Bồ Đào Nha mới đây đã công bố ý định thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-16 của mình bằng tiêm kích F-35, họ trở thành quốc gia châu Âu thứ 14 lựa chọn phi cơ tàng hình của Mỹ.Bồ Đào Nha mới đây đã công bố ý định thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-16 của mình bằng tiêm kích F-35, họ trở thành quốc gia châu Âu thứ 14 lựa chọn phi cơ tàng hình của Mỹ."Chiến đấu cơ F-35 Lightning II về cơ bản đã trở thành tiêu chuẩn thực tế cho máy bay chiến đấu ở Cựu lục địa", ấn phẩm Meta-defense của Pháp cho biết.Như đã chỉ ra, Mỹ liên tục gây áp lực lên các nước châu Âu, buộc họ phải lựa chọn ủng hộ tiêm kích. Về vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết vào năm 2019: "Điều khoản đoàn kết của NATO là Điều 5, không phải Điều F-35"!Chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ đang đẩy máy bay chiến đấu do châu Âu chế tạo ra khỏi những thương vụ thậm chí có vẻ chắc chắn.Ví dụ vào năm 2021, Thụy Sĩ đã quay lưng lại với Rafale của Pháp và tới năm 2022, Phần Lan quyết định từ bỏ Gripen E/F của Thụy Điển. Ngoài ra 2023 là "năm sụp đổ" của các nhà sản xuất châu Âu: F-35 được Hy Lạp, Romania, Cộng hòa Séc và Bồ Đào Nha lựa chọn."Châu Âu đang hứng chịu 'trận sóng thần F-35', ước tính có tới 2/3 lực lượng không quân tại châu Âu sẽ được trang bị dòng máy bay chiến đấu này vào năm 2030", tờ báo Pháp lo ngại.Như tác giả bài phân tích đã giải thích, tính đến thời điểm này, chỉ còn khoảng 7 - 8 quốc gia trong số 25 nước ở châu Âu dự kiến sẽ được trang bị các loại máy bay chiến đấu khác:Pháp, Croatia và có thể Serbia sẽ sử dụng Rafale; Thụy Điển và Hungary đặt niềm tin vào Gripen; Slovakia, Slovenia và có thể cả Bulgaria đặt hàng F-16. Chỉ có Tây Ban Nha và Áo là không đưa ra lựa chọn."Máy bay châu Âu chỉ có thể chinh phục thị trường khi chiến đấu cơ của Mỹ không được cung cấp, chẳng hạn như ở Ai Cập, các nước vùng Vịnh, Ấn Độ, Indonesia hay Brazil", tờ Meta-defense nói thêm.Theo tác giả bài viết, cuộc "hành quân thắng lợi" mà tiêm kích F-35 đạt được không có gì bất ngờ. Kể từ cuối những năm 2000, Dassault Aviation (nhà sản xuất Rafale) đã thừa nhận sự thật này.Công ty Pháp đã nói với mọi người rằng Lightning II được thiết kế chủ yếu để tiêu diệt ngành hàng không quân sự châu Âu bằng cách tước đoạt thị trường và quyền tự chủ chiến lược của ngành này.Như đã nêu trong ấn phẩm, sự thành công của F-35 ở châu Âu sẽ đe dọa các chương trình chế tạo máy bay mới SCAF (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ) và GCAP (Anh, Ý, Nhật Bản), khi vòng đời của tiêm kích Mỹ sẽ kéo dài đến năm 2060 hoặc thậm chí là 2075.Trong bối cảnh đó, máy bay do châu Âu chế tạo chỉ có thể thâm nhập các thị trường với nhu cầu thấp. Do đó, doanh số tiềm năng của SCAF sẽ chỉ vào khoảng 500 chiếc, và GCAP nhiều nhất là 400 chiếc. "Như vậy, khoảng cách giữa máy bay chiến đấu châu Âu và F-35 rất có thể sẽ xuất hiện ở thế hệ tiếp theo. Cuối cùng, điều này dự báo sẽ dẫn đến sự tàn phá toàn bộ ngành công nghiệp hàng không quân sự châu Âu trong các cuộc tấn công liên tiếp", tờ báo Pháp kết luận.
Bồ Đào Nha mới đây đã công bố ý định thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-16 của mình bằng tiêm kích F-35, họ trở thành quốc gia châu Âu thứ 14 lựa chọn phi cơ tàng hình của Mỹ.
Bồ Đào Nha mới đây đã công bố ý định thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-16 của mình bằng tiêm kích F-35, họ trở thành quốc gia châu Âu thứ 14 lựa chọn phi cơ tàng hình của Mỹ.
"Chiến đấu cơ F-35 Lightning II về cơ bản đã trở thành tiêu chuẩn thực tế cho máy bay chiến đấu ở Cựu lục địa", ấn phẩm Meta-defense của Pháp cho biết.
Như đã chỉ ra, Mỹ liên tục gây áp lực lên các nước châu Âu, buộc họ phải lựa chọn ủng hộ tiêm kích. Về vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết vào năm 2019: "Điều khoản đoàn kết của NATO là Điều 5, không phải Điều F-35"!
Chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ đang đẩy máy bay chiến đấu do châu Âu chế tạo ra khỏi những thương vụ thậm chí có vẻ chắc chắn.
Ví dụ vào năm 2021, Thụy Sĩ đã quay lưng lại với Rafale của Pháp và tới năm 2022, Phần Lan quyết định từ bỏ Gripen E/F của Thụy Điển. Ngoài ra 2023 là "năm sụp đổ" của các nhà sản xuất châu Âu: F-35 được Hy Lạp, Romania, Cộng hòa Séc và Bồ Đào Nha lựa chọn.
"Châu Âu đang hứng chịu 'trận sóng thần F-35', ước tính có tới 2/3 lực lượng không quân tại châu Âu sẽ được trang bị dòng máy bay chiến đấu này vào năm 2030", tờ báo Pháp lo ngại.
Như tác giả bài phân tích đã giải thích, tính đến thời điểm này, chỉ còn khoảng 7 - 8 quốc gia trong số 25 nước ở châu Âu dự kiến sẽ được trang bị các loại máy bay chiến đấu khác:
Pháp, Croatia và có thể Serbia sẽ sử dụng Rafale; Thụy Điển và Hungary đặt niềm tin vào Gripen; Slovakia, Slovenia và có thể cả Bulgaria đặt hàng F-16. Chỉ có Tây Ban Nha và Áo là không đưa ra lựa chọn.
"Máy bay châu Âu chỉ có thể chinh phục thị trường khi chiến đấu cơ của Mỹ không được cung cấp, chẳng hạn như ở Ai Cập, các nước vùng Vịnh, Ấn Độ, Indonesia hay Brazil", tờ Meta-defense nói thêm.
Theo tác giả bài viết, cuộc "hành quân thắng lợi" mà tiêm kích F-35 đạt được không có gì bất ngờ. Kể từ cuối những năm 2000, Dassault Aviation (nhà sản xuất Rafale) đã thừa nhận sự thật này.
Công ty Pháp đã nói với mọi người rằng Lightning II được thiết kế chủ yếu để tiêu diệt ngành hàng không quân sự châu Âu bằng cách tước đoạt thị trường và quyền tự chủ chiến lược của ngành này.
Như đã nêu trong ấn phẩm, sự thành công của F-35 ở châu Âu sẽ đe dọa các chương trình chế tạo máy bay mới SCAF (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ) và GCAP (Anh, Ý, Nhật Bản), khi vòng đời của tiêm kích Mỹ sẽ kéo dài đến năm 2060 hoặc thậm chí là 2075.
Trong bối cảnh đó, máy bay do châu Âu chế tạo chỉ có thể thâm nhập các thị trường với nhu cầu thấp. Do đó, doanh số tiềm năng của SCAF sẽ chỉ vào khoảng 500 chiếc, và GCAP nhiều nhất là 400 chiếc. "Như vậy, khoảng cách giữa máy bay chiến đấu châu Âu và F-35 rất có thể sẽ xuất hiện ở thế hệ tiếp theo. Cuối cùng, điều này dự báo sẽ dẫn đến sự tàn phá toàn bộ ngành công nghiệp hàng không quân sự châu Âu trong các cuộc tấn công liên tiếp", tờ báo Pháp kết luận.