thấp, chống nhiễu cao và tương thích với các hệ thống cum ăng-ten mảng, gửi và nhận thông tin sử dụng băng tân Ku có tần số từ 12 tới 18 gigahertz. Nguồn ảnh: Projectsuk.Việc trang bị cùng lúc hai ăng-ten loại này ở hai phía của máy bay J-20 cho thấy hệ thống ăng-ten sẽ được hoạt động độc lập nhau, có nghĩa là trong khi một ăng-ten làm nhiệm vụ chuyên gửi tin thì chiếc còn lại sẽ làm nhiệm vụ nhận tin. Nguồn ảnh: Projectsuk.Trên chiến đấu cơ Su-57 của Nga, ngay cạnh họng hút của động cơ cũng có hệ thống tương tự nhưng có hình vuông và chỉ có một ăng-ten - có nghĩa là vừa làm nhiệm vụ nhận, vừa làm nhiệm vụ truyền tin. Nguồn ảnh: Projectsuk.Hệ thống của Mỹ trang bị trên chiến đấu cơ F-35 cũng chỉ có một ăng-ten và kích thước nhỏ hơn nhiều so với các ăng-ten trên những chiến đấu cơ thế hệ năm của Nga và Trung Quốc. Cụ thể, hệ thống ăng-ten của F-35 chỉ có đường kính khoảng... 3 inch - nghĩa là khoảng 8cm. Nguồn ảnh: Projectsuk.Trong khi hệ thống của Mỹ với kích thước nhỏ được cho là sử dụng tần số Ku thì với kích thước lớn hơn nhiều của ăng-ten trên chiếc J-20 và Su-35, nhiều khả năng hai chiến đấu cơ này sử dụng hệ thống liên kết dữ liệu đa chức năng theo tần số X. Nguồn ảnh: Projectsuk.Cận cảnh hệ thống hai ăng-ten liên kết dữ liệu đa chức năng ở mạn phải của chiến đấu cơ J-20. Nguồn ảnh: Projectsuk. Mời độc gải xem Video: Chiến đấu cơ J-20 thể hiện khả năng cơ động và tàng hình của mình khi xuất hiện tại Chu Hải, Trung Quốc.
Ở hai bên "nách" của chiến đấu cơ J-20, ngay phía sau họng hút gió động cơ có hai hệ thống cảm biến hình lục giác rất lớn, đường kính lên tới 30 cm. Nguồn ảnh: Projectsuk.
Đây được cho là hệ thống liên kết dữ liệu đa chức năng (MADL), vốn được Mỹ trang bị đầu tiên trên những chiến đấu cơ thế hệ năm F-35 của nước này. Nguồn ảnh: Projectsuk.
Hệ thống cho phép các chiến đấu cơ tàng hình liên lạc với nhau và nhìn thấy nhau trên màn hình radar. Hiện tại, Mỹ mới chỉ triển khai hệ thống này trên tiêm kích F-35 và máy bay ném bom B-2 Spirit, việc triển khai MADL lên tiêm kích F-22 Raptor đã bị huỷ từ năm 2010. Nguồn ảnh: Projectsuk.
Theo những hình ảnh về chiến đấu cơ J-20 được Trung Quốc công bố, có thể thấy hệ thống này được đặt ở cả hai bên phải và trái của máy bay và có kích thước lớn đến kỳ lạ - lớn hơn nhiều các hệ thống thông thường trên F-35 của Mỹ. Nguồn ảnh: Projectsuk.
Hệ thống MADL này có thiết kế để liên lạc với độ trễ cực thấp, chống nhiễu cao và tương thích với các hệ thống cum ăng-ten mảng, gửi và nhận thông tin sử dụng băng tân Ku có tần số từ 12 tới 18 gigahertz. Nguồn ảnh: Projectsuk.
Việc trang bị cùng lúc hai ăng-ten loại này ở hai phía của máy bay J-20 cho thấy hệ thống ăng-ten sẽ được hoạt động độc lập nhau, có nghĩa là trong khi một ăng-ten làm nhiệm vụ chuyên gửi tin thì chiếc còn lại sẽ làm nhiệm vụ nhận tin. Nguồn ảnh: Projectsuk.
Trên chiến đấu cơ Su-57 của Nga, ngay cạnh họng hút của động cơ cũng có hệ thống tương tự nhưng có hình vuông và chỉ có một ăng-ten - có nghĩa là vừa làm nhiệm vụ nhận, vừa làm nhiệm vụ truyền tin. Nguồn ảnh: Projectsuk.
Hệ thống của Mỹ trang bị trên chiến đấu cơ F-35 cũng chỉ có một ăng-ten và kích thước nhỏ hơn nhiều so với các ăng-ten trên những chiến đấu cơ thế hệ năm của Nga và Trung Quốc. Cụ thể, hệ thống ăng-ten của F-35 chỉ có đường kính khoảng... 3 inch - nghĩa là khoảng 8cm. Nguồn ảnh: Projectsuk.
Trong khi hệ thống của Mỹ với kích thước nhỏ được cho là sử dụng tần số Ku thì với kích thước lớn hơn nhiều của ăng-ten trên chiếc J-20 và Su-35, nhiều khả năng hai chiến đấu cơ này sử dụng hệ thống liên kết dữ liệu đa chức năng theo tần số X. Nguồn ảnh: Projectsuk.
Cận cảnh hệ thống hai ăng-ten liên kết dữ liệu đa chức năng ở mạn phải của chiến đấu cơ J-20. Nguồn ảnh: Projectsuk.
Mời độc gải xem Video: Chiến đấu cơ J-20 thể hiện khả năng cơ động và tàng hình của mình khi xuất hiện tại Chu Hải, Trung Quốc.