Trong đầu năm 2014, khi bất ổn chính trị ở Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và phe đối lập có ý định lật đổ cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vũ lực dưới sự ủng hộ của phương Tây, thì ở Moscow - người Nga đã lên kế hoạch cho một bước đi chiến lược nhằm giữa quyền kiểm soát biển Đen với phần còn lại của Đông Âu. Nguồn ảnh: Reuters.Theo đó ngày 24/2/2014, Tổng thống Yanukovich bị phe đối lập kết tội "chống lại nhân dân" khi ra lệnh cho lực lượng an ninh trấn áp mạnh tay với người biểu tình, còn phương Tây mà rõ hơn là Liên minh châu Âu muốn Tổng thống Yanukovich từ chức và nhận trách nhiệm về cái chết của ít nhất 77 người biểu tình trong phong trào Maidan vốn nổ ra từ cuối năm 2013. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại Nga khẳng định sẽ chỉ công nhận chính quyền của ông Yanukovich, tuy nhiên ông này lại bất ngờ biến mất khỏi thủ đô Kiev. Nguồn ảnh: Reuters.Ngày 26/2, phe đối lập Ukraine sau khi kiểm soát quốc hội nước này công bố danh sách bộ trưởng cho chính quyền mới. Nga giận giữ đặt 150.000 quân vào trạng thái báo động. Washington cảnh báo Moscow về việc can thiệp vào nội bộ Ukraine bằng biện pháp quân sự. Nguồn ảnh: Reuters.Chỉ chưa đầy 24 tiếng sau lời cảnh báo của Mỹ, bán đảo Crimea đã bị bao vây với một lực lượng vũ trang tự xưng với cờ Nga được kéo lên khắp mọi nơi trước sự ngỡ ngàng của toàn thế giới. Tới ngày 28/2, Ukraine lên tiếng phản đối cuộc "xâm lược" của Nga vào Crimea trong khi đó Tổng thống Yanukovich xuất hiện ở Nga sau một tuần lẩn trốn. Nguồn ảnh: Reuters.Ngày 1/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin được Duma quốc gia phê chuẩn việc điều quân tới Ukraine. Nhà Trắng cảnh báo Nga về việc có thể cấm vận kinh tế và chính trị nước này. Trong khi đó ở khắp Ukraine, người ủng hộ Nga đòi miền Nam và Đông nước này tách khỏi Ukraine giống như trường hợp của Crimea. Nguồn ảnh: Reuters.Chỉ 24 tiếng sau khi được sự cho phép của Duma Quốc gia, vào ngày 2/3 Quân đội Nga đưa quân vào bán đảo Crime, tiếp quản sân bay và các cảng biển quan trọng nhất bán đảo này. Ukraine tuyên bố tổng động viên quân dự bị, còn Mỹ và châu Âu lên án và cáo buộc Nga đang thực hiện một cuộc "xâm lược đầy hung hăng". Nguồn ảnh: Reuters.Ngày 5/3, Quân đội Nga phản đối việc rút quân khỏi Bán đảo Crimea, cho rằng đây chỉ là hành động tự vệ được thực hiện một cách tự ý của các đơn vị quân đội Nga mà cụ thể là Hạm đội Biển Đen hiện đang đóng quân ở đây. Cũng trong ngày này, Liên minh châu Âu chấp thuận khoản viện trợ 11 tỷ Euro cho Kiev sau khi chính quyền mới ở Kiev được lập nên. Nguồn ảnh: Reuters.Ngày 6/3, Nga tổ chức trưng cầu ý dân tại Crimea về việc bán đảo này trở lại là một phần lãnh thổ của nước Nga. Ngày được lựa chọn để trở thành ngày sát nhập chính thức là ngày 16/3. Châu Âu và Mỹ đều lên tiếng phản đối lựa chọn này của Crime và hành động "tiếp nhận" Crime của Nga. Nguồn ảnh: Reuters.Ngày 7/3/2014, sau một tiếng đối thoại qua điện thoại, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama vẫn không thể tìm được tiếng nói chung trong vấn đề bán đảo Crimea. Nguồn ảnh: Reuters.Ngày 8/3, một phái đoàn quan sát quốc tế đã bị chặn lại khi cố tiến vào Crimea, thậm chí phía Nga còn nổ súng cảnh cáo phái đoàn này. Mọi hành động của phương Tây và Ukraine để chặn Crimea về với Nga tỏ ra vô vọng. Nguồn ảnh: Reuters.Và kể từ khi sáp nhập bán đảo Crimea, Nga cũng kiểm soát luôn toàn mọi hoạt động hàng hải xung quanh bán đảo này, cũng như vùng biển Azov và eo biển Kerch trước sự phản đối của Ukraine. Và chính điều này đã dẫn tới sự kiện tàu Biên phòng Nga nổ súng, bắt ba tàu chiến Ukraine vào hôm 25/11/2018 vừa qua khi các tàu này cố tiến vào biển Azov. Nguồn ảnh: Reuters. Mời độc giả xem Video: Cây cầu dài nhất châu Âu được Nga xây để nối bán đảo Crime với đất liền.
Trong đầu năm 2014, khi bất ổn chính trị ở Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và phe đối lập có ý định lật đổ cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vũ lực dưới sự ủng hộ của phương Tây, thì ở Moscow - người Nga đã lên kế hoạch cho một bước đi chiến lược nhằm giữa quyền kiểm soát biển Đen với phần còn lại của Đông Âu. Nguồn ảnh: Reuters.
Theo đó ngày 24/2/2014, Tổng thống Yanukovich bị phe đối lập kết tội "chống lại nhân dân" khi ra lệnh cho lực lượng an ninh trấn áp mạnh tay với người biểu tình, còn phương Tây mà rõ hơn là Liên minh châu Âu muốn Tổng thống Yanukovich từ chức và nhận trách nhiệm về cái chết của ít nhất 77 người biểu tình trong phong trào Maidan vốn nổ ra từ cuối năm 2013. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại Nga khẳng định sẽ chỉ công nhận chính quyền của ông Yanukovich, tuy nhiên ông này lại bất ngờ biến mất khỏi thủ đô Kiev. Nguồn ảnh: Reuters.
Ngày 26/2, phe đối lập Ukraine sau khi kiểm soát quốc hội nước này công bố danh sách bộ trưởng cho chính quyền mới. Nga giận giữ đặt 150.000 quân vào trạng thái báo động. Washington cảnh báo Moscow về việc can thiệp vào nội bộ Ukraine bằng biện pháp quân sự. Nguồn ảnh: Reuters.
Chỉ chưa đầy 24 tiếng sau lời cảnh báo của Mỹ, bán đảo Crimea đã bị bao vây với một lực lượng vũ trang tự xưng với cờ Nga được kéo lên khắp mọi nơi trước sự ngỡ ngàng của toàn thế giới. Tới ngày 28/2, Ukraine lên tiếng phản đối cuộc "xâm lược" của Nga vào Crimea trong khi đó Tổng thống Yanukovich xuất hiện ở Nga sau một tuần lẩn trốn. Nguồn ảnh: Reuters.
Ngày 1/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin được Duma quốc gia phê chuẩn việc điều quân tới Ukraine. Nhà Trắng cảnh báo Nga về việc có thể cấm vận kinh tế và chính trị nước này. Trong khi đó ở khắp Ukraine, người ủng hộ Nga đòi miền Nam và Đông nước này tách khỏi Ukraine giống như trường hợp của Crimea. Nguồn ảnh: Reuters.
Chỉ 24 tiếng sau khi được sự cho phép của Duma Quốc gia, vào ngày 2/3 Quân đội Nga đưa quân vào bán đảo Crime, tiếp quản sân bay và các cảng biển quan trọng nhất bán đảo này. Ukraine tuyên bố tổng động viên quân dự bị, còn Mỹ và châu Âu lên án và cáo buộc Nga đang thực hiện một cuộc "xâm lược đầy hung hăng". Nguồn ảnh: Reuters.
Ngày 5/3, Quân đội Nga phản đối việc rút quân khỏi Bán đảo Crimea, cho rằng đây chỉ là hành động tự vệ được thực hiện một cách tự ý của các đơn vị quân đội Nga mà cụ thể là Hạm đội Biển Đen hiện đang đóng quân ở đây. Cũng trong ngày này, Liên minh châu Âu chấp thuận khoản viện trợ 11 tỷ Euro cho Kiev sau khi chính quyền mới ở Kiev được lập nên. Nguồn ảnh: Reuters.
Ngày 6/3, Nga tổ chức trưng cầu ý dân tại Crimea về việc bán đảo này trở lại là một phần lãnh thổ của nước Nga. Ngày được lựa chọn để trở thành ngày sát nhập chính thức là ngày 16/3. Châu Âu và Mỹ đều lên tiếng phản đối lựa chọn này của Crime và hành động "tiếp nhận" Crime của Nga. Nguồn ảnh: Reuters.
Ngày 7/3/2014, sau một tiếng đối thoại qua điện thoại, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama vẫn không thể tìm được tiếng nói chung trong vấn đề bán đảo Crimea. Nguồn ảnh: Reuters.
Ngày 8/3, một phái đoàn quan sát quốc tế đã bị chặn lại khi cố tiến vào Crimea, thậm chí phía Nga còn nổ súng cảnh cáo phái đoàn này. Mọi hành động của phương Tây và Ukraine để chặn Crimea về với Nga tỏ ra vô vọng. Nguồn ảnh: Reuters.
Và kể từ khi sáp nhập bán đảo Crimea, Nga cũng kiểm soát luôn toàn mọi hoạt động hàng hải xung quanh bán đảo này, cũng như vùng biển Azov và eo biển Kerch trước sự phản đối của Ukraine. Và chính điều này đã dẫn tới sự kiện tàu Biên phòng Nga nổ súng, bắt ba tàu chiến Ukraine vào hôm 25/11/2018 vừa qua khi các tàu này cố tiến vào biển Azov. Nguồn ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem Video: Cây cầu dài nhất châu Âu được Nga xây để nối bán đảo Crime với đất liền.