Cấm vận vũ khí Kazakhstan là phản ứng đầu tiên được một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đưa ra sau khi diễn ra những cuộc bạo loạn nghiêm trọng tại đất nước vùng Trung Á này.Biện pháp hạn chế trên sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới những hợp đồng mua sắm vũ khí giữa EU và Kazakhstan, trong đó đáng kể nhất là thương vụ máy bay vận tải hạng nặng Airbus A400M.Vào tháng 9/2021, Kazakhstan đã loại bỏ Il-76MD-90A của Nga và ký hợp đồng mua 2 máy bay vận tải quân sự 4 động cơ phản lực cánh quạt Airbus A400M Atlas, trở thành khách hàng xuất khẩu đầu tiên của dòng phi cơ này kể từ năm 2005.Đơn hàng nói trên đánh dấu cột mốc lớn của chương trình đa quốc gia, kể từ khi Malaysia tham gia vào năm 2005. Việc giao máy bay dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2024. Trước đó, Chile cùng với Nam Phi từng bày tỏ quan tâm tới A400M, nhưng rồi họ đã từ chối."A400M sẽ là nền tảng của các hoạt động không vận chiến thuật và chiến lược của Kazakhstan", ông Michael Schollhorn - Giám đốc điều hành của Airbus Defense and Space cho biết.Trong Không quân Kazakhstan, A400M sẽ hoạt động cùng với những chiếc C295 (sản phẩm khác do Airbus Military chế tạo), cũng như An-12BP Cub, An-24 Coke, An-26 Curl , An-72 Coaler và An-2 Colt.Việc để mất hợp đồng cung cấp vận tải cơ hạng nặng cho đồng minh thân thiết hàng đầu như Kazakhstan vào tay châu Âu khiến Nga không thể hài lòng, thậm chí chương trình Il-76MD-90A được dự báo sẽ đối diện khó khăn không thua kém gì MiG-35.Tuy vậy mới đây theo đài phát thanh tiếng Pháp RTBF của Bỉ, Chính phủ Đức đã quyết định ngừng xuất khẩu vũ khí cho Kazakhstan. "Sự cấm đoán này là cần thiết với tình hình ở Kazakhstan hiện nay", một phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Đức cho biết.Cần lưu ý rằng vào năm 2021, chỉ có 25 giấy phép được thông qua cho việc cung cấp các sản phẩm quân sự vì lợi ích của Nur-Sultan với tổng số tiền 2,2 triệu euro.Mặc dù vậy, lệnh cấm vận của Đức rõ ràng sẽ khiến việc thực hiện hợp đồng gần đây đối với Kazakhstan liên quan đến việc mua 2 máy bay vận tải quân sự Airbus A400M gặp trở ngại cực kỳ nghiêm trọng.Nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự từ Moskva, chính phủ Kazakhstan có thể dễ dàng thay thế Airbus A400M bằng máy bay Il-76MD-90A hiện đại hóa của Nga, loại vận tải cơ này được quảng cáo vượt trội về các đặc tính kỹ thuật và có lợi đáng kể về chi phí.Quan trọng hơn, hợp đồng mua sắm vũ khí Nga sẽ giúp cho Kazakhstan tránh phụ thuộc vào nguồn cung bất ổn từ châu Âu và xây chắc quan hệ với Nga trong khuôn khổ Tổ chức Phòng thủ tập thể (CSTO).Do vậy lệnh cấm vận vũ khí mà Đức nói riêng, cũng như châu Âu nói chung áp dụng lên Kazakhstan chỉ mang lại "món quà" lớn cho Nga, nhất là khi Il-76MD-90A chưa thoát khỏi tình trạng ế ẩm.Nhưng trong lúc này chưa có phản ứng chính thức nào từ Kazakhstan liên quan đến việc đổi từ A400M sang Il-76MD-90A, có lẽ quốc gia Trung Á vẫn mong chờ lệnh cấm vận sớm được dỡ bỏ trong tương lai gần.
Cấm vận vũ khí Kazakhstan là phản ứng đầu tiên được một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đưa ra sau khi diễn ra những cuộc bạo loạn nghiêm trọng tại đất nước vùng Trung Á này.
Biện pháp hạn chế trên sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới những hợp đồng mua sắm vũ khí giữa EU và Kazakhstan, trong đó đáng kể nhất là thương vụ máy bay vận tải hạng nặng Airbus A400M.
Vào tháng 9/2021, Kazakhstan đã loại bỏ Il-76MD-90A của Nga và ký hợp đồng mua 2 máy bay vận tải quân sự 4 động cơ phản lực cánh quạt Airbus A400M Atlas, trở thành khách hàng xuất khẩu đầu tiên của dòng phi cơ này kể từ năm 2005.
Đơn hàng nói trên đánh dấu cột mốc lớn của chương trình đa quốc gia, kể từ khi Malaysia tham gia vào năm 2005. Việc giao máy bay dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2024. Trước đó, Chile cùng với Nam Phi từng bày tỏ quan tâm tới A400M, nhưng rồi họ đã từ chối.
"A400M sẽ là nền tảng của các hoạt động không vận chiến thuật và chiến lược của Kazakhstan", ông Michael Schollhorn - Giám đốc điều hành của Airbus Defense and Space cho biết.
Trong Không quân Kazakhstan, A400M sẽ hoạt động cùng với những chiếc C295 (sản phẩm khác do Airbus Military chế tạo), cũng như An-12BP Cub, An-24 Coke, An-26 Curl , An-72 Coaler và An-2 Colt.
Việc để mất hợp đồng cung cấp vận tải cơ hạng nặng cho đồng minh thân thiết hàng đầu như Kazakhstan vào tay châu Âu khiến Nga không thể hài lòng, thậm chí chương trình Il-76MD-90A được dự báo sẽ đối diện khó khăn không thua kém gì MiG-35.
Tuy vậy mới đây theo đài phát thanh tiếng Pháp RTBF của Bỉ, Chính phủ Đức đã quyết định ngừng xuất khẩu vũ khí cho Kazakhstan. "Sự cấm đoán này là cần thiết với tình hình ở Kazakhstan hiện nay", một phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Đức cho biết.
Cần lưu ý rằng vào năm 2021, chỉ có 25 giấy phép được thông qua cho việc cung cấp các sản phẩm quân sự vì lợi ích của Nur-Sultan với tổng số tiền 2,2 triệu euro.
Mặc dù vậy, lệnh cấm vận của Đức rõ ràng sẽ khiến việc thực hiện hợp đồng gần đây đối với Kazakhstan liên quan đến việc mua 2 máy bay vận tải quân sự Airbus A400M gặp trở ngại cực kỳ nghiêm trọng.
Nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự từ Moskva, chính phủ Kazakhstan có thể dễ dàng thay thế Airbus A400M bằng máy bay Il-76MD-90A hiện đại hóa của Nga, loại vận tải cơ này được quảng cáo vượt trội về các đặc tính kỹ thuật và có lợi đáng kể về chi phí.
Quan trọng hơn, hợp đồng mua sắm vũ khí Nga sẽ giúp cho Kazakhstan tránh phụ thuộc vào nguồn cung bất ổn từ châu Âu và xây chắc quan hệ với Nga trong khuôn khổ Tổ chức Phòng thủ tập thể (CSTO).
Do vậy lệnh cấm vận vũ khí mà Đức nói riêng, cũng như châu Âu nói chung áp dụng lên Kazakhstan chỉ mang lại "món quà" lớn cho Nga, nhất là khi Il-76MD-90A chưa thoát khỏi tình trạng ế ẩm.
Nhưng trong lúc này chưa có phản ứng chính thức nào từ Kazakhstan liên quan đến việc đổi từ A400M sang Il-76MD-90A, có lẽ quốc gia Trung Á vẫn mong chờ lệnh cấm vận sớm được dỡ bỏ trong tương lai gần.