Vào giữa năm 2019, truyền thông Nga đã tiết lộ hình ảnh về máy bay chiến đấu MiG-35 đầu tiên được sản xuất hàng loạt nằm trong dây chuyền lắp ráp của công ty chế tạo máy bay MiG ở ngoại ô thủ đô Moskva.Tại Triển lãm Army 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng với tổ hợp MiG để sản xuất 6 tiêm kích MiG-35 cho không quân nước này, đây được xem là thắng lợi lớn đối với chiếc chiến đấu cơ có số phận lận đận trên.Tiếp đà thắng lợi, Tổng giám đốc tổ hợp MiG thuộc tập đoàn chế tạo máy bay Thống Nhất - ông Ilya Tarasenko thông báo, lực lượng không quân - vũ trụ Nga đã chính thức được bàn giao 2 tiêm kích đa năng MiG-35 đầu tiên."Chúng tôi đã tạo ra bước đột phá trong chương trình sản xuất MiG-35 suốt 3 năm qua khi bàn giao 2 máy bay đầu tiên cho không quân Nga để thử nghiệm và dự định giao 4 chiếc còn lại vào cuối năm 2019", ông Tarasenko nói.Ông Tarasenko khi đó cho biết thêm, đơn vị dự kiến sẽ ký kết hợp đồng mới với Bộ Quốc phòng Nga để sản xuất những lô tiêm kích đa năng MiG-35 tiếp theo, con số kỳ vọng có thể là 24 chiếc.Đây có thể coi là dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với chiếc tiêm kích đa năng tùng nhận rất nhiều kỳ vọng nhưng lại có số phận tương đối hẩm hiu như MiG-35, sẽ mang lại tương lai tươi sáng hơn cho nó trong thời gian tới.Tuy vậy sau triển vọng ban đầu, viễn cảnh u ám lại đến với MiG-35 khi quá trình thử nghiệm cho thấy chiếc chiến đấu cơ này không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của không quân Nga, khiến quá trình thử nghiệm bị kéo dài hơn dự kiến.Diễn biến mới đã tới khi bất chấp mọi lời hứa về chất lượng và tính năng của tiêm kích hạng nhẹ tiên tiến nhất MiG-35, được biết lực lượng hàng không - vũ trụ Nga đã quyết định chính thức từ chối tiếp nhận chúng.Không biết chính xác nguyên nhân nào đã dẫn tới "gáo nước lạnh" trên, tuy nhiên có một số thông tin cho rằng trên chiếc máy bay chiến đấu này còn nhiều thiếu sót.“Gần 4 năm sau chuyến bay đầu tiên của MiG-35, không có dấu hiệu nào về đơn đặt hàng quy mô lớn dự kiến cho chiếc tiêm kích đa năng này từ Bộ Quốc phòng Nga"."Chiếc tiêm kích mà nhà sản xuất mô tả là thuộc thế hệ 4++ chỉ được mua với số lượng 6 chiếc, trong khi họ hy vọng vào cuối năm 2019, Bộ Quốc phòng Nga sẽ đặt hàng 30 máy bay MiG-35"."Thay vì đổi các tiêm kích lỗi thời để lấy những chiếc MiG-35 hạng nhẹ mới, một số phi đội đã chuyển sang loại 'nặng ký' hơn, chẳng hạn như Su-30SM và Su-35 từ tập đoàn Sukhoi", trang Voennoye Obozreniye thông báo.Chưa có tuyên bố chính thức nào từ Bộ Quốc Nga về thông tin được báo chí đăng tải, tuy nhiên các chuyên gia chỉ ra rằng một trong những lý do dẫn đến điều này là do sự thiếu chuẩn bị nghiêm trọng của quá trình sản xuất hàng loạt MiG-35.Rất có thể đây là lý do khiến Ấn Độ cũng không tỏ ra quan tâm đến MiG-35, bất chấp việc truyền thông Nga vẫn nhấn mạnh rằng những máy bay chiến đấu như vậy có thể bổ sung hoàn hảo cho không quân nước này.Với diễn biến nói trên, có nguy cơ MiG-35 sẽ sớm bị "khai tử", đây sẽ là đòn giáng mạnh vào tổ hợp công nghiệp hàng không MiG vốn có truyền thống từ thời Liên Xô.
Vào giữa năm 2019, truyền thông Nga đã tiết lộ hình ảnh về máy bay chiến đấu MiG-35 đầu tiên được sản xuất hàng loạt nằm trong dây chuyền lắp ráp của công ty chế tạo máy bay MiG ở ngoại ô thủ đô Moskva.
Tại Triển lãm Army 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng với tổ hợp MiG để sản xuất 6 tiêm kích MiG-35 cho không quân nước này, đây được xem là thắng lợi lớn đối với chiếc chiến đấu cơ có số phận lận đận trên.
Tiếp đà thắng lợi, Tổng giám đốc tổ hợp MiG thuộc tập đoàn chế tạo máy bay Thống Nhất - ông Ilya Tarasenko thông báo, lực lượng không quân - vũ trụ Nga đã chính thức được bàn giao 2 tiêm kích đa năng MiG-35 đầu tiên.
"Chúng tôi đã tạo ra bước đột phá trong chương trình sản xuất MiG-35 suốt 3 năm qua khi bàn giao 2 máy bay đầu tiên cho không quân Nga để thử nghiệm và dự định giao 4 chiếc còn lại vào cuối năm 2019", ông Tarasenko nói.
Ông Tarasenko khi đó cho biết thêm, đơn vị dự kiến sẽ ký kết hợp đồng mới với Bộ Quốc phòng Nga để sản xuất những lô tiêm kích đa năng MiG-35 tiếp theo, con số kỳ vọng có thể là 24 chiếc.
Đây có thể coi là dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với chiếc tiêm kích đa năng tùng nhận rất nhiều kỳ vọng nhưng lại có số phận tương đối hẩm hiu như MiG-35, sẽ mang lại tương lai tươi sáng hơn cho nó trong thời gian tới.
Tuy vậy sau triển vọng ban đầu, viễn cảnh u ám lại đến với MiG-35 khi quá trình thử nghiệm cho thấy chiếc chiến đấu cơ này không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của không quân Nga, khiến quá trình thử nghiệm bị kéo dài hơn dự kiến.
Diễn biến mới đã tới khi bất chấp mọi lời hứa về chất lượng và tính năng của tiêm kích hạng nhẹ tiên tiến nhất MiG-35, được biết lực lượng hàng không - vũ trụ Nga đã quyết định chính thức từ chối tiếp nhận chúng.
Không biết chính xác nguyên nhân nào đã dẫn tới "gáo nước lạnh" trên, tuy nhiên có một số thông tin cho rằng trên chiếc máy bay chiến đấu này còn nhiều thiếu sót.
“Gần 4 năm sau chuyến bay đầu tiên của MiG-35, không có dấu hiệu nào về đơn đặt hàng quy mô lớn dự kiến cho chiếc tiêm kích đa năng này từ Bộ Quốc phòng Nga".
"Chiếc tiêm kích mà nhà sản xuất mô tả là thuộc thế hệ 4++ chỉ được mua với số lượng 6 chiếc, trong khi họ hy vọng vào cuối năm 2019, Bộ Quốc phòng Nga sẽ đặt hàng 30 máy bay MiG-35".
"Thay vì đổi các tiêm kích lỗi thời để lấy những chiếc MiG-35 hạng nhẹ mới, một số phi đội đã chuyển sang loại 'nặng ký' hơn, chẳng hạn như Su-30SM và Su-35 từ tập đoàn Sukhoi", trang Voennoye Obozreniye thông báo.
Chưa có tuyên bố chính thức nào từ Bộ Quốc Nga về thông tin được báo chí đăng tải, tuy nhiên các chuyên gia chỉ ra rằng một trong những lý do dẫn đến điều này là do sự thiếu chuẩn bị nghiêm trọng của quá trình sản xuất hàng loạt MiG-35.
Rất có thể đây là lý do khiến Ấn Độ cũng không tỏ ra quan tâm đến MiG-35, bất chấp việc truyền thông Nga vẫn nhấn mạnh rằng những máy bay chiến đấu như vậy có thể bổ sung hoàn hảo cho không quân nước này.
Với diễn biến nói trên, có nguy cơ MiG-35 sẽ sớm bị "khai tử", đây sẽ là đòn giáng mạnh vào tổ hợp công nghiệp hàng không MiG vốn có truyền thống từ thời Liên Xô.