Hòa cùng với xu thế chế tạo các loại pháo tự hành khổng lồ của thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Quân đội Hoàng gia Anh cũng cho ra đời một khẩu siêu pháo chống tăng tự hành của riêng mình có tên là FV4005 Stage II. Nguồn ảnh: Tanks.Dự án này được phát triển trong giai đoạn từ năm 1950 tới năm 1956 thì bị hủy bỏ. Trong thời gian phát triển, siêu pháo chống tăng FV4005 được chia làm hai giai đoạn phát triển riêng biệt với trọng tâm là xoay quanh pháo chính có cỡ nòng lên tới 183mm của nó. Nguồn ảnh: Arcane.Ở giai đoạn đầu tiên, mục tiêu của dự án chỉ là đặt được khẩu pháo cỡ 120 mm lên khung gầm của chiếc xe tăng Mk.III Centurion và chế tạo một khẩu pháo tự hành thông thường. Giai đoạn này đã tốn của Quân đội Hoàng gia tới 5 năm, nghĩa là từ năm 1950 tới năm 1955. Nguồn ảnh: Arcane.Mặc trước có kích thước rất "hầm hố" của FV4005. Nguồn ảnh: Warspot.Giai đoạn hai của dự án chỉ kéo dài vỏn vẹn có một năm trước khi dự án FV4005 chính thức bị bỏ xó. Trong giai đoạn này, mục tiêu chính được đặt ra đó là cải tiến hệ thống tháp pháo, lắp đặt khẩu pháo cỡ 183 mm và biến khẩu pháo tự hành này thành pháo tự hành chống tăng. Nguồn ảnh: ACE.Tuy nhiên, trọng lượng chiến đấu của FV4005 lại trở nên quá lớn với pháo 183mm đến hơn 50 tấn mặc dù các thiết kế sư của nó đã bỏ bớt hệ thống hỗ trợ nạp đạn trên. Nguồn ảnh: Tankenyc.Trong khoảng thời gian sau đó FV4005 gặp quá nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật chủ yếu đến từ hệ thống pháo chính của nó. Mặt sau của tháp pháo có hẳn cửa ra vào. Nguồn ảnh: Warspot.Bị đình trệ từ giữa năm 1956 tới năm 1957 thì FV4005 chính thức bị cho vào... viện bảo tàng. Vào thời điểm đó dự án FV4005 bị được đánh giá là lỗi thời, thiếu thực tế, kém cơ động và không phù hợp với học thuyết chiến tranh của Quân đội Anh. Thực ra nhiều sử gia lại cho rằng, sự phát triển quá nhanh của vũ khí cá nhân đã đánh thẳng vào dự án FV4005. Nguồn ảnh: Pinterest.Pháo tự hành FV4005 được trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 183 mm loại L4, xe có trọng lượng lên tới 50 tấn và có kíp lái 5 người trong đó cần tới 2 nạp đạn viên. Nguồn ảnh: Weapon.Được trang bị một động cơ RollsRoyce với hộp số 5 cấp có tổng công suất lên tới 650 sức ngựa nhưng chiếc cỗ máy nặng tới 50 tấn này chỉ di chuyển được với tốc độ tối đa 30km/h. Thực tế, FV4005 thường di chuyển một cách rất "nặng nề" với tốc độ khoảng 20 km/h khi thử nghiệm. Nguồn ảnh: Military.Ngoài khẩu pháo khổng lồ, FV4005 còn được trang bị một khẩu súng máy cỡ nòng 7,62 mm. Thân xe được bọc thép dày tới 120mm ở mặt trước. Tuy nhiên, bộ phận "lộ thiên" nhất của chiếc xe là tháp pháo lại chỉ được bọc thép dày 14mm ở mọi góc cạnh. Nguồn ảnh: Prime.Chính điều này đã khiến cho FV4005 của Anh trở thành khẩu pháo tự hành vừa chậm chạm, vừa dễ bị uy hiếm bởi các loại hỏa lực của đối phương. Hiện tại, chiếc FV4005 duy nhất của Anh đang được trưng bày tại bảo tàng xe tăng Bovington. Nguồn ảnh: Warthunder.
Hòa cùng với xu thế chế tạo các loại pháo tự hành khổng lồ của thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Quân đội Hoàng gia Anh cũng cho ra đời một khẩu siêu pháo chống tăng tự hành của riêng mình có tên là FV4005 Stage II. Nguồn ảnh: Tanks.
Dự án này được phát triển trong giai đoạn từ năm 1950 tới năm 1956 thì bị hủy bỏ. Trong thời gian phát triển, siêu pháo chống tăng FV4005 được chia làm hai giai đoạn phát triển riêng biệt với trọng tâm là xoay quanh pháo chính có cỡ nòng lên tới 183mm của nó. Nguồn ảnh: Arcane.
Ở giai đoạn đầu tiên, mục tiêu của dự án chỉ là đặt được khẩu pháo cỡ 120 mm lên khung gầm của chiếc xe tăng Mk.III Centurion và chế tạo một khẩu pháo tự hành thông thường. Giai đoạn này đã tốn của Quân đội Hoàng gia tới 5 năm, nghĩa là từ năm 1950 tới năm 1955. Nguồn ảnh: Arcane.
Mặc trước có kích thước rất "hầm hố" của FV4005. Nguồn ảnh: Warspot.
Giai đoạn hai của dự án chỉ kéo dài vỏn vẹn có một năm trước khi dự án FV4005 chính thức bị bỏ xó. Trong giai đoạn này, mục tiêu chính được đặt ra đó là cải tiến hệ thống tháp pháo, lắp đặt khẩu pháo cỡ 183 mm và biến khẩu pháo tự hành này thành pháo tự hành chống tăng. Nguồn ảnh: ACE.
Tuy nhiên, trọng lượng chiến đấu của FV4005 lại trở nên quá lớn với pháo 183mm đến hơn 50 tấn mặc dù các thiết kế sư của nó đã bỏ bớt hệ thống hỗ trợ nạp đạn trên. Nguồn ảnh: Tankenyc.
Trong khoảng thời gian sau đó FV4005 gặp quá nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật chủ yếu đến từ hệ thống pháo chính của nó. Mặt sau của tháp pháo có hẳn cửa ra vào. Nguồn ảnh: Warspot.
Bị đình trệ từ giữa năm 1956 tới năm 1957 thì FV4005 chính thức bị cho vào... viện bảo tàng. Vào thời điểm đó dự án FV4005 bị được đánh giá là lỗi thời, thiếu thực tế, kém cơ động và không phù hợp với học thuyết chiến tranh của Quân đội Anh. Thực ra nhiều sử gia lại cho rằng, sự phát triển quá nhanh của vũ khí cá nhân đã đánh thẳng vào dự án FV4005. Nguồn ảnh: Pinterest.
Pháo tự hành FV4005 được trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 183 mm loại L4, xe có trọng lượng lên tới 50 tấn và có kíp lái 5 người trong đó cần tới 2 nạp đạn viên. Nguồn ảnh: Weapon.
Được trang bị một động cơ RollsRoyce với hộp số 5 cấp có tổng công suất lên tới 650 sức ngựa nhưng chiếc cỗ máy nặng tới 50 tấn này chỉ di chuyển được với tốc độ tối đa 30km/h. Thực tế, FV4005 thường di chuyển một cách rất "nặng nề" với tốc độ khoảng 20 km/h khi thử nghiệm. Nguồn ảnh: Military.
Ngoài khẩu pháo khổng lồ, FV4005 còn được trang bị một khẩu súng máy cỡ nòng 7,62 mm. Thân xe được bọc thép dày tới 120mm ở mặt trước. Tuy nhiên, bộ phận "lộ thiên" nhất của chiếc xe là tháp pháo lại chỉ được bọc thép dày 14mm ở mọi góc cạnh. Nguồn ảnh: Prime.
Chính điều này đã khiến cho FV4005 của Anh trở thành khẩu pháo tự hành vừa chậm chạm, vừa dễ bị uy hiếm bởi các loại hỏa lực của đối phương. Hiện tại, chiếc FV4005 duy nhất của Anh đang được trưng bày tại bảo tàng xe tăng Bovington. Nguồn ảnh: Warthunder.