Iran từng có không quân đứng vào tốp đầu khu vực Trung Đông với nhiều máy bay hiện đại do Mỹ sản xuất lúc đó như chiến đấu cơ F-4, tiêm kích F-5E hay F-14.Sau cuộc cách mạng Hồi giáo vào năm 1979 lật đổ chính phủ thân Mỹ, Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao cũng như nguồn cung cấp linh kiện và bảo trì vũ khí đã bán cho Iran.Khi Mỹ ngừng cung cấp linh kiện bảo dưỡng cho tiêm kích Iran sau năm 1979, buộc Tehran phải tìm nguồn cung từ nước thứ ba và tự chế tạo sản phẩm trong nước.Do không đồng bộ thiết bị nên có thể đây có thể là nguyên nhân khiến một số vụ tai nạn liên quan đến các chiến đấu cơ có nguồn gốc từ Mỹ đặc biệt là các chiến đấu cơ F-4 và F-5 vốn có tuổi đời trên 40 năm.Vụ tai nạn mới nhất liên quan đến chiến đấu cơ F-5 đã khiến Iran mất đi hai phi công tại sân bay Dezful.Cụ thể bộ phận kích hoạt ghế thoát kiểm của phi công đã bất ngờ hoạt động đẩy tung hai phi công trên chiếc tiêm kích F-5F vọt lên trên không.Hãng phát thanh quốc gia Iran IRIB cho biết ghế phóng bị "kích hoạt bất thường" do phi cơ không gặp nguy hiểm vào thời điểm đó. Quân đội Iran không cho biết chi tiết về sự việc, thông báo đang điều tra nguyên nhân tai nạn.Được biết khi vụ tai nạn xảy ra chiếc máy bay chiến đấu F-5F vẫn còn trên mặt đất, do các ghế phóng đều lắp động cơ rocket đẩy nhỏ nên khi kích hoạt chiếc ghế sẽ bay vọt lên, có lẽ do không đủ độ cao nên dù không còn tác dụng và các phi công xấu số đã thiệt mạng.F-5 là tiêm kích phản lực siêu âm hạng nhẹ được Mỹ phát triển từ thập niên 1950, trong khi phiên bản hiện đại hóa F-5E/F Tiger II thực hiện chuyến bay đầu tiên vào giữa năm 1972.Iran nhận những chiếc F-5 đầu tiên từ Mỹ vào năm 1965, với tổng cộng 127 tiêm kích F-5A/B, 166 chiếc F-5E/F và 16 trinh sát cơ RF-5 được bàn giao trước khi Cách mạng Hồi giáo Iran xảy ra năm 1979.Phần lớn phi đội F-5A/B được Iran bán cho nhiều nước sau khi tiếp nhận dòng F-5E/F, chỉ còn một số chiếc F-5B được giữ lại làm nhiệm vụ huấn luyện.Mặc dù Không quân Mỹ từ chối sử dụng F-5 Tiger mà chỉ trang bị một dẫn xuất của nó là máy bay huấn luyện T-38 Talon nhưng nhìn chung F-5 là sản phẩm quốc phòng thành công của Mỹ.Hiện nay đa phần các phiên bản đang hoạt động trong không quân các nước trên thế giới là F-5E một chỗ ngồi và F-5F hai chỗ ngồi.F-5E/F có chiều dài của máy bay là 14,4m, sải cánh 8,13m, chiều cao 4,08m.F-5E/F có trọng lượng rỗng 4.350 kg, trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 11.1200 kg. Máy bay được trang bị hai động cơ J85-GE-21B có lực đẩy khô 15,5kN, khi đốt tăng lực lần hai là 22,2kN.Với hai động cơ này giúp F-5E đạt tốc độ bay 1.700km/h, tầm bay 3.720km, bán kính chiến đấu 1.405km.Tổng số vũ khí mang theo lên tới 3.200kg. Dù ra đời đã lâu, nhưng máy bay chiến đấu F-5E/F vẫn còn đang phục vụ trong biên chế gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có Iran.Không những khai thác các chiến đấu cơ có nguồn gốc từ Mỹ, Iran còn sao chép chúng thành biến thể nội địa để sản xuất trong nước dưới cái tên Kowsar.Hiện tiêm kích Kowsar đã bắt đầu được chế tạo hàng loạt và đưa vào trang bị trong không quân Iran.
Iran từng có không quân đứng vào tốp đầu khu vực Trung Đông với nhiều máy bay hiện đại do Mỹ sản xuất lúc đó như chiến đấu cơ F-4, tiêm kích F-5E hay F-14.
Sau cuộc cách mạng Hồi giáo vào năm 1979 lật đổ chính phủ thân Mỹ, Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao cũng như nguồn cung cấp linh kiện và bảo trì vũ khí đã bán cho Iran.
Khi Mỹ ngừng cung cấp linh kiện bảo dưỡng cho tiêm kích Iran sau năm 1979, buộc Tehran phải tìm nguồn cung từ nước thứ ba và tự chế tạo sản phẩm trong nước.
Do không đồng bộ thiết bị nên có thể đây có thể là nguyên nhân khiến một số vụ tai nạn liên quan đến các chiến đấu cơ có nguồn gốc từ Mỹ đặc biệt là các chiến đấu cơ F-4 và F-5 vốn có tuổi đời trên 40 năm.
Vụ tai nạn mới nhất liên quan đến chiến đấu cơ F-5 đã khiến Iran mất đi hai phi công tại sân bay Dezful.
Cụ thể bộ phận kích hoạt ghế thoát kiểm của phi công đã bất ngờ hoạt động đẩy tung hai phi công trên chiếc tiêm kích F-5F vọt lên trên không.
Hãng phát thanh quốc gia Iran IRIB cho biết ghế phóng bị "kích hoạt bất thường" do phi cơ không gặp nguy hiểm vào thời điểm đó. Quân đội Iran không cho biết chi tiết về sự việc, thông báo đang điều tra nguyên nhân tai nạn.
Được biết khi vụ tai nạn xảy ra chiếc máy bay chiến đấu F-5F vẫn còn trên mặt đất, do các ghế phóng đều lắp động cơ rocket đẩy nhỏ nên khi kích hoạt chiếc ghế sẽ bay vọt lên, có lẽ do không đủ độ cao nên dù không còn tác dụng và các phi công xấu số đã thiệt mạng.
F-5 là tiêm kích phản lực siêu âm hạng nhẹ được Mỹ phát triển từ thập niên 1950, trong khi phiên bản hiện đại hóa F-5E/F Tiger II thực hiện chuyến bay đầu tiên vào giữa năm 1972.
Iran nhận những chiếc F-5 đầu tiên từ Mỹ vào năm 1965, với tổng cộng 127 tiêm kích F-5A/B, 166 chiếc F-5E/F và 16 trinh sát cơ RF-5 được bàn giao trước khi Cách mạng Hồi giáo Iran xảy ra năm 1979.
Phần lớn phi đội F-5A/B được Iran bán cho nhiều nước sau khi tiếp nhận dòng F-5E/F, chỉ còn một số chiếc F-5B được giữ lại làm nhiệm vụ huấn luyện.
Mặc dù Không quân Mỹ từ chối sử dụng F-5 Tiger mà chỉ trang bị một dẫn xuất của nó là máy bay huấn luyện T-38 Talon nhưng nhìn chung F-5 là sản phẩm quốc phòng thành công của Mỹ.
Hiện nay đa phần các phiên bản đang hoạt động trong không quân các nước trên thế giới là F-5E một chỗ ngồi và F-5F hai chỗ ngồi.
F-5E/F có chiều dài của máy bay là 14,4m, sải cánh 8,13m, chiều cao 4,08m.
F-5E/F có trọng lượng rỗng 4.350 kg, trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 11.1200 kg. Máy bay được trang bị hai động cơ J85-GE-21B có lực đẩy khô 15,5kN, khi đốt tăng lực lần hai là 22,2kN.
Với hai động cơ này giúp F-5E đạt tốc độ bay 1.700km/h, tầm bay 3.720km, bán kính chiến đấu 1.405km.
Tổng số vũ khí mang theo lên tới 3.200kg. Dù ra đời đã lâu, nhưng máy bay chiến đấu F-5E/F vẫn còn đang phục vụ trong biên chế gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có Iran.
Không những khai thác các chiến đấu cơ có nguồn gốc từ Mỹ, Iran còn sao chép chúng thành biến thể nội địa để sản xuất trong nước dưới cái tên Kowsar.
Hiện tiêm kích Kowsar đã bắt đầu được chế tạo hàng loạt và đưa vào trang bị trong không quân Iran.