Mạng Arms-Expo mới đây đã đăng tải hình ảnh biên đội tiêm kích MiG-31 trong biên chế lực lượng không quân Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga tiến hành diễn tập đánh chặn trên tầng bình lưu. Nguồn ảnh: Arms-ExpoTầng bình lưu (Stratosphere) hay tầng tĩnh khí là một lớp của bầu khí quyển có độ cao từ 10 km đến 50 km tính từ mực nước biển), nằm phía trên tầng đối lưu (Troposphere) và phía dưới tầng trung lưu (Mesosphere) của Trái Đất (và một số hành tinh). Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định. Nguồn ảnh: Arms-ExpoVới trần bay lên tới 20.600m, MiG-31 dễ dàng bay lên và thực hành tác chiến trên tầng bình lưu. Nguồn ảnh: Arms-ExpoBài bay không chỉ được tiến hành trên vùng trời đất liền mà còn trên biển khiến các phi công mặc đồ sáng màu trong trường hợp phải nhảy dù trên biển. Nguồn ảnh: Arms-ExpoTrong ảnh, MiG-31 lướt đi “nhẹ nhàng” trên tầng bình lưu. Nguồn ảnh: Arms-ExpoMiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt các máy bay ném bom chiến lược, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không hay các máy bay do thám siêu tốc, cho nên nó được tối ưu hoạt động trên độ cao lớn. Nguồn ảnh: Arms-ExpoBuồng lái phi công – hoa tiêu MiG-31. Nguồn ảnh: Arms-ExpoCác máy bay chiến đấu MiG-31 này thuộc Trung đoàn không quân tiêm kích 865, Không quân Hạm đội Thái Bình Dương, đóng ở căn cứ Yelizovo-Petropavlovsk-Kamchatsky. Nguồn ảnh: Arms-ExpoMiG-31 có 2 chỗ ngồi, ghế sau dành cho sĩ quan điều khiển radar. Cả hai khoang của phi công đều có thiết kế để điều khiển máy bay như nhau, nhưng bình thường máy bay được phi công phía trước điều khiển bay, còn phi công phía sau phụ trách radar, vũ khí. Nguồn ảnh: Arms-ExpoMiG-31 nổi tiếng với ưu thế tốc độ cực lớn – Mach 3 cùng hệ thống radar – vũ khí “không có đối thủ” trong nhiệm vụ không chiến. Nguồn ảnh: Arms-ExpoTuy nhiên, do kích thước quá lớn đã làm giảm phần nào khả năng cơ động, tốc độ leo cao của MiG-31 khiến chúng thích hợp cho nhiệm vụ đánh chặn tầm xa, chống các máy bay ném bom đối phương thay vì tấn công tầm gần, không chiến quần vòng với các tiêm kích. Nguồn ảnh: Arms-ExpoMáy bay MiG-31 có chiều dài 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 46,2 tấn. Máy bay đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 tức 3.000km/h ở trần bay lớn, bán kính chiến đấu 720km với tốc độ Mach 2,35. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Mạng Arms-Expo mới đây đã đăng tải hình ảnh biên đội tiêm kích MiG-31 trong biên chế lực lượng không quân Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga tiến hành diễn tập đánh chặn trên tầng bình lưu. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Tầng bình lưu (Stratosphere) hay tầng tĩnh khí là một lớp của bầu khí quyển có độ cao từ 10 km đến 50 km tính từ mực nước biển), nằm phía trên tầng đối lưu (Troposphere) và phía dưới tầng trung lưu (Mesosphere) của Trái Đất (và một số hành tinh). Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Với trần bay lên tới 20.600m, MiG-31 dễ dàng bay lên và thực hành tác chiến trên tầng bình lưu. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Bài bay không chỉ được tiến hành trên vùng trời đất liền mà còn trên biển khiến các phi công mặc đồ sáng màu trong trường hợp phải nhảy dù trên biển. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Trong ảnh, MiG-31 lướt đi “nhẹ nhàng” trên tầng bình lưu. Nguồn ảnh: Arms-Expo
MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt các máy bay ném bom chiến lược, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không hay các máy bay do thám siêu tốc, cho nên nó được tối ưu hoạt động trên độ cao lớn. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Buồng lái phi công – hoa tiêu MiG-31. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Các máy bay chiến đấu MiG-31 này thuộc Trung đoàn không quân tiêm kích 865, Không quân Hạm đội Thái Bình Dương, đóng ở căn cứ Yelizovo-Petropavlovsk-Kamchatsky. Nguồn ảnh: Arms-Expo
MiG-31 có 2 chỗ ngồi, ghế sau dành cho sĩ quan điều khiển radar. Cả hai khoang của phi công đều có thiết kế để điều khiển máy bay như nhau, nhưng bình thường máy bay được phi công phía trước điều khiển bay, còn phi công phía sau phụ trách radar, vũ khí. Nguồn ảnh: Arms-Expo
MiG-31 nổi tiếng với ưu thế tốc độ cực lớn – Mach 3 cùng hệ thống radar – vũ khí “không có đối thủ” trong nhiệm vụ không chiến. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Tuy nhiên, do kích thước quá lớn đã làm giảm phần nào khả năng cơ động, tốc độ leo cao của MiG-31 khiến chúng thích hợp cho nhiệm vụ đánh chặn tầm xa, chống các máy bay ném bom đối phương thay vì tấn công tầm gần, không chiến quần vòng với các tiêm kích. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Máy bay MiG-31 có chiều dài 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 46,2 tấn. Máy bay đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 tức 3.000km/h ở trần bay lớn, bán kính chiến đấu 720km với tốc độ Mach 2,35. Nguồn ảnh: Arms-Expo