Vào đúng ngày 14/8/1917, tròn 100 năm trước, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc khi này vẫn còn rất non trẻ, mới chỉ thành lập được 4 năm đã quyết định tuyên chiến với Đức, đưa quân sang châu Âu sát cánh cùng người Anh và Pháp chiến đấu trong cùng một chiến hào trong giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Ảnh: Những sỹ quan chỉ huy Trung Hoa Dân Quốc được Trung Quốc đưa sang châu Âu. Nguồn ảnh: Military.Tổng cộng, Trung Quốc đã đưa tới Anh 400.000 lính và dân phu, đưa tới Pháp 50.000 lính và dân phu để tham gia công cuộc chiến đấu và tái xây dựng châu Âu sau nhiều năm chiến tranh. Nguồn ảnh: Wiki.Trong số đó, có tới hơn 90% người Trung Quốc tới châu Âu là để làm lao động. Thực tế thì người Trung Quốc có thể hình nhỏ hơn, sức khỏe kém hơn người châu Âu nhưng lại có tính kỷ luật cao, chịu khó và không đòi hỏi, đình công triền miên như những lao động bản địa nên rất được chính phủ sở tại coi trọng. Nguồn ảnh: Meridian.Những người dân phu này phải trải qua cuộc hành trình kéo dài tới 3 tháng bằng tàu hỏa hoặc bằng tàu thủy để tới được Ai Cập, Tây Ấn Độ, hoặc thậm chí là lâu hơn để tới được Anh và Pháp. Khi này châu Âu đã kiệt sức sau nhiều năm chiến tranh tàn khốc và đây là lực lượng lao động "quý như vàng" đối với Anh và Pháp lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Jonathan.Đối với binh lính Trung Hoa Dân Quốc, họ chủ yếu là những sỹ quan chưa có kinh nghiệm, được cử sang châu Âu để tham gia một chuyến "học tập dã ngoại" nhằm học hỏi các kiểu chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu phương tây. Nguồn ảnh: Focus.Cùng với sự xuất hiện của người Trung Quốc, một loạt các món ăn, các lễ hội truyền thống và văn hóa Trung Hoa cũng được mang sang châu Âu. Tại nhiều nơi, số lượng binh lính và dân phu Trung Quốc còn nhiều hơn cả người bản xứ nhưng tuyệt nhiên người Trung Quốc không hề gây ra bất cứ phiền toái nào. Nguồn ảnh: Youtube.Những sỹ quan Canada gốc Trung Quốc được đưa tới châu Âu để tham gia việc chỉ huy, đôn đốc những người sỹ quan Trung Quốc. Trong ảnh là hai anh em nhà Louis, hai viên sỹ quan Canada gốc Trung Quốc nổi tiếng nhất trong cộng đồng người Trung Quốc ở châu Âu thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest.Cũng có một số lượng rất ít binh lính Trung Quốc cầm súng chiến đấu trực tiếp với quân Đức ngoài mặt trận, họ chủ yếu là những người có thể lực, thể hình vượt trội, có khả năng nói ngoại ngữ lưu loát và thường là những người con lai giữa phụ nữ Trung Quốc với những người da trắng. Nguồn ảnh: Meseum.Trong cộng đồng dân phu, người Trung Quốc rất được tôn trọng, hoàn toàn không có ghi nhận nào về việc phân biệt chủng tốc giữa người da trắng và những người dân phu Trung Quốc trong giai đoạn này. Nguồn ảnh: Pinterest.Nếu như Trung Quốc đưa lính sang chiến đấu và làm công nhân cho Anh và Pháp thì những người lính An Nam lại chủ yếu xuất hiện ở châu Âu với tư cách người lính chiến. Ảnh: Những người lính An Nam đặt chân tới châu Âu sau hơn 3 tháng trời ngồi xe lửa. Nguồn ảnh: Saineer.Được tuyển chọn từ những thanh niên có sức khỏe tốt, thể hình cường tráng, những người lính An Nam này đã đóng góp rất nhiều công sức cho nước Pháp trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo thống kê của Pháp, có tới khoảng gần 100.000 lính và dân phu An Nam đã tới châu Âu tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất dưới tư cách là "đóng góp của các nước thuộc địa". Nguồn ảnh: Flickr.Mặc dù vậy, không có bất cứ con số thống kê cụ thể nào số lượng lính An Nam thiệt mạng trong cuộc đại chiến này vì sau khi cuộc chiến kết thúc, có rất nhiều người chọn ở lại Pháp hoặc một nước thứ ba ở châu Âu mà không về nước. Nguồn ảnh: Otofun.Có thể nói, chiến thắng của Liên Quân trong chiến tranh thế giới thứ nhất rõ ràng có sự đóng góp rất nhiều về nhân lực và cả vật lực tới từ các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Nguồn ảnh: Otofun.
Vào đúng ngày 14/8/1917, tròn 100 năm trước, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc khi này vẫn còn rất non trẻ, mới chỉ thành lập được 4 năm đã quyết định tuyên chiến với Đức, đưa quân sang châu Âu sát cánh cùng người Anh và Pháp chiến đấu trong cùng một chiến hào trong giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Ảnh: Những sỹ quan chỉ huy Trung Hoa Dân Quốc được Trung Quốc đưa sang châu Âu. Nguồn ảnh: Military.
Tổng cộng, Trung Quốc đã đưa tới Anh 400.000 lính và dân phu, đưa tới Pháp 50.000 lính và dân phu để tham gia công cuộc chiến đấu và tái xây dựng châu Âu sau nhiều năm chiến tranh. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong số đó, có tới hơn 90% người Trung Quốc tới châu Âu là để làm lao động. Thực tế thì người Trung Quốc có thể hình nhỏ hơn, sức khỏe kém hơn người châu Âu nhưng lại có tính kỷ luật cao, chịu khó và không đòi hỏi, đình công triền miên như những lao động bản địa nên rất được chính phủ sở tại coi trọng. Nguồn ảnh: Meridian.
Những người dân phu này phải trải qua cuộc hành trình kéo dài tới 3 tháng bằng tàu hỏa hoặc bằng tàu thủy để tới được Ai Cập, Tây Ấn Độ, hoặc thậm chí là lâu hơn để tới được Anh và Pháp. Khi này châu Âu đã kiệt sức sau nhiều năm chiến tranh tàn khốc và đây là lực lượng lao động "quý như vàng" đối với Anh và Pháp lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Jonathan.
Đối với binh lính Trung Hoa Dân Quốc, họ chủ yếu là những sỹ quan chưa có kinh nghiệm, được cử sang châu Âu để tham gia một chuyến "học tập dã ngoại" nhằm học hỏi các kiểu chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu phương tây. Nguồn ảnh: Focus.
Cùng với sự xuất hiện của người Trung Quốc, một loạt các món ăn, các lễ hội truyền thống và văn hóa Trung Hoa cũng được mang sang châu Âu. Tại nhiều nơi, số lượng binh lính và dân phu Trung Quốc còn nhiều hơn cả người bản xứ nhưng tuyệt nhiên người Trung Quốc không hề gây ra bất cứ phiền toái nào. Nguồn ảnh: Youtube.
Những sỹ quan Canada gốc Trung Quốc được đưa tới châu Âu để tham gia việc chỉ huy, đôn đốc những người sỹ quan Trung Quốc. Trong ảnh là hai anh em nhà Louis, hai viên sỹ quan Canada gốc Trung Quốc nổi tiếng nhất trong cộng đồng người Trung Quốc ở châu Âu thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng có một số lượng rất ít binh lính Trung Quốc cầm súng chiến đấu trực tiếp với quân Đức ngoài mặt trận, họ chủ yếu là những người có thể lực, thể hình vượt trội, có khả năng nói ngoại ngữ lưu loát và thường là những người con lai giữa phụ nữ Trung Quốc với những người da trắng. Nguồn ảnh: Meseum.
Trong cộng đồng dân phu, người Trung Quốc rất được tôn trọng, hoàn toàn không có ghi nhận nào về việc phân biệt chủng tốc giữa người da trắng và những người dân phu Trung Quốc trong giai đoạn này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu như Trung Quốc đưa lính sang chiến đấu và làm công nhân cho Anh và Pháp thì những người lính An Nam lại chủ yếu xuất hiện ở châu Âu với tư cách người lính chiến. Ảnh: Những người lính An Nam đặt chân tới châu Âu sau hơn 3 tháng trời ngồi xe lửa. Nguồn ảnh: Saineer.
Được tuyển chọn từ những thanh niên có sức khỏe tốt, thể hình cường tráng, những người lính An Nam này đã đóng góp rất nhiều công sức cho nước Pháp trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo thống kê của Pháp, có tới khoảng gần 100.000 lính và dân phu An Nam đã tới châu Âu tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất dưới tư cách là "đóng góp của các nước thuộc địa". Nguồn ảnh: Flickr.
Mặc dù vậy, không có bất cứ con số thống kê cụ thể nào số lượng lính An Nam thiệt mạng trong cuộc đại chiến này vì sau khi cuộc chiến kết thúc, có rất nhiều người chọn ở lại Pháp hoặc một nước thứ ba ở châu Âu mà không về nước. Nguồn ảnh: Otofun.
Có thể nói, chiến thắng của Liên Quân trong chiến tranh thế giới thứ nhất rõ ràng có sự đóng góp rất nhiều về nhân lực và cả vật lực tới từ các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Nguồn ảnh: Otofun.