Tàu sân bay trực thăng JS Kaga, lớp Izumo của lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) không phải là tàu chiến lớn nhất, nhanh nhất hoặc mạnh mẽ nhất, nhưng nó là một trong những chiến hạm sạch nhất thế giới. Thủy thủ đoàn 500 người vệ sinh tàu mỗi ngày để đảm bảo nó luôn sạch sẽ.Vào lúc hoàng hôn hàng ngày, trong chuyến hải trình kéo dài 9 ngày từ Indonesia đến Sri Lanka, các phóng viên Reuters đã có cơ hội trực tiếp theo dõi thủy thủ đoàn sử dụng giẻ lau, bàn chải và chổi để làm sạch con tàu dài 248 m.“Tôi tin rằng Kaga là tàu chiến sạch nhất. Chúng tôi vệ sinh tàu vào một thời điểm nhất định trong ngày và mọi người chia nhau ra để làm”, thượng sĩ Hayato Nishida, 36 tuổi, người chịu trách nhiệm về đảm bảo vệ sinh trên tàu nói.Các thủy thủ lau nhà vệ sinh, sàn tàu, làm sạch bụi trên các đường ống, dây dẫn và mọi ngóc ngách của con tàu. Họ làm điều này 30 phút mỗi ngày trên một trong những chiến hạm mới nhất của JMSDF.Các thủy thủ tập thể dục bên trong nhà chứa máy bay sạch không tì vết. Con tàu nặng 20.000 tấn vẫn còn mùi sơn mới tinh và sàn của nó được đánh bóng mỗi ngày để tỏa sáng. Bụi rất khó tìm thấy trên tàu.Bên ngoài tàu được lau chùi “quá sạch”, bao gồm neo và xích khi nó được kéo từ dưới biển lên. Trước khi tàu cập cảng, boong tàu, cầu lên xuống được làm sạch bằng nước ngọt để làm nổi bật vẻ ngoài của nó trước khi khách tham quan tàu.Bên cạnh danh hiệu chiến hạm sạch nhất của JMSDF, JS Kaga còn là một trong những tàu đầu tiên của Nhật Bản được thiết kế cho thủy thủ đoàn hỗn hợp nam và nữ.“Phụ nữ trên khắp thế giới đang làm việc trong gần như mọi lĩnh vực và tôi nghĩ Nhật Bản cần phải là một phần trong đó”, Akiko Ihara, nữ thủy thủ 31 tuổi, nói khi đang đứng bên cạnh chiếc trực thăng mà cô có nhiệm vụ hướng dẫn khi cất hạ cánh.Ihara, nữ thủy thủ có 9 năm làm việc trong JMSDF nói rằng cô không gặp phải sự phân biệt đối xử nơi làm việc và sẽ thách thức bất kỳ nam quân nhân nào nghĩ rằng phụ nữ không thích hợp với công việc trong quân đội.JMSDF cho phép phụ nữ nhập ngũ từ năm 1993, nhưng công việc của họ chủ yếu phục vụ trên bờ. Những năm gần đây, họ mới cho phép phụ nữ làm việc trên các tàu chiến và JS Kaga là một trong những tàu đầu tiên có thiết kế không gian riêng dành cho nữ thủy thủ.JS Kaga được đưa vào vận hành từ năm 2017, đem lại cho lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản khả năng triển khai lực lượng xa bờ. Con tàu vừa đi qua Biển Đông trong chuyến công tác tới Sri Lanka, quốc đảo nằm gần tuyến thương mại biển lớn qua Ấn Độ Dương, là một phần trong các nỗ lực tăng ảnh hưởng của Nhật Bản so với Trung Quốc ở khu vực châu Á.Không gian bếp với nhiều món ăn truyền thống Nhật Bản. “Giữ sạch con tàu có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng nó lâu hơn”, Chuẩn Đô đốc Tatsuya Fukuda, hạm trưởng JS Kaga, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản trong chuyến công tác ở Ấn Độ Dương nói từ cabin “không tì vết” của ông.
Tàu sân bay trực thăng JS Kaga, lớp Izumo của lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) không phải là tàu chiến lớn nhất, nhanh nhất hoặc mạnh mẽ nhất, nhưng nó là một trong những chiến hạm sạch nhất thế giới. Thủy thủ đoàn 500 người vệ sinh tàu mỗi ngày để đảm bảo nó luôn sạch sẽ.
Vào lúc hoàng hôn hàng ngày, trong chuyến hải trình kéo dài 9 ngày từ Indonesia đến Sri Lanka, các phóng viên Reuters đã có cơ hội trực tiếp theo dõi thủy thủ đoàn sử dụng giẻ lau, bàn chải và chổi để làm sạch con tàu dài 248 m.
“Tôi tin rằng Kaga là tàu chiến sạch nhất. Chúng tôi vệ sinh tàu vào một thời điểm nhất định trong ngày và mọi người chia nhau ra để làm”, thượng sĩ Hayato Nishida, 36 tuổi, người chịu trách nhiệm về đảm bảo vệ sinh trên tàu nói.
Các thủy thủ lau nhà vệ sinh, sàn tàu, làm sạch bụi trên các đường ống, dây dẫn và mọi ngóc ngách của con tàu. Họ làm điều này 30 phút mỗi ngày trên một trong những chiến hạm mới nhất của JMSDF.
Các thủy thủ tập thể dục bên trong nhà chứa máy bay sạch không tì vết. Con tàu nặng 20.000 tấn vẫn còn mùi sơn mới tinh và sàn của nó được đánh bóng mỗi ngày để tỏa sáng. Bụi rất khó tìm thấy trên tàu.
Bên ngoài tàu được lau chùi “quá sạch”, bao gồm neo và xích khi nó được kéo từ dưới biển lên. Trước khi tàu cập cảng, boong tàu, cầu lên xuống được làm sạch bằng nước ngọt để làm nổi bật vẻ ngoài của nó trước khi khách tham quan tàu.
Bên cạnh danh hiệu chiến hạm sạch nhất của JMSDF, JS Kaga còn là một trong những tàu đầu tiên của Nhật Bản được thiết kế cho thủy thủ đoàn hỗn hợp nam và nữ.
“Phụ nữ trên khắp thế giới đang làm việc trong gần như mọi lĩnh vực và tôi nghĩ Nhật Bản cần phải là một phần trong đó”, Akiko Ihara, nữ thủy thủ 31 tuổi, nói khi đang đứng bên cạnh chiếc trực thăng mà cô có nhiệm vụ hướng dẫn khi cất hạ cánh.
Ihara, nữ thủy thủ có 9 năm làm việc trong JMSDF nói rằng cô không gặp phải sự phân biệt đối xử nơi làm việc và sẽ thách thức bất kỳ nam quân nhân nào nghĩ rằng phụ nữ không thích hợp với công việc trong quân đội.
JMSDF cho phép phụ nữ nhập ngũ từ năm 1993, nhưng công việc của họ chủ yếu phục vụ trên bờ. Những năm gần đây, họ mới cho phép phụ nữ làm việc trên các tàu chiến và JS Kaga là một trong những tàu đầu tiên có thiết kế không gian riêng dành cho nữ thủy thủ.
JS Kaga được đưa vào vận hành từ năm 2017, đem lại cho lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản khả năng triển khai lực lượng xa bờ. Con tàu vừa đi qua Biển Đông trong chuyến công tác tới Sri Lanka, quốc đảo nằm gần tuyến thương mại biển lớn qua Ấn Độ Dương, là một phần trong các nỗ lực tăng ảnh hưởng của Nhật Bản so với Trung Quốc ở khu vực châu Á.
Không gian bếp với nhiều món ăn truyền thống Nhật Bản. “Giữ sạch con tàu có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng nó lâu hơn”, Chuẩn Đô đốc Tatsuya Fukuda, hạm trưởng JS Kaga, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản trong chuyến công tác ở Ấn Độ Dương nói từ cabin “không tì vết” của ông.